intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Đăk Rơ Wa, Kon Tum

  1. UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐĂKRƠWA MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ nhận thức Tổng % Nội Vận dụng điểm Kĩ Nhận TT dung/đơn vị Thông Vận dụng năng biết hiểu cao kiến thức TL TL TL TL 1 Đọc hiểu Ngữ liệu (ngoài SGK) Câu 1,4 Câu 2,3 Câu 5 50 (2,0 điểm) (2,0 điểm) (1,0 điểm) 2 Viết Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con 1* 1* 1* 1* 50 người trong (2,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) (1,0 điểm) mối quan hệ với tự nhiên) Tổng 40 30 20 10 100 Tỉ lệ % 40 % 30% 20% 10% * Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
  2. UBND THÀNH PHỐ KON TUM BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH VÀ THCS ĐĂKRƠWA NĂM HỌC: 2024 – 2025 Môn: Ngữ văn Lớp: 9 TT Chương Nội Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận /chủ đề dung/ thức Đơn vị Nhận Thông Vận Vận kiến biết hiểu dụng dụng thức cao 1 Đọc Thơ Nhận biết: hiểu - Nhận biết được phương thức Câu biểu đạt của ngữ liệu. 1,4 - Xác định được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ngữ liệu. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của các từ ngữ Câu được sử dụng trong đoạn thơ. 2,3 - Hiểu được chủ đề, thông điệp ngữ liệu muốn gửi đến người đọc. Vận dụng: - Học sinh bày tỏ được quan điểm Câu 5 của mình từ nội dung, ý nghĩa thông qua ngữ liệu cho sẵn. 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn nghị - Xác định được kiểu bài văn nghị luận về luận về một vấn đề cần giải quyết một vấn (con người trong mối quan hệ với đề cần tự nhiên). - Xác định được bố cục bài văn. giải 1* 1* 1* 1* Thông hiểu: quyết - Giải thích được những biểu hiện (con của tự nhiên trong mối quan hệ người với con người. Đưa ra được lí lẽ rõ trong ràng và bằng chứng đa dạng. mối - Trình bày, phân tích rõ các khía quan hệ cạnh của vấn đề. Có thể đề xuất với tự giải pháp. nhiên) Vận dụng: - Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận để viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên). - Trình bày được quan điểm, ý kiến của người viết; đưa ra được bài học nhận thức và hành động hợp lí. Vận dụng cao: - Sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo khi lập luận. - Có sáng tạo riêng trong cách diễn đạt, lập luận làm cho lời văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.
  3. Tổng 2/5 2/5 1/5 1* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Kon Tum, ngày 22 tháng 10 năm 2024 DUYỆT CỦA TCM Giáo viên bộ môn (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) Nguyễn Thị Nhung Nguyễn Thị Thục Uyên DUYỆT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG Lê Đình Tú
  4. UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH- THCS ĐĂK RƠWA Năm học: 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 phần, 01 trang) I. ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: […]. 15. Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Vân xem trang trọng khác vời, 20. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo, mặn mà, So bề tài, sắc, lại là phần hơn. 25. Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một, hai nghiêng nước nghiêng thành, Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. Thông minh vốn sẵn tư trời, 30. Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân. 35. Phong lưu rất mực hồng quần, Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai. […]. Nguyễn Du, Truyện Kiều – Kim Vân Kiều tân truyện, Chú giải và khảo cứu, GS Vũ Ngọc Khánh, Nxb Hồng Đức, 2021) Câu 1. Đoạn thơ trên kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 2. Đoạn thơ trên tập trung miêu tả vẻ đẹp của ai ? (1,0 điểm) Câu 3. Giải nghĩa các từ sau: Tố nga, đoan trang, thi họa, sắc sảo. (1,0 điểm) Câu 4. Đặc sắc nghệ thuật của tác giả khi miêu tả chân dung của Thúy Vân là gì? (1,5 điểm) Câu 5. Để khắc họa chân dung của Thúy Kiều, tác giả tập trung đặc tả vẻ đẹp nào? Vì sao? (1,0 điểm) II. VIẾT: (5.0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người. ………………. Hết ………………
  5. UBND THÀNH PHỐ KON TUM TRƯỜNG TH-THCS ĐĂKRƠWA HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2024 - 2025 Môn: Ngữ văn - Lớp 9 I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Bản Hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giáo viên cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh. Chấp nhận cách kiến giải khác với Hướng dẫn chấm nhưng hợp lí, thuyết phục, thể hiện được chính kiến riêng; - Cần đánh giá cao tính sáng tạo và năng khiếu bộ môn của học sinh; chú ý tính phân hóa trong khi định mức điểm ở từng câu; - Tổng điểm toàn bài là 10,0; điểm lẻ nhỏ nhất là 0,25. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM I ĐỌC HIỂU 5,0 1. - Đoạn thơ trên kết hợp phương thức biểu cảm, miêu tả và tự sự. 0,5 * Hướng dẫn chấm: HS xác định được các phương thức biểu đạt 1,0 điểm 2. - Đoạn thơ trên miêu tả vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn của Thúy 1,0 Vân và Thúy Kiều. * Hướng dẫn chấm: - HS nêu được nội dung chính của đoạn thơ: 1,0 điểm - HS hiểu được nội dung chính của bài thơ, song diễn đạt chưa đủ ý hoặc còn hạn chế : 0,5 điểm 3. - Tố nga: chỉ người con gái đẹp. - Đoan trang: Nghiêm trang và đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ) 1,0 - Thi họa: Thơ và vẽ. - Sắc sảo: Tỏ ra có khả năng nhận xét, ứng phó nhanh và thông minh. * Hướng dẫn chấm: - HS xác định được nghĩa của các từ: 1,0 điểm (HS xác định nghĩa của 01 từ đúng được 0,25 điểm) 4. 1,5 - Nguyễn Du chỉ miêu tả chân dung Thúy Vân qua bốn câu thơ lục bát nhưng với tài năng ngôn ngữ và sự vận dụng kết hợp nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ, so sánh, thậm xưng cùng với việc sử dụng các thành ngữ tiếng Việt (hoa cười ngọc thốt, da trắng tóc dài, tóc mây mày nguyệt). (1,0 điểm) - Tác giả đã khắc họa tinh tế, cụ thể từng chi tiết tạo nên vẻ đẹp của Thúy Vân như: khuôn mặt, nét mày, nụ cười, giọng nói, mái tóc, làn da,…giúp người đọc thấy được vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu của nhân vật. (0,5 điểm) * Hướng dẫn chấm: - HS nêu được đặc sắc nghệ thuật trong các câu thơ miêu tả chân dung Thúy Vân (như đáp án): 1,5 điểm - HS nêu chưa đầy đủ như đáp án: 0,25-0,5 điểm (Chấp nhận cách diễn đạt khác miễn là đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa. Các mức điểm còn lại, tùy theo bài làm cụ thể của học sinh, GV linh hoạt ghi điểm hợp lí.)
  6. 5. 1,0 - Để khắc họa chân dung của Thúy Kiều, tác giả tập trung đặc tả vẻ đẹp đôi mắt của nàng. - Vì khi tập trung đặc tả đôi mắt của Thúy Kiều, Nguyễn Du không chỉ tả được cái sắc của Thúy Kiều, mà còn thông qua đó để tả cái tình của nàng. * Hướng dẫn chấm: - HS trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm - Trả lời được nửa ý như đáp án: 0,5 điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời: 0,0 điểm (Trên đây chỉ là một số gợi ý, học sinh có thể có cách diễn đạt khác miễn hợp lí, GV linh hoạt ghi điểm.) VIẾT 5,0 II a. Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một bài văn nghị luận về một 0,5 vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên). Có đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 Vai trò của môi trường đối với cuộc sống của con người. c. Triển khai hợp lý nội dung bài viết: 3,0 Vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Mỗi học sinh có thể có những cách lập luận, triển khai vấn đề khác nhau. Song, cần thể hiện được các nội dung cơ bản sau: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Môi trường và cuộc sống con người. - Thân bài: + Giải thích: Môi trường sống là tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật, khí hậu,...và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của con người. + Bàn luận, mở rộng vấn đề: • Môi trường là không gian sinh sống, tồn tại của con người, là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho đời sống của chúng ta nhưng hiện nay, mỗi ngày, hàng nghìn tấn rác được tiêu thụ. Nhiều nhà máy không kiểm soát khói và nước thải, đẩy môi trường vào tình trạng ô nhiễm không khí và nước. Bên cạnh đó, việc người dân sử dụng quá mức các chất hóa học như thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, và chất kích thích, gây hủy hoại đất đai và làm mất đi sự màu mỡ của nó. • Ô nhiễm môi trường không chỉ là nguyên nhân gây ra những hiểm họa như thiên tai, bão lũ mà ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người. • Ô nhiễm môi trường do chúng ta chưa có những nhận thức đúng đắn về vai trò của môi trường, dẫn đến những hành động sai trái ảnh hưởng đến môi trường. + Bài học nhận thức, hành động: . Nâng cao ý thức của con người. . Chính phủ ban hành các quy định và xử lí nhanh chóng các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến môi trường. . Tổ chức các sự kiện, kích thích các phong trào bảo vệ môi trường. . Khuyến khích sử dụng giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân. Tiếc kiệm tài nguyên là ưu tiên.
  7. . Ghi nhận, phản ánh, và chỉ trích các hành động thiếu ý thức và gây hại cho môi trường sống. - Kết bài: Khẳng định vấn đề, rút ra bài học cho bản thân. * Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo tốt yêu cầu của đề bài: Bài nêu được vấn đề nghị luận, nội dung sâu sắc; các ý kiến đầy đủ; lí lẽ, dẫn chứng chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục; rút ra được bài học nhận thức và hành động (2,5 – 3,0 điểm) - Đảm bảo yêu cầu của bài nghị luận. Các ý kiến đầy đủ; lí lẽ dẫn chứng tương đối thuyết phục; có bài học nhận thức và hành động nhưng chưa thuyết phục. (1,5 - 2,0 điểm) - Bài viết nêu được vấn đề nghị luận, có các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng nhưng còn chung chung, chưa chặt chẽ, rõ ràng, thuyết phục, chưa rút ra bài học nhận thức. (0,75 – 1,5 điểm) - Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng thiếu tính liên kết, chưa thuyết phục, chưa rút ra bài học nhận thức; viết chung chung, sơ sài. (0,25 – 0,5 điểm) - Học sinh viết lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ trống: 0,0 điểm d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,5 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. e. Sáng tạo: 0,5 - Diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc. ---------- Hết ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2