Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp (Ban KHXH)
lượt xem 1
download
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp (Ban KHXH)” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp (Ban KHXH)
- SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN: SINH HỌC 12 ( BAN KHXH) THỜI GIAN: 45 phút Ngày kiểm tra: 11/11/2021 * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu ( A, B, C, D) sau: Câu 1. Mã di truyền có các bộ ba kết thúc : A. các bộ ba UAX, UAG, UGX B. các bộ ba UXA, UXG, UGX C. các bộ ba UAU, UAX, UGG D. các bộ ba UAA, UAG, UGA [] Câu 2. Bộ ba mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là A. 5’ AAG 3’. B. 5’ AUG 3’. C. 5’ UAG 3’. D. 5’ UGA 3’. [] Câu 3. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mă hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là A. mã di truyền. B. bộ ba mã hóa (côđon). C. gen. D. bộ ba đối mã (anti côđon). [] Câu 4. Quá trình tự nhân đôi của ADN, mạch bổ sung thứ 2 được tổng hợp từng đoạn ngắn gọi là các đoạn okazaki.Các đoạn này được nối liền với nhau tạo thành mạch mới nhờ enzim : A. ADN polimeraza B. ARN polimeraza C. ADN nối (ligaza) D. Enzim redulaza [] Câu 5. Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền? A. Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin. B. Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp lơxin. C. Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin. D. Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu. [] Câu 6. Nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa một axit amin trừ AUG và UGG, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính phổ biến. B. Mã di truyền có tính đặc hiệu. C. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. D. Mã di truyền có tính thoái hóa. [] Câu 7. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với mã di truyền? A. Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nuclêotit kế tiếp nhau quy định một axit amin. B. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và liên tục theo từng cụm 3 nuclêôtit (không gối lên nhau). C. Mã di truyền mang tính riêng biệt, mỗi loài sinh vật đều một mã di truyền riêng. D. Mã di truyền mang tính thoái hoá, nghĩa là một loại axit amin được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba. 1
- [] Câu 8. Hãy chọn phát biểu đúng A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số loại axit amin. B. Đơn phân cấu trúc nên mARN là A, T, G, X. C. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin. D. Phân tử mARN là mạch đơn có liên kết hiđrô. [] Câu 9. Giả sử một gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba? A. 6 loại mã bộ ba. B. 3 loại mã bộ ba. C. 27 loại mã bộ ba. D. 9 loại mã bộ ba. [] Câu 10. Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền? A. Bộ ba 5’UUX3’ quy định tổng hợp phêninalanin. B. Bộ ba 5’UUA3’, 5’XUG3’ cùng quy định tổng hợp lơxin. C. Bộ ba 5’AGU3’ quy định tổng hợp sêrin. D. Bộ ba 5’AUG3’ quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu. [] Câu 11. Một đoạn ADN có 3’…AGGTATXXAGTXGGT….5’. Khi thực hiện nguyên tắc bổ sung để tìm ra trình tự các nucleotit trong mạch còn lại, đoạn ADN này có: A. 15 liên kết hidro. B. 38 liên kết hidro. C. 30 liên kết hidro. D. 76 liên kết hidro. [] Câu 12. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. B. A liên kết với X, G liên kết với T, T liên kết với U, X liên kết với G. C. A liên kết với U, G liên kết với T, X liên kết với G. D. A liên kết với T, G liên kết với X, U liên kết với T. [] Câu 13. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp dịch mã? A. mARN. B. tARN. C. Ribôxôm. D. ADN. [] Câu 14. Đối với quá trình dịch mã di truyền , điều không đúng với ribôxôm là A. trượt từ đầu 5’ đến 3’ trên mARN. B. bắt đầu tiếp xúc với mARN từ mã bộ ba AUG. C. tách thành hai tiểu phần sau khi hoàn thành dịch mã. D. vẫn giữ nguyên cấu trúc sau khi hoàn thành việc tổng hợp prôtêin. [] Câu 15. Phiên mã khác dịch mã như thế nào? A. Không khác nhau. B. Phiên mã là tổng hợp ARN, còn dịch mã là tổng hợp Prôtêin. 2
- C. Dịch mã là tổng hợp ARN, còn phiên mã là tổng hợp Prôtêin. D. Dịch mã xảy ra trước, phiên mã xảy ra sau. [] Câu 16. Trong quá trình dịch mã, liên kết peptit đầu tiên được hình thành giữa: A. hai axit amin kế nhau. B. axit amin thứ nhất với axit amin thứ hai. C. axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất. D. hai axit amin cùng loại hay khác loại. [] Câu 17. Sự giống nhau của quá trình nhân đôi và phiên mã là đều.........các.........theo nguyên tắc bổ sung. A. bẻ gãy; liên kết hidro B. tương tác; liên kết hidro. C. xúc tác; enzim. D. lắp ghép; nucleotit tự do. [] Câu 18. Mạch khuôn của gen có đoạn 3’… TATGGGXATGTA…5’ thì mARN được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự là A. 3’… AUAXXXGUAXAU…5’ B. 5’…AUAXXXGUAXAU…3’ C. 3’… ATAXXXGTAXAT …5’ D. 5’…ATAXXXGTAXAT …3’ [] Câu 19. Một phân tử mARN có 1200 đơn phân và tỉ lệ A:U:G:X = 1: 3: 2: 4. Số nuclêôtit loại G của mARN này là A. 120 B. 240 C. 360 D. 480 [] Câu 20. Bộ ba đối mã 3’AXG 5’ khớp bổ sung với bộ ba mã hóa nào sau đây? A. 5’AXG 3’ B. 3’UGX5’ C. 3’AXG5’ D.3’XGU5’ [] Câu 21. Điều hoà hoạt động của gen chính là A. điều hoà lượng mARN của gen được tạo ra. B. điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra. C. điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra. D. điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra. [] Câu 22. Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự: A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) [] Câu 23. Đối với opêron ở E.coli thì tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là A. đường lactôzơ. B. đường saccarôzơ. C. đường mantôzơ. D. đường glucôzơ. [] Câu 24. Theo mô hình operon Lac, vì sao prôtêin ức chế bị mất tác dụng? 3
- A. Vì lactôzơ làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì prôtêin ức chế bị phân hủy khi có lactôzơ. C. Vì lactôzơ làm gen điều hòa không hoạt động. D. Vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt. [] Câu 25. Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là A. đột biến B. đột biến gen. C. thể đột biến. D. đột biến điểm. [] Câu 26. Thể đột biến là A. Cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình. B. Cơ thể có biến dị tổ hợp biểu hiện ra kiểu hình. C. Cơ thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình. D. Cơ thể mang đột biến tiềm ẩn. [] Câu 27. Guanin (G*) dạng hiếm kết cặp không đúng trong tái bản sẽ gây A. biến đổi cặp G-X thành cặp A-T B. biến đổi cặp G-X thành cặp X-G C. biến đổi cặp G-X thành cặp T-A D. biến đổi cặp G-X thành cặp A-U [] Câu 28. Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc? A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit. [] Câu 29. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen? A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính. [] Câu 30. Một gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotit của gen không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gen trên là A. thay thế một cặp A – T bằng một cặp T – A B. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X C. mất một cặp T – A D. Thêm một cặp T – A [] 4
- Câu 31. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác nhưng trình tự axit amin lại vẫn không bị thay đổi. Nguyên nhân là A. Một axit amin có thể được mã hoá bởi nhiều bộ ba khác nhau. B. Mã di truyền có tính phổ biến. C. Mã di truyền có tính không đặc hiệu. D. Mã di truyền là mã bộ ba. [] Câu 32. Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là A. ADN. B. nuclêôxôm. C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc. [] Câu 33. Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn. [] Câu 34. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. mất đoạn. D. lặp đoạn. [] Câu 35. Trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể không tương đồng gây hiện tượng: A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen. [] Câu 36. Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. [] Câu 37. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. lặp đoạn, chuyển đoạn. B. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. mất đoạn, chuyển đoạn D. chuyển đoạn trên cùng một NST. [] Câu 38. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. mất đoạn. B. đảo đoạn. C. lặp đoạn. D. chuyển đoạn. [] Câu 39. Ở cà độc dược 2n = 24. Số loại đột biến thể một được phát hiện ở loài này là A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. [] Câu 40. Tế bào rễ của một lòai thực vật thuộc thể ba có 15 NST, bộ NST lưỡng bội của lòai này có số lượng là A. 30. B. 14. C. 28. D. 16. 5
- 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 221 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 280 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 218 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 42 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 244 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 185 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 187 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 189 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 195 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn