intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê

  1. I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA 1. Năng lực a) Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng về đặc trưng thể loại trong phần đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK; tri thức tiếng Việt; khả năng diễn đạt, hành văn. Phạm vi kiểm tra gồm: - Phần Đọc - hiểu: Thể loại văn bản truyện truyền kì/ truyện thơ Nôm. - Phần Tiếng Việt: Yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; điển tích, điển cố. - Phần Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết. b) Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, chăm chỉ. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong 90 phút. III. MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA 1. MA TRẬN TT Kĩ Nội Mức độ nhận thức Tổng năng dung/đơn Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng % vị kiến cao điểm thức TL TL TL TL 1 Đọc Truyện 2,0 2,5 1,5 hiểu truyền kì/ (20%) (25%) (15%) 60 Truyện thơ Nôm 2 Viết Viết bài 1* 1* 1* 1* 40 văn nghị (5%) (20) (10%) (5%) luận về một vấn đề cần giải quyết Tổng 25 45 25 5 100 Tỉ lệ 25% 45% 25% 5% Tỉ lệ chung 70% 30% 2. BẢN ĐẶC TẢ TT Kỹ Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận năng dung/ Mức độ đánh giá thức Đơn vị Nhận Thông Vận Vận kiến biết hiểu dụng dụng thức cao 01 Đọc Truyện Nhận biết 2TL 3TL 2TL hiểu truyền - Nhận biết được một số kì yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính.
  2. - Xác định được lời người kể chuyện và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong văn bản. Thông hiểu - Nêu được nội dung bao quát của văn bản. - Phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của văn bản, - Phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính. - Phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. - Phân biệt được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn; tác dụng của điển tích, điển cố. Vận dụng - Rút ra được bài học từ nội dung văn bản. Thể hiện thái độ đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức nghệ thuật sau khi đọc hiểu văn bản. - Vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản. 02 Viết Viết bài Nhận biết (0,5 điểm) 1* 1* 1* 1TL* văn - Đảm bảo cấu trúc của nghị một bài văn nghị luận về luận về một vấn đề cần giải quyết.
  3. một vấn - Xác định đúng yêu cầu đề cần của đề. giải Thông hiểu (2,0 điểm) quyết Triển khai hệ thống ý phù hợp; luận điểm, lí lẽ, bằng chứng sắp xếp hợp lí; lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng, tiêu biểu. - Giải thích được vấn đề - Phân tích được vấn đề - Đề xuất được giải pháp khả thi, và có sức thuyết phục để giải quyết vấn đề. Vận dụng (1,0 điểm) - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt - Nêu được bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động) Vận dụng cao (0,5 điểm) - Có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo, hợp logic Tổng 2TL 3TL 2TL 1TL Tỉ lệ 25% 45% 25% 5% Tỉ lệ chung 70% 30%
  4. UBND QUẬN THANH KHÊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2024-2025 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề A Phần 1: Đọc-hiểu: (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại, không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tan đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây. Một buổi sáng, Tử Hư ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tàn vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói: - Giữa đường không phải chỗ nói chuyện; tối mai nên đến đền Trấn võ ở cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên một hôm. Tử Hư bèn sắm sẵn rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng: - Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói: - Ta thủa sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn; quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt, tâu xin cho làm chức trực tại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu linh giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên… (Tóm tắt đoạn sau: Phạm Tử Hư được Dương Trạm khuyên bảo sống cho tốt để phúc sau này, cũng cho biết thầy cảm động vì ân tình sẽ cho đỗ đạt về sau. Dương Trạm đưa Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào, lúc trở về thi đỗ tấn sĩ.) (Trích “Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào", Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016 tr 142) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1 (1.0 điểm). Thể loại và ngôi kể của văn bản trên là gì? Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Tìm những chi tiết trong đoạn trích miêu tả nhân vật chính? Câu 3 (1,0 điểm). Tìm lời dẫn trong đoạn văn in đậm ở trên và cho biết đó là lời dẫn gì?
  5. Câu 4 (1,0 điểm). Chi tiết: “Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tan đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về.” Cho thấy Tử Hư là người như thế nào? Câu 5 (1,0 điểm). Chỉ ra yếu tố kì ảo trong truyện? Tác dụng của yếu tố kì ảo đó? Câu 6 (1,0 điểm). Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho thầy của mình, em có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nước ta? Tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào? Phần 2. Phần viết. (4.0 điểm): Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp giảm thiểu rác thải nhựa để bảo vệ môi trường. -Hết-
  6. UBND QUẬN THANH KHÊ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2024-2025 NGUYỄN TRÃI MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Đề B Phần 1: Đọc-hiểu: (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (Lược một đoạn: Đào Cảnh Long, hiệu là Vân Hiên cư sĩ, là một học trò nghèo sống vào cuối đời Lê Chiêu Thống, đức độ rộng rãi, tính tình chất phác, trọng danh nghĩa, chuộng khí khái. Năm Bính Thìn, vì nhà thiếu ăn, chàng phải đi dạy học thuê cho một nhà giàu). Ở chỗ dạy học, anh có nuôi một con chó già, sớm hôm chơi đùa với nó. Anh đi đâu, nó cũng đi theo. Anh ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. Anh đặt tên nó là Hàn Lư. Anh thường đùa với nó: – Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời. Mấy tháng sau, anh có việc phải trở về quê hương. Con chó phải ở lại. Nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. Nhiều khi bọn trẻ lãng quên, không cho ăn, tiếng sủa của con chó không còn được sang sảng nữa. Bấy giờ, trong làng có một phú ông họ Trương thấy vậy, thương hại, đem cơm đến cho ăn. Vừa bước vào cửa phòng học, liền bị con chó cắn phải. Ông trách mắng: – Hàn Lư! Hàn Lư! Vì thương mày đói lâu nay, nên ta đến đưa cơm cho mày ăn. Ta đâu phải là kẻ bất nhân! Mày tuy là giống vật, nhưng cũng biết suy nghĩ chút ít. Sao mày lại lấy oán trả ân? Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người: – Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa! Thấy con chó biết nói tiếng người, lại nói đúng lẽ, phú ông thầm nghĩ trong bụng nó là con vật kì lạ, ý muốn dụ dỗ, bèn nói: – Ông chủ của mày bản chất là thầy đồ nghèo. Mình hắn chẳng đủ miếng ăn, lấy đâu ra dành cho mày nữa. Bây giờ chi bằng mày bỏ chỗ tối, tới chỗ sáng, bỏ nhà nghèo, tới nhà giàu, tìm nơi no đủ, sung sướng suốt đời, có phải hơn không? Tội gì mà phải chịu khổ mãi? Con chó nói: – Ôi! Ông cũng là người, sao nỡ mở miệng buông lời như thế. Kẻ sĩ trung nghĩa, không vì cùng hay thông mà thay đổi ý chí, cho nên đến mùa rét mới biết rõ bách tùng tươi tốt hơn các cây khác, gặp gió mạnh mới hay cây đứng được vững chắc. Giống súc vật tuy khác với loài người, song vẫn có tính trời phú, biết giữ vững khí tiết đối với chủ
  7. của mình. Huống hồ ông chủ của tôi lại là một người luôn biết giữ lòng chân chính, sống nghề quang minh, trung để thờ vua, tín để kết bạn, hiếu với cha mẹ, hòa thuận họ hàng, trời sắp giao cho trách nhiệm quan trọng, cho nên bắt phải cùng khổ thiếu thốn, để trau dồi cho được thành công tốt đẹp đó thôi! Ông nói năng lung tung chẳng đúng gì, nên tôi tha thứ cho. Nếu không miệng này sẽ cắn cho một miếng nữa, chẳng ngần ngại gì! Hãy mau mau lui về, chớ để sau phải hối tiếc! Phú ông nghe xong, sửng sốt ngây dại, hiểu rõ con vật có nghĩa, không thể giành giật được, đành mang cơm ra về. Vài hôm sau, Đào Cảnh Long trở về, con chó mừng rỡ ra cửa đón tiếp, hình dáng tiều tụy khôn xiết. Nghe xóm giềng kể lại câu chuyện, Đào Cảnh Long cảm động lắm, ngậm ngùi lấy làm lạ mãi. Anh kiểm tra lại phòng sách, thì khóa cửa không di chuyển, giường chiếu còn y nguyên, đều là nhờ con chó hết sức canh giữ. Ôi! Con chó là loài súc vật, mà còn biết giữ lòng tiết nghĩa thờ chủ. Dù dùng lời đường mật dụ dỗ, cũng không thể lay chuyển lòng dạ sắt đá của nó. Huống gì con người ăn lộc nhà vua, nếu giữ vững đầy đủ cái lòng tiết nghĩa ấy để đền ơn nước, xông ra đánh giặc, giặc nào chẳng tan; cố sức giữ thành, thành nào chẳng vững… Than ôi! Sao mà lòng người chẳng còn được như xưa, thói đời đổi thay nhiều dạng? Lúc nước nhà yên vui thì bợ đỡ cầu vinh, lúc cuộc đời rối ren thì trở mặt đổi giọng, bán nước kiếm ăn, theo thời cầu lợi, không còn chút liêm sỉ, thật là quá quắt! Vì vậy, tôi cho rằng ở đời nhiều kẻ không bằng con Hàn Lư đấy! Nhân ghi lại mẩu chuyện để răn bảo người đời. (Trích Chuyện con chó có nghĩa của một nhà nghèo, Phạm Quý Thích, in trong Truyện truyền kì Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh – Nguyễn Quang Ân sưu tầm, tuyển chọn, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.320 – 332) Câu 1 (1.0 điểm). Thể loại và ngôi kể của đoạn trích trên là gì? Câu 2 (1.0 điểm). Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai? Tìm những chi tiết miêu tả nhân vật chính? Câu 3 (1,0 điểm). Tìm lời dẫn trong đoạn văn in đậm ở trên và cho biết đó là lời dẫn gì? Câu 4 (1,0 điểm). Chi tiết: “Ông chưa dứt lời, con vật chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người: – Ngày chủ tôi đi có căn dặn tôi phải bảo vệ phòng học, trông nom bọn trẻ. Ngăn chặn kẻ ác, cấm đoán kẻ gian là trách nhiệm của tôi. Ông tới đột ngột, lại không có chủ tôi đón tiếp, thì bị cắn một miếng là đúng lẽ thôi! Thế mà còn trách mắng nặng lời gì nữa!” cho thấy Hàn Lư là một con chó như thế nào? Câu 5 (1,0 điểm). Chỉ ra yếu tố kì ảo trong truyện? Tác dụng của yếu tố kì ảo đó? Câu 6 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra được những bài học gì cho bản thân? Phần 2. Viết. (4 điểm) Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp để bảo vệ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường. -Hết
  8. V. ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ văn lớp 9 Phần I: Đọc hiểu. Phần I: Câu Nội dung Điểm Đọc- hiểu:(6.0đ) Đề A 1 - Thể loại: Truyện truyền kì 0. 5đ - Ngôi kể: ngôi thứ ba 0.5đ 2 - Nhân vật chính: Tử Hư 0,25đ - Những chi tiết miêu tả nhân vật chính: 0.75đ + Là một người tuấn sảng hào mại, không ưa kiềm thúc. + Nghe lời răn dạy của thầy Trạm Tử Hư sửa đổi tính hay kiêu căng trở thành người có đức tính tốt. + Khi thầy Trạm chết, Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. + Thi đỗ tấn sĩ. (HS tìm được 2 trong 4 chi tiết trên sẽ đạt điểm tối đa) 3 - Lời dẫn: Giữa đường không phải chỗ nói 0,5đ chuyện; tối mai nên đến đền Trấn võ ở cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên một hôm. - Lời dẫn trực tiếp 0,5đ 4 - Tử Hư: Là người trọng tình nghĩa, tôn sư trọng 1,0đ đạo. 5 - Chi tiết kì ảo: 0.5đ + Tử Hư thấy trong áng sương mù có một đám những tàn vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. + Cuộc trò chuyện giữa Tử Hư và người thầy đã chết + Dương Trạm đưa Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào. -Tác dụng: + Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, 0.5đ tạo hứng thú cho người đọc. + Khắc họa làm nổi bật tính cách của nhân vật trong truyện. (HS nói được 2 chi tiết kì ảo bất kì đạt 0.5đ) 6 - Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống 0.5đ tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn
  9. của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình. - Biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo: + Tôn trọng, lễ phép với thầy cô, chăm học. + Luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn 0.5đ được đền đáp. Đề B 1 - Thể loại: Truyện truyền kì 0.5đ - Ngôi kể: ngôi thứ ba 0.5đ 2 - Nhân vật chính: con chó Hàn Lư 0.25đ - Những chi tiết miêu tả nhân vật chính: 0.75đ + Chủ đi đâu, nó cũng đi theo chủ ngồi đâu, nó cũng đứng chầu bên cạnh. + Khi chủ đi vắng, nó quanh quẩn ra vào ở cửa phòng học. Ban ngày xua đuổi gà lợn, ban đêm phòng giữ kẻ gian. + Chồm lên, nhe răng, giơ vuốt, nói bằng tiếng người, đáp trả lại phú ông…. + Từ chối lời dụ dỗ của phú ông bằng những lời lẽ khôn ngoan… (HS tìm được 2 trong 4 chi tiết trên sẽ đạt điểm tối đa) 3 - Lời dẫn: Mày được ta chăm nuôi, mày có chịu 0.5đ dốc sức liều chết vì ta không? Con vật gật đầu, nghoe nguẩy đuôi như tỏ ý nhận lời. - Lời dẫn trực tiếp 0.5đ 4 - Con chó Hàn Lư có lòng trung nghĩa với chủ. 1.0đ 5 - Yếu tố kì ảo trong đoạn trích: chú chó Hàn Lư 0.5đ biết nói tiếng người. - Tác dụng của các yếu tố kì ảo: 0.5đ + Tạo ra sự sinh động, khiến câu chuyện thêm hấp dẫn, thú vị, tạo hứng thú tăng tính hấp dẫn cho người đọc. + Giúp tác giả bộc lộ quan điểm về lòng trung nghĩa. 6 * Rút ra những bài học ý nghĩa qua câu chuyện: - Chúng ta cần giữ vững khí tiết, lòng trung nghĩa 0.5đ trong bất kì hoàn cảnh nào. - Không được thỏa hiệp với cái xấu, cái ác, đánh 0.5đ mất lòng trung nghĩa vì lợi danh. - Cần đề phòng những cám dỗ trong cuộc đời. (HS ghi được 2 trong 3 ý đạt điểm trọn vẹn) Phần II: Phần viết
  10. VIẾT: Bài văn Nghị luận xã hội: Viết bài văn nghị luận bàn về 4,0 giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 c. Triển khai hợp lý nội dung của bài văn. HS có thể tạo lập 2.5 văn bản theo định hướng sau: HS có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. - Nêu ý kiến khái quát về vấn đề. II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề: - Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần... 2. Phân tích vấn đề * Thực trạng: - Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương. *Nguyên nhân: - Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. - Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. - Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. * Hậu quả: - Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. - Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập
  11. vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết... - Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. * Phản đối ý kiến trái chiều: - Một số người cho rằng việc giảm thiểu rác thải nhựa là không cần thiết vì nhựa mang lại nhiều tiện ích và việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác sẽ tốn kém hơn. -> Lợi ích ngắn hạn của nhựa không thể bù đắp cho những tác hại lâu dài mà nó gây ra. Việc đầu tư vào các giải pháp thay thế nhựa là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. * Giải pháp: - Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: + Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. + Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. - Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: + Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. + Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. + Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. - Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: + Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. + Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. + Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. - Trồng cây xanh: + Tham gia các hoạt động trồng cây xanh trong trường học, khu dân cư. + Chăm sóc cây xanh để chúng phát triển tốt, hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, góp phần làm sạch không khí và giảm hiệu ứng.
  12. *Liên hệ bản thân: - Bản thân em đã từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình đều có ý nghĩa và góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận -> Thông điệp. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,5 pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo : HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có 0,5 cách trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc.. Đề B VIẾT: Bài văn Nghị luận xã hội: bàn về giải pháp phù hợp để bảo vệ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận. 0.25đ b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.25đ c. Triển khai hợp lý nội dung của bài văn. HS có thể tạo lập 2.5đ văn bản theo định hướng sau: I. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: bàn về giải pháp phù hợp để bảo vệ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường. - Nêu ý kiến khái quát về vấn đề. II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề: - Rừng là một quần xã sinh vật trong tự nhiên, trong rừng có cây rừng là chủ yếu. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật khác nhau…. 2. Phân tích vấn đề * Thực trạng: - Rừng ở Việt Nam năm 2022 là khoảng 14,8 triệu ha, trong đó bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rừng trồng chưa khép tán. Các khu rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh như ở Cúc Phương, Ninh Bình đã góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm trong sách đỏ, mang lại môi trường trong lành cho con người. Nhưng hiện nay rừng đang bị thu hẹp do sự khai thác quá mức của con người. *Nguyên nhân: - Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của việc phá rừng và vì nguồn lợi kinh tế trước mắt…
  13. * Hậu quả: - Khai thác rừng quá mức dẫn đến biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến con người… - Khai thác rừng quá mức làm mất đi diện tích rừng, suy giảm các loài động thực vật, giảm đa dạng sinh học… - Khai thác rừng quá mức tác động trực tiếp đến đời sống con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và gây ra các vấn đề xã hội khác… * Phản đối ý kiến trái chiều: - Chặt phá rừng làm nương rẫy chính là để mở rộng, thêm đất canh tác, phục vụ cuộc sống con người. -> Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy là một hành động vi phạm pháp luật, phá hoại rừng, cần lên án. Nhiều người dân có trình độ nhận thức chưa cao, thường ở các bản làng gần rừng, chưa ý thức được việc bảo vệ rừng và những nguy cơ do việc chặt phá rừng bừa bãi mang lại, chỉ nhìn được lợi ích trước mắt của bản thân. * Giải pháp: - Có các biện pháp răn đe, ngăn chặn, xử lí các hành vi khai thác rừng quá mức (chặt phá gỗ, săn bắt các loài động thực vật quý hiếm…) - Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về tác hại của việc khai thác rừng quá mức; nâng cao ý thức, bảo vệ rừng chính là bảo vệ “lá phổi” của Trái Đất, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. - Khuyến khích các hoạt động bảo vệ và tái tạo rừng như khuyến khích người dân nhận đất trồng cây, mở rộng độ che phủ của rừng, khai thác kinh tế trên khoảng đất rừng được cấp. - Có các chính sách hợp lí, hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân sống trong rừng, gần rừng đảm bảo cuộc sống, phát triển kinh tế bền vững. - Tham gia các dự án trồng cây xanh, trồng rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường, thể hiện thái độ yêu quý với tài nguyên rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh… *Liên hệ bản thân: - Bản thân em đã từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp bảo vệ rừng. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình đều có ý
  14. nghĩa và góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. III. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề nghị luận -> Thông điệp. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.5đ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo : HS có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ; có 0.5đ cách trình bày, diễn đạt ấn tượng; bài viết sâu sắc..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2