intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN SINH HỌC 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 102 Câu 1: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn? A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành. Câu 2: Nội dung phân biệt đúng về đột biến gen với thể đột biến là A. đột biến gen là những biến đổi trong gen; thể đột biến là những cá thể đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. đột biến là những biến đổi vật chất di truyền; thể đột biến là những cá thể đã biểu hiện ra kiểu hình. C. đột biến là những biến đổi trong gen; thể đột biến là cơ thể có dị dạng biểu hiện bên ngoài D. đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền; thể đột biến là biến đổi do môi trường tác động. Câu 3: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. prôtêin. B. ARN. C. ADN. D. ADN và ARN. Câu 4: Thành phần nào sau đây KHÔNG thuộc cấu trúc Operon Lac ở vi khuẩn E.coli? A. Vùng vận hành (O). B. Gen điều hòa (R). C. Cụm gen cấu trúc (Z,Y,A). D. Vùng khởi động (P) của cụm gen cấu trúc. Câu 5: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 1 nhiễm sắc thể trên 1 cặp tương đồng được gọi là A. thể ba kép. B. thể ba. C. thể tứ bội D. thể bốn. Câu 6: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới A. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể. B. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST. C. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể. D. một số cặp nhiễm sắc thể. Câu 7: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc? A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit Câu 8: Tương ứng với triplet 3’ATG 5’ trên ADN sẽ là bộ ba mã hoá (codon) nào dưới đây? A. 3’TAX 5’ B. 5’TAX3’ C. 5’UAX3’. D. 3’ UAX 5’ Câu 9: có mấy loại ARN tham gia vào quá trình dịch mã? A. 1. B. 2. C. 3 D. 4. Câu 10: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử A. prôtêin. B. mARN và prôtêin. C. ADN. D. mARN. Câu 11: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là: Trang 1/3 - Mã đề 102
  2. A. A = T = 600; G = X = 899. B. A = T = 900; G = X = 599. C. A = T = 599; G = X = 900. D. A = T = 600; G = X = 900. Câu 12: cho biết các chữ in hoa là alen trội, chữ thường là alen lặn, trội lặn hoàn toàn. Mỗi gen quy định một tính trạng, thực hiện phép lai P: AaBbCcDd x AabbCcDd. Tỉ lệ kiểu hình không giống bố, mẹ là bao nhiêu? A. 3/64. B. 37/64. C. 33/64. D. 31/64 Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. Câu 14: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là A. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin. B. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin. C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền. D. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA. Câu 15: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Đột biến lệch bội. C. Mất đoạn nhỏ. D. Chuyển đoạn nhỏ. Câu 16: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là A. 2040 B. 3000 C. 1800 D. 2400 Câu 17: Ở một loài, NST số 1 có trình tự sắp xếp các gen: ABCDEGH. Sau khi bị đột biến, NST này có cấu trúc ABGEDCH. Dạng đột biến này A. được sử dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác. B. không làm thay đổi hình thái của NST. C. thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. D. không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST. Câu 18: Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng A. chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. đảo đoạn nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 19: Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là A. một số cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng không phân li. B. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng không phân li. C. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân li. D. một cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng không phân li. Câu 20: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể ba là A. 11. B. 24. C. 13. D. 18. Câu 21: Loại ARN tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là A. rARN. B. mARN. C. ADN. D. tARN. Câu 22: Các tác nhân nào sau đây thường là nguyên nhân gây ra đột biến nhiễm sắc thể? A. Tác nhân vật lý, hoá học, sinh học và các rối loạn liên quan đến quá trình phân bào. B. Tác nhân vật lý, hoá học, sinh học và các rối loạn liên quan đến quá trình nguyên phân. C. Tác nhân vật lý, hoá học, sinh học và các rối loạn liên quan đến quá trình trao đổi chất tế bào. D. Tác nhân vật lý, hoá học, sinh học và các rối loạn liên quan đến quá trình giảm phân. Câu 23: Mã di truyền là .. A. trình tự sắp xếp các nu trên gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên phân tử protein. Trang 2/3 - Mã đề 102
  3. B. trình tự sắp xếp các axit amin trên gen quy định trình tự sắp xếp các nu trên phân tử protein. C. trình tự sắp xếp các nu trên phân tử ARN quy định trình tự sắp xếp các nu trên gen. D. trình tự sắp xếp các nu trên gen quy định trình tự sắp xếp các nu trên phân tử ARN. Câu 24: Sản phẩm của giai đoạn hoạt hoá axit amin là A. phức hợp aa-tARN. B. axit amin hoạt hoá. C. axit amin tự do. D. chuỗi polipeptit. Câu 25: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách A. liên kết vào vùng mã hóa. B. liên kết vào gen điều hòa. C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng khởi động. Câu 26: Ở một loài thực vật, biết mỗi gen quy định mỗi tính trạng, trội hoàn toàn và nằm trên mỗi một cặp nhiễm sắc thể. Tính trạng thân cao trội hơn thân thấp, quả đỏ trội hơn quả xanh. Theo lý thuyết cây thân cao, quả đỏ dị hợp sẽ có kiểu gen như thế nào và số loại giao tử là bao nhiêu? A. AABb, 2 loại giao tử. B. AaBB, 2 loại giao tử. C. AaBb, 4 loại giao tử. D. AABB, 1 loại giao tử. Câu 27: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên tất cả các cặp tương đồng được gọi là A. thể ba kép. B. thể ba. C. thể tứ bội D. thể bốn. Câu 28: ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp. Cây thấp nhất có kiểu gen đồng hợp lặn có chiều cao 120 cm. Trong kiểu gen cứ có thêm một alen trội thì cây cao thêm 10 cm. Cho cây cao nhất lai với cây thấp nhất tạo ra F1. Theo lý thuyết kiểu gen và chiều cao của cây F1 là ? A. 160cm B. 130cm C. 140cm D. 150 cm Câu 29: Ở cà chua, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp? A. AA x aa và AA x Aa. B. Aa x aa và AA x Aa. C. Aa x Aa và AA x Aa D. Aa x Aa và Aa x aa. Câu 30: Sau đây là các bước của quá trình nhân đôi ADN: (1) Tháo xoắn phân tử ADN. (2) Hai phân tử ADN được tạo thành. (3) Tổng hợp các mạch ADN mới . Trình tự các bước trong quá trình nhân đôi ADN là A. 2, 3, 1. B. 1, 3, 2 C. 1, 2, 3 D. 3, 1, 2 ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 102
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2