intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA GIỮA KỲ 1- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ:HOÁ – SINH - CNNN. Môn: SINH HỌC – Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 04 trang) Mã đề 401 Câu 1. Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, vùng khởi động A. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã. B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. C. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN pôlimeraza. D. là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 2. Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng A. thay thế cặp G – X bằng T – A. B. thay thế cặp A – T bằng G – X. C. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G. D. thay thế cặp A – T bằng T – A. Câu 3. Một NST có cấu trúc gen ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có cấu trúc gen ABABCDEFG.HI. Đột biến này thuộc dạng nào sau đây? A. Chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn. Câu 4. Nucleotit loại T là đơn phân cấu tạo nên loại phân tử nào sau đây? A. tARN. B. ADN. C. rARN. D. mARN. Câu 5. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, khi môi trường không có lactôzơ thì A. gen điều hòa vẫn tổng hợp prôtêin ức chế. B. prôtêin ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian. C. gen Z, Y, A tiến hành phiên mã. D. gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế. Câu 6. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm? A. Vùng xếp cuộn (ống siêu xoắn). B. Crômatit. C. Sợi cơ bản. D. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiễm sắc). Câu 7. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? A. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A. B. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X. C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclênôtit. Câu 8. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm các dạng nào sau đây? A. Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, dị đa bội. B. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. C. Mất đoạn, lặp đoạn, đa bội, lệch bội. D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đa bội, lệch bội. Câu 9. Ở người, mất đoạn NST số 5 gây ra A. bệnh máu khó đông. B. bệnh ung thư máu. C. bệnh thiếu máu. D. hội chứng tiếng mèo kêu. Câu 10. Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là A. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki. B. đều theo nguyên tắc bổ sung. Mã đề 401 Trang 1/4
  2. C. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN. D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza. Câu 11. Nếu mạch 1 của gen D mang bộ ba 3’ATA5’ thì bộ ba bổ sung ở vị trí tương ứng trên mạch 2 của gen này là A. 5’AAT3’. B. 5’ATA3’. C. 5’TTA3’. D. 5’TAT3’. Câu 12. Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ? A. Restrictaza. B. ADN polimeraza. C. Ligaza. D. ARN polimeraza. Câu 13. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’. (3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’. (4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là: A. (2) → (3) → (1) → (4). B. (2) → (1) → (3) → (4). C. (1) → (4) → (3) → (2). D. (1) → (2) → (3) → (4). Câu 14. Căn cứ vào trình tự các nuclêôtit của một đoạn gen trước và sau đột biến như sau: Dạng đột biến đã xảy ra là A. thêm một cặp nuclêôtit. B. đảo vị trí một cặp nuclêôtit. C. mất một cặp nuclêôtit. D. thay thế một cặp nuclêôtit. Câu 15. Quá trình nào sau đây chỉ diễn ra trong tế bào chất mà không diễn ra trong nhân tế bào? A. Dịch mã. B. Nhân đôi ADN. C. Phiên mã. D. Đột biến gen. Câu 16. Sự điều hòa hoạt động của gen tổng hợp enzim phân giải lactozo của vi khuẩn E. coli diễn ra chủ yếu ở cấp độ nào? A. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã. B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã. C. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã. D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã. Câu 17. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin thuộc đặc điểm nào sau đây của mã di truyền? A. Tính thoái hóa. B. Tính liên tục. C. Tính đặc hiệu. D. Tính phổ biến. Câu 18. Loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin trong quá trình dịch mã là A. mARN. B. tARN. C. ADN. D. rARN. Câu 19. Đột biến gen (đột biến điểm) có những dạng nào sau đây? A. Mất, thay thế, chuyển một cặp nucleotit. B. Mất, thêm, chuyển một cặp nucleotit. C. Chuyển, thêm, thay thế một cặp nucleotit. D. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit. Câu 20. Chuyển gen quy định tổng hợp hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn. Bộ máy di truyền của vi khuẩn tổng hợp được hoocmôn insulin vì mã di truyền có tính A. tính đặc trưng. B. tính phổ biến. C. tính thoái hóa. D. tính đặc hiệu. Câu 21. Cho một đoạn mạch gốc của gen có trật tự nuclêôtit như sau: 3’... AXA GTA ... 5’, đoạn mARN tương ứng do gen này tổng hợp là: A. 5’... UGU XAU ... 3’. B. 3’... UGU XAU ... 5’. C. 3’... TGT XAT ... 5’. D. 5’... TGT XAT ... 3’. Câu 22. Gen có G = 900nu và có A = 20%. Đột biến xảy ra làm cho gen đột biến có chiều dài không đổi so với gen ban đầu nhưng có 3901 liên kết hiđrô. Đột biến thuộc dạng A. thêm cặp G-X. B. mất cặp G-X. C. thay cặp G-X bằng cặp A-T. D. thay cặp A-T bằng G-X. Câu 23. Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng nào sau đây? Mã đề 401 Trang 2/4
  3. A. 2n – 1. B. 3n. C. n. D. 2n + 1. Câu 24. Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU – Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Gly-Pro-Ser-Arg B. Pro-Gly-Ser-Ala. C. Ser-Arg-Pro-Gly D. Ser-Ala-Gly-Pro Câu 25. Bộ NST của 1 loài thực vật có 5 cặp (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khảo sát 1 quần thể loài này phát hiện thấy 3 thể đột biến (kí hiệu a,b,c). Phân tích tế bào 3 thể đột biến đó thu được kết quả Tên của các thể đột biến a,b,c lần lượt là A. Thể 3, thể 4, thể 1. B. Thể 3, thể 1, thể 0. C. Tam bội, thể 3, thể 1. D. Tam bội, thể 1, thể 3. Câu 26. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về quá trình phiên mã ở tế bào sinh vật nhân sơ? A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: Agốc - U, Tgốc - A, Xgốc - G, Ggốc - X. B. Cả 2 mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN. C. Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mạch mARN theo chiều 3’→5’. D. Enzim ADN pôlimeraza tham gia tháo xoắn và tách 2 mạch của gen. Câu 27. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 10 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen điều hòa nhân đôi 2 lần. B. Gen Y phiên mã 20 lần. C. Gen A phiên mã 10 lần. D. Môi trường sống không có lactôzơ. Câu 28. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch pôlinuclêôtit mới trên 1 chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ III. B. Sơ đồ II. C. Sơ đồ I. D. Sơ đồ IV. Câu 29. Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó? A. Đột biến này không làm thay đổi kích thước NST. B. Đột biến này đã làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST. C. Cơ chế phát sinh đột biến là do sự trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng. Mã đề 401 Trang 3/4
  4. D. Sức sinh sản của thể đột biến thuộc dạng này không bị ảnh hưởng. Câu 30. Giả sử 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 8, các cặp NST được kí hiệu là A, a; B, b; D, d và E, e. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thể đột biến số lượng NST của loài này? A. Tế bào sinh dưỡng của thể một ở loài này có số lượng NST trong tế bào là 6 NST. B. Thể tứ bội của loài này có thể mang kiểu gen: AAaaBBbbDdEEee. C. Có thể có tối đa 4 dạng đột biến thể ba khác nhau của loài này. D. Thể ba của loài này có thể mang kiểu gen: AaBbDdEEee. ------ HẾT ------ Mã đề 401 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2