Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
lượt xem 3
download
"Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
- SỞ GD ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 20222023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: SINH HỌC. NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có….… trang) PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) A. NHẬN BIẾT: 12 CÂU Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của SH Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là A. các ngành thực vật và các cấp độ phân loại khác nhau của thế giới sống. B. các ngành động vật và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống. C. các nhóm vi sinh vật và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới vi sinh vật. D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống. Liệt kê được một số phương pháp nghiên cứu sinh học. Câu 2: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp A. chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích. B. sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học. C. thực hiện dựa trên căn cứ: đo trực tiếp, phương pháp phân tích hóa trị, phương pháp tính toán (tính năng suất, hiệu quả, giá thành, tuổi thọ, hao phí nguyên liệu…). D. sử dụng giác quan hay sử dụng các công cụ hỗ trợ để thu thập thông tin của đối tượng được quan sát. Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống. Câu 3: Cấp độ tổ chức của thế giới sống được hiểu là A. tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống. B. các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống. C. tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống. D. cấp tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống. Kể tên được các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao.
- Câu 4: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây: I. Quần xã. II. Quần thể. III. Cơ thể. IV. Hệ sinh thái. V. Tế bào. Trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống tính từ thấp đến cao theo thứ tự là: A. V III II I IV. B. V III I II IV. C. V II III I IV. D. V II III IV I. Nêu được khái quát học thuyết tế bào. Câu 5: Học thuyết tế bào cho rằng: Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ ..(1).. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị …(2).. và đơn vị …(3)… cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Tế bào chỉ được sinh ra từ …(4) .. của tế bào có trước. (1), (2), (3), (4) theo thứ tự là: A. tế bào cấu trúc chức năng sự phân chia. B. hệ cơ quan cơ sở chức năng sự nhân đôi. C. các mô cấu trúc chức năng sự phân chia. D. tế bào cơ sở chức năng sự nhân đôi. Kể được tên các nguyên tố đa lượng và vi lượng trong cơ thể người. Câu 6: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng? A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S, Mg. C. C, H, O, N, P, S, Ca, Mg. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe. Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong TB. Câu 7: Mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào như: protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid được tạo nên bởi nguyên tố nào sau đây? A. Hydrogen. B. Carbon. C. Nitrogen. D. Oxigen. Nêu được thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào. (5 câu). Câu 8: Cellulose được cấu tạo bởi đơn phân là A. glucose. B. fructose. C. glucose và fructose. D. saccharose. Câu 9: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn? A. Fructose, galactose, glucose. B. Tinh bột, cellulose, chitin. C. Galactose, lactose, tinh bột. D. Glucose, saccharose, cellulose. Câu 10: Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm
- A. 1 phân tử glycerol liên kết với 1 phân tử acid béo. B. 1 phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. C. 3 phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. D. 3 phân tử glycerol liên kết với 3 phân tử acid béo. Câu 11: Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể? A. Protein hormon. B. Protein enzym. C. Protein kháng thể. D. Protein vận động. Câu 12: DNA có chức năng nào sau đây? A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào. D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. B. THÔNG HIỂU: 9 CÂU (CÂU 13 – ĐẾN CÂU 21) Liệt kê được một số phương pháp nghiên cứu sinh học. Câu 13: Thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học là I. Quan sát, thu thập dữ liệu. II. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. III. Báo cáo kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu. IV. Đặt câu hỏi. V. Xây dựng giả thuyết. VI. Rút ra kết luận A. II → V → I → IV → III VI. B. IV → I → III → V → II VI. C. I → IV → V → II → III VI. D. I → II → IV → III → V VI. Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống. Câu 14: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc thứ bậc.
- Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. Câu 15: Thông qua quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp. Đồng thời hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ môi trường; O 2 được giải phóng góp phần điều hòa khí quyển. Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Thế giới tiến hóa liên tục. D. Tương tác với môi trường. Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Câu 16. Có bao nhiêu nội dung sau đây giải thích tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ thể sống? (I). Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. (II). Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước. (III). Sự sống được tiếp diễn nhờ sự chuyển hóa và di truyền xảy ra bên trong các tế bào. (IV). Các quá trình sống như trao đổi chất năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản đều được thực hiện ở tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào. Câu 17: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt dung riêng cao. B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D. tính phân cực. Phân biệt được chức năng sinh học của một số loại lipid. Câu 18: Trong tế bào và cơ thể, lipit có vai trò nào sau đây? (I) Dự trữ năng lượng trong tế bào. (II) Tham gia cấu trúc màng sinh chất. (III) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục. (IV) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào. A. I, II, III. B. II, III, IV. C. I, II, III, IV. D. II, III. Phân biệt được 4 bậc cấu trúc của phân tử protein về cấu trúc và chức năng Câu 19: Chuỗi polypeptid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên bậc cấu trúc nào của phân tử protein?
- A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4. Phân biệt được các loại carbohydrate (đường đơn, đường đôi, đường đa). Câu 20: Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi A. hai phân tử Glucose. B. một phân tử Glucose và một phân tử fructose. C. hai phân tử fructose. D. một phân tử Glucose và một phân tử galactose. Trình bày được đặc điểm cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào: lipid.. Câu 21. Cấu trúc phân tử đặc trưng sau đây là của phân tử sinh học nào? A. Phospholipid. B. Steroid. C. Kitin. D. Carotenoid. II. TỰ LUẬN C. VẬN DỤNG Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến nước. Câu 1: Dựa vào tính chất của nước, em hãy giải thích vì sao con gọng vó có thể di chuyển được trên mặt nước? (1,0 điểm). HDC Các phân tử nước có tính phân cực.
- Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước. Phân biệt được cấu tạo và chức năng của DNA, RNA Câu 2. Nêu điểm khác nhau giữa DNA và RNA dựa vào các tiêu chí sau: DNA RNA Đường cấu tạo nên đơn phân Nitrogenous base Số chuỗi polynucleotide Chức năng HDC DNA RNA Đường cấu tạo nên đơn Deoxyribose Ribose phân Nitrogenous base A, T, G, C A, U, G, C Số mạch polynucleotide 2 1 Chức năng Mang, bảo quản & truyền Đa dạng: làm khuôn tổng đạt thông tin di truyền. hợp protien (mRNA); vận chuyển amino axit (tRNA); cấu tạo ribosome (rRNA); điều hòa hoạt động của gen; xúc tác cho một số phản ứng hóa học… Tính được số lượng từng loại nucleotide của DNA, chiều dài, liên kết hidrogen của DNA D. VẬN DỤNG CAO
- Câu 3. Một gen có tổng 3000 nucleotide và adenine (A) chiếm 30% tổng số nucleotide của gen. a. Tính chiều dài của gen. b. Tính số nucleotide mỗi loại của gen. c. Tính số liên kết hidrogen của gen. d. Vì sao chỉ có 4 loại nucleotide nhưng các sinh vật khác nhau có các kiểu gen không giống nhau? HDC. a. L = 5100 Ao. b. A= T = 900; G = C = 600. c. H = 2 A + 3 G = 3600. d. Do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtide trên gen khác nhau vô số loại ADN khác nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 204 | 12
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 271 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 188 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 176 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 205 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 180 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 184 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 175 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT thị xã Quảng Trị
14 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn