intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN NGỮ VĂN 9 Năm học:2023-2024 (Thời gian làm bài: 90 phút) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 9) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT: 1. KIẾN THỨC: - Nhận biết được tên văn bản, tác giả; phương thức biểu đạt; lời dẫn trực tiếp, các phương châm hội thoại. - Hiểu được nội dung của đoạn trích. - Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. - Viết bài văn tự sự. 2. KĨ NĂNG: - Học sinh có kĩ năng đọc – hiểu văn bản; nhận biết được tên văn bản, tác giả; phương thức biểu đạt; lời dẫn trực tiếp, các phương châm hội thoại. - Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn thuyết minh. Bố cục rõ ràng, lời văn trong sáng, không mắc lỗi hành văn. III. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút. IV. MA TRẬN: Trang 1
  2. Stt Kĩ năng Nội dung/ đơn vị kĩ Mức độ nhận thức Tổng năng Nhận Thông Vận Vận dụng cao biết (số hiểu (số dụng (số câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc Đoạn văn bản ( Ngữ 4 1 1 0 6 liệu trong hoặc ngoài sgk) Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50% 2 Viết Viết bài văn tự sự (có 1* 1* 1* 1* 1 sử dụng các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm) Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50% Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100% V. BẢNG ĐẶC TẢ: Stt Kĩ năng Nội dung/ đơn vị kĩ Mức độ nhận thức Tổng năng Nhận Thông Vận Vận dụng cao biết (số hiểu (số dụng (số câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc Nhận biết: 4 TL 1 TL 1 TL 0 6 TL -Tên văn bản, tác giả. - Phương thức biểu đạt. - Lời dẫn trực tiếp - Các phương châm hội thoại. - Thông hiểu: Hiểu nội dung của đoạn trích - Vận dung: Trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50% Trang 2
  3. 2 Viết Nhận biết: Yêu cầu đề 1* 1* 1* 1* 1 và kiểu bài Thông hiểu: Viết đúng kiểu bài, nội dung, hình thức trình bày, bố cục rõ ràng. Vận dụng: Viết được bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm. Vận dụng cao: Bài viết đảm bảo hấp dẫn, xúc động, để lại ấn tượng cho người đọc. Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50% Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100% Trang 3
  4. TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”[….]Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san. (Trích Ngữ văn 9 – Tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? (0,5 điểm) Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? (0,5 điểm) Câu 3: Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích? Chuyển lời dẫn trực tiếp vừa tìm được sang lời dẫn gián tiếp. (1 điểm) Câu 4: Câu nói “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” có phương châm hội nào đã được tuân thủ? Vì sao? (1 điểm) Câu 5: Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích? (1 điểm) Câu 6: Em có thích một người phụ nữ như nhân vật trong đoạn trích hay không? Vì sao? (1 điểm) II. PHẦN TẠO LẬP: (5 điểm) Hãy kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. (Trong bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm) ---------------------Hết------------------------ Trang 4
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023-2024 I. Hướng dẫn chung: - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định. II. Hướng dẫn cụ thể: PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM I.Đọc hiểu 5 điểm văn bản Câu 1 Tên văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương”. 0.25 đ Tác giả: Nguyễn Dữ. 0.25 đ Câu 2 - Phương thức biểu đạt: tự sự 0,5 Câu 3 - “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được 0.5 đ ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” - Trương Sinh đi chuyến này, Vũ Nương chẳng dám mong 0.5 đ đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Câu 4 - Phương châm lịch sự. 0.5 đ - Vì những từ “chẳng, dám, chỉ xin” và xưng hô “chàng - 0.5 đ thiếp” trong lời nói của Vũ Nương thể hiện sự kính trọng, khiêm nhường. Câu 5 Nội dung: Vũ Nương tiễn chồng đi tòng quân; qua lời từ 1đ biệt đó hiện lên là một người vợ hết lòng thương yêu chồng. Câu 6 Học sinh có thể thích hoặc/ và không thích theo ý kiến 0.5 đ riêng của bản thân. Có lí giải hợp lý. Ví dụ: 0,5 đ - Thích người phụ nữ như vậy vì nàng thuỳ mị, nết na, công dung ngôn hạnh, yêu thương chồng con, hiếu thảo với mẹ già, trọng danh dự bản thân…. - Không thích vì sự yếu đuối, không biết bảo vệ bản thân mình, tìm đến cái chết, bỏ con nhỏ bơ vơ…. Trang 5
  6. Tiêu chí đánh giá Điểm II.Tạo lập a. Về hình thức: 0.5 văn bản - HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và miêu tả nội tâm. - Bài viết có cốt truyện, sự việc rõ ràng, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát 4,0 b. Về nội dung: Yêu cầu cụ thể: 1. Mở bài: giới thiệu câu chuyện, mở đầu sự việc. 0,5 2. Thân bài: 3,0 Diễn biến câu chuyện trong giấc mơ. Lưu ý: Có vận dụng các yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm khi kể chuyện 3. Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người kể/ Kết thúc câu 0,5 chuyện Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt Sáng tạo 0,25 Có sáng tạo trong cách kể chuyện và diễn đạt. Trong quá trình chấm, giáo viên có thể linh động để khuyến khích sự sáng tạo của học sinh ------------------- Hết hướng dẫn ------------------------ DUYỆT CỦA TỔ /NHÓM BỘ MÔN GV RA ĐỀ ĐÃ DUYỆT Nguyễn Bá Nhựt PHAN THỊ THU NGA Trang 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1