intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Sinh học – KHỐI(Lớp) 11 Thời gian làm bài: 45 phút PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất là A. thu nhận các chất từ môi trường. B. biến đổi các chất. C. tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng. D. phân giải các chất. Câu 2. Thứ tự các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là A. tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng. B. phân giải, huy động năng lượng và tổng hợp. C. huy động năng lượng, tổng hợp và phân giải. D. tổng hợp, huy động năng lượng và phân giải. Câu 3. Khi nói về mối quan giữa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể, ý nào sau đây sai? A. Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường cung cấp cho tế bào. B. Tế bào tổng hợp các chất xây dựng nên tế bào, cơ thể. C. Tế bào phân giải các chất đồng thời tích lũy năng lượng cho cơ thể. D. Chất thải của quá trình chuyển hóa trong tế bào được cơ thể thải ra môi trường. Câu 4. Các phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh giới bao gồm A. Dị dưỡng và kí sinh. B. Tự dưỡng và hoại sinh. C. Tự dưỡng và dị dưỡng. D. Dị dưỡng và hoại sinh. Câu 5. Tự dưỡng là hình thức A. tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn. C. tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ. D. tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ và vô cơ. Câu 6. Dị dưỡng là hình thức A. tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. B. tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn. C. tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ. D. tổng hợp chất vô cơ từ chất hữu cơ và vô cơ. Câu 7: Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu: A. Nước và ion khoáng. B. Xitokinin và Ancaloit. C. Các axit amin và vitamin. D. Các axit amin và hoocmon. Câu 8: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là A. nước và hormone. B. ion khoáng và hormone. C. nước và ion khoáng. D. saccharose và acid amin. Câu 9: Chất được vận chuyển ở dòng mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và dự trữ trong cây chủ yếu là A. hormone. B. nước. C. acid amin. D. saccharose. Câu 10. Ý nào sau đây không phải là vai trò của nước với thực vật? A. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. B. Môi trường của các phản ứng. C. Dung môi hòa tan các chất. D. Điều tiết hoạt động sống của cây. Câu 11. Sự trao đổi nước trong cây không có quá trình nào sau đây? A. Thoát hơi nước ở lá. B. Hấp thu nước ở rễ. C. Vận chuyển trong mạch gỗ. D. Vận chuyển trong mạch rây. 1
  2. Câu 12. Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình thực vật … các chất và hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật. Trong dấu … là A. trao đổi. B. hấp thụ. C. tổng hợp. D. biến đổi. Câu 13. Quá trình nào sau đây tạo ra nguồn cung cấp chủ yếu nitrogen cho cây? A. Quá trình phản nitrate. B. Quá trình cố định nitrogen. C. Quá trình nitrate hóa. D. Quá trình ammonium hóa. Câu 14. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào sau đây có vai trò cấu tạo protein,nucleic acid và nhiều chất hữu cơ khác? A. Nitrogen. B. Phosphorus. C. Calcium. D. Magnesium. Câu 15. Phát biểu đúng khi nói về cơ chế đóng mở khí khổng là A. Tế bào khí khổng có thành phía trong mỏng, thành phía ngoài dày. B. Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu thì lỗ khí mở ra. C. Khi giải phóng các chất thẩm thấu thì tế bào khí khổng tăng hút nước. D. Cường độ ánh sáng càng cao thì khí khổng mở càng lớn. Câu 16. Cây hấp thu nitrogen ở dạng nào? A. NO3- và NH4+. B. NO2- và NH4+. C. N2 và NH4+.B. NO2- và N2. Sử dụng hình ảnh sau để trả lời các câu hỏi từ 17 đến 20 Câu 17: Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh sáng thông qua quá trình nào sau đây? A. Hóa tổng hợp. B. Hóa phân li. C. Quang tổng hợp. D. Quang phân li. Câu 18: Trong phương trình tổng quát của quang hợp, (1) và (2) lần lượt là (1) + H2O + NL ánh sáng → (2) + O2 A. O2, (CH2O). B. CO2, (CH2O). B. CO2, H2O. B. O2, CO2. Câu 19: Nhóm sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng hóa học trong quá trình quang hợp? A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a, b. D. Carotenoid. Câu 20. Các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học được tạo ra từ pha sáng là A. ATP và NADH. B. ADP và NADP+. C. ATP và NADPH. D. ADP và ATP. Câu 21. Đối với cơ thể thực vật, quá trình quang hợp có vai trò? (1) Cung cấp chất hữu cơ để xây dựng tế bào và cơ thể. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, dược liệu. (3) Đảm bảo cân bằng O2/CO2 khí quyển; giảm hiệu ứng nhà kính. (4) Cung cấp và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. A. 1, 2. B. 1, 4. C. 2, 4. D. 2, 3. Câu 22. Đối với sinh giới nói chung, quang hợp có vai trò (1) Cung cấp chất hữu cơ để xây dựng tế bào và cơ thể. (2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, xây dựng, dược liệu. (3) Đảm bảo cân bằng O2/CO2 khí quyển; giảm hiệu ứng nhà kính. (4) Cung cấp O2 và năng lượng cho hầu hết sinh vật trên Trái Đất. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 23. Hô hấp ở thực vật là quá trình 2
  3. A. tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng ATP và nhiệt. B. tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng ATP và nhiệt. C. phân giải các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời phân giải năng lượng ATP và nhiệt. D. phân giải các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tạo năng lượng ATP và nhiệt. Câu 24. Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau, trật tự đúng là: (1) Đường phân. (2) Chuỗi truyền electron hô hấp. (3) Chu trình Krebs. (4) Oxy hóa pyruvic acid (pyruvate). A. (1)  (2)  (3)  (4). B. (1)  (3)  (2)  (4). C. (1)  (4)  (3)  (2). D. (1)  (4)  (2)  (3). Câu 25. Tinh bột được tiêu hóa một phần ở khoang miệng nhờ enzyme nào sau đây? A. Amylase. B. Lipase. C. Tripsin. D. Lactase. Câu 26: Cho các giai đoạn sau: Lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tổng hợp các chất, phân giải các chất tạo ra năng lượng, thải các chất cặn bã. Quá trình tiêu hóa ở động vật không có giai đoạn nào sau đây? A. Hấp thụ thức ăn. B. Tổng hợp các chất. C. Phân giải các chất tạo ra năng lượng. D. Thải các chất cặn bã. Câu 27. Động vật đơn bảo hoặc đa bào bậc thấp hô hấp A. bằng mang. B. qua bề mặt cơ thể. C. bằng phổi. D. bằng hệ thống ống khí. Câu 28 : Hình sau đây mố tả quá trình hô hấp ở giun đất Qua quá trình hô hấp ở động vật và hình minh họa dưới đây, những phát biểu nào sau đây đúng? 1. Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể, bề mặt trao đổi khí là da. 2. Dưới da có nhiều hệ thống mạch máu có chứa sắc tố hô hấp. 3. Sơ đồ vận chuyển khí: O2 ngoài  da  máu  tế bào  CO2  máu  da  ra ngoài. 4. Da giun đất luôn phải khô ráo để quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng hơn. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 29 (1 điểm): Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp ở thực vật? Câu 30 (0,5 điểm): Vì sao rễ cây trên cạn ngập úng lâu ngày bị chết? Câu 31(1 điểm): Tại sao chúng ta nên sử dụng thực phẩm sạch? Câu 32 (0,5 điểm): Quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng? 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2