intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hướng Hoá, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA MÔN: SINH HỌC Khối 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 04 trang) (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên:………………............... Lớp...................... SBD:...............…... MÃ ĐỀ: 111 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7,0 điểm) Câu 1: Đây là phương thức sinh vật sử dụng các chất vô cơ để tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể A. tự dưỡng B. quang dị dưỡng C. hóa tự dưỡng D. dị dưỡng Câu 2: Khi nói về hô hấp thực vật, có bao nhiêu ý sau đây đúng? I. Hô hấp thực vật bản chất là quá trình oxygen hóa sinh học. II. Cơ quan hô hấp ở thực vật là lá. III. Bào quan hô hấp là ti thể và lục lạp. IV Năng lượng trong hô hấp được giải phóng từ từ, tùy thuộc nhu cầu năng lượng của tế bào, cơ thể. V. Phân giải carbohydrate thành CO2 và nước và tạo ra năng lượng. A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 3: Thiếu Fe thì cây bị vàng lá. Nguyên nhân chính là do Fe là thành phần cấu trúc của: A. Lục lạp. B. Enzim xúc tác cho quang hợp. C. Enzim xúc tác tổng hợp chlorophyll. D. Chlorophyll. Câu 4: Khi nói về vai trò của quang hợp phát biểu nào sau đây là đúng? A. Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi sinh vật trên trái đất. B. Biến đổi hợp chất glucose thành năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho mọi sinh vật trên trái đất. C. Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh vật sống trên trái đất. D. Quang hợp hấp thu oxygen và thải CO2 nhằm cân bằng lượng khí trong môi trường. Câu 5: Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm: A. Chlorophyll và carotenoid B. Chlorophyll a và chlorophyll b C. Carotenoid và carotene D. Chlorophyll và xanthophyll Câu 6: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì? A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tăng khả năng chống chịu. C. Thải ra khí CO2. D. Miễn dịch cho cây. Câu 7: Loài thực vật nào sau đây là thực vật CAM? A. Dứa. B. Ngô. C. Rau dền. D. Kê. Câu 8: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg B. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe C. Zn Cl, B, K, Cu, S D. C, H, O, K, Sn, Cu, Fe Câu 9: Nguồn Nitrogen khí quyển được chuyển hoá thành NH4+ là nhờ nhóm vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn cố định nitrogen. B. Vi khuẩn kí sinh. C. Vi khuẩn Nitrate hoá. D. Vi khuẩn phản nitrate. Câu 10: Ý nào sau đây đúng khi nói về dòng mạch rây: A. Thành phần chủ yếu của dòng mạch rây là nước, các ion khoáng. B. Sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống và dự trữ trong cây. C. Mạch rây cấu tạo gồm quản bào và mạch ống. D. Động lực của dòng mạch rây là do lực hút do thoát hơi nước ở lá. Câu 11: Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật: A. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng. B. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể. C. Bài tiết các chất ra môi trường. D. Vận động và cảm ứng. Câu 12: Ở thực vật C4, sản phẩm cố định CO2 được tạo ra đầu tiên là: A. OAA (Oxaloacetic acid). B. PGA (3-phospho glycerate) C. RuBP (Ribulose 1,5 bisphosphate). D. G3P (Glyceraldehyde 3 phosphate). Câu 13: Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH. Trang 1/4 - Mã đề 111
  2. C. ATP, NADPH VÀ CO2. D. ATP, NADP+ VÀ O2. Câu 14: Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng? A. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ chất vô cơ (CO2 và nước). B. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước). C. Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ chất vô cơ (CO2 và nước) đồng thời giải phóng O2 D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galacttose) từ chất vô cơ (CO2 và nước). Câu 15: Nitrogen trong đất mà cây trồng hấp thụ được ở dạng nào? A. Nitrogen trong xác sinh vật. B. Nitrogen phân tử. C. Nitrogen hữu cơ. D. Nitrogen khoáng. Câu 16: Hô hấp là quá trình: A. oxygen hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. B. oxygen hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. C. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích lũy năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 17: Sinh vật nào sau đây trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng bằng phương thức hóa tự dưỡng? A. Vi khuẩn lam. B. Nấm hoại sinh. C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Thực vật. Câu 18: Khi quan sát khí khổng ở lá cây lẻ bạn dưới kính hiển vi, thu được kết quả như hình bên. Điền chú thích vào vị trí số 3 và số 4 trong hình A. (3) lục lạp, (4) tế bào xung quanh khí khổng. B. (3) tế bào hạt đậu, (4) khe khí khổng. C. (3) lục lạp, (4) khe khí khổng. D. (3) tế bào hạt đậu, (4) lục lạp. Câu 19: Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Pha sáng chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong ATP và NADPH. II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp. III. Oxygene trong quang hợp được tạo ra từ pha sáng. IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 20: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật (hình các giai đoạn của hô hấp hiếu khí). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đường phân chuyển hóa glucose thành pyruvate. II. Chu trình Krebs diễn ra ở chất nền ti thể. III. Chuỗi chuyền electron chuyển hóa 10 NADH, 2FADH2, O2 thành H2O, 26-28 ATP. IV. Chuỗi chuyền electron là nơi sinh ra nhiều ATP và diễn ra ngoài ty thể. A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Trang 2/4 - Mã đề 111
  3. Câu 21: Khi nói về các phương pháp được sử dụng để nâng cao năng suất cây trồng, có bao nhiêu phương pháp sau đây đúng? I. Bón phân và tưới tiêu hợp lý. II. Tăng tổng diện tích lá cây trồng. III. Gieo trồng đúng thời vụ. IV. Nâng cao hiệu quả quang hợp. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 22: Cho nồng độ các ion khoáng trong môi trường đất và rễ trong bảng sau đây: Loại ion Môi trường đất Trong rễ (tế bào khoáng lông hút) A 0,01M 0,02M B 0,03M 0,05M C 0,02M 0,004M Biết cây không cần A nhưng cần B và C. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ion C được hấp thụ thụ động. B. Ion A được hấp thụ bị động. C. Ion A được hấp thụ chủ động. D. Ion B được hấp thụ bị động. Câu 23: Giai đoạn chung của quá trình lên men và hô hấp hiếu khí là: A. chuỗi truyền electron. B. chu trình Krebs . C. tổng hợp Acetyl - CoA D. đường phân. Câu 24: NH4+ trong đất chuyển hoá thành NO3- là do nhóm vi sinh vật nào? A. Vi khuẩn phản nitrate. B. Vi khuẩn kí sinh. C. Vi khuẩn Nitrate hoá. D. Vi khuẩn cố định nitrogen. Câu 25: Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp thường trong khoảng 25- 350C. B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme. C. Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp khác nhau tuỳ theo từng loài. D. Khi tăng nhiệt độ thì cường độ quang hợp tăng lên theo tỉ lệ thuận. Câu 26: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nước đối với thực vật? A. Nước là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hoá. B. Nước tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào. C. Nước tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào thực vật. D. Nước tham gia điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật. Câu 27: Dựa trên sơ đồ tóm tắt quá trình đóng mở của khí khổng, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Cấu tạo tế bào khí khổng: gồm 2 tế bào khí khổng có cấu tạo thành ngoài mỏng, thành trong dày. II. Chú thích [2] gặp trường hợp khi no nước, thành mỏng của khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở III. Chú thích [1] gặp trường hợp khi thiếu nước, thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng → khí khổng khép lại IV. Sự trương nước của tế bào khí khổng được điều tiết bởi hai tác nhân chính đó là ánh sáng và stress. A. I, II. B. I, IV. C. I, III. D. II, III. Câu 28: Hình bên mô tả 1 bước trong thí nghiệm chứng minh Trang 3/4 - Mã đề 111
  4. A. sự hình thành tinh bột trong quang hợp. B. sự thoát hơi nước qua lá. C. sự thải khí O2 trong quang hợp. D. sự vận chuyển nước trong thân II. PHẦN TỰ LUẬN (3 câu: 3,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Khi bón quá nhiều phân đạm cho một số loại cây ngũ cốc như lúa, ngô thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Giải thích. Câu 2(1,0 điểm): Tại sao khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống sẽ không nảy mầm? Câu 3(1,0 điểm): Nhà bạn Thư trồng chuyên canh cây ngô trên diện tích lớn, bạn Thư đề nghị xen canh giữa ngô với các cây bí đỏ hoặc rau dền để tận dụng diện tích và tăng năng suất. Em có đồng ý với bạn Thư không? Vì sao? ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1