intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Năm học 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC 8 MÃ ĐỀ: SH801 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /11/2022 A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động? A. Khớp giữa các đốt ngón tay. B. Khớp giữa các đốt sống. C. Khớp giữa các xương hộp sọ. D. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân. Câu 2. Trong phản xạ rụt tay khi chạm vào vật nóng thì trung tâm xử lý thông tin nằm ở đâu? A. Bán cầu đại não. B. Tiểu não. C. Tủy sống. D. Trụ giữa. Câu 3. Trong máu, huyết tương chiếm tỉ lệ bao nhiêu về thể tích? A. 45%. B. 75%. C. 60%. D. 55%. Câu 4. Trong tế bào, ti thể có vai trò gì? A. Tham gia vào quá trình phân bào. B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. C. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể. D. Tổng hợp prôtêin. Câu 5. Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài? A. Xương cánh chậu. B. Xương hộp sọ. C. Xương đốt sống. D. Xương đùi. Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở người mà không có ở động vật khác? 1. Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. 2. Đi bằng hai chân. 3. Có ngôn ngữ và tư duy trừu tượng. 4. Răng phân hóa. 5. Phần thân có hai khoang: khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành. A. 1,3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 4, 5. Câu 7. Hệ cơ quan nào có vai trò biến đổi các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành chất hữu cơ đơn giản? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ bài tiết. C. Hệ hô hấp. D. Hệ tiêu hóa. Câu 8. Khi nói về mô, nhận định nào dưới đây là đúng? A. Chưa biệt hóa về cấu tạo và chức năng. B. Các tế bào trong một mô không phân bố tập trung mà nằm rải rác khắp cơ thể. C. Gồm những tế bào có cấu tạo giống nhau. D. Gồm những tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Câu 9. Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu? A. Màng nhân. B. Dịch nhân. C. Nhiễm sắc thể. D. Nhân con. Câu 10. Con người là một trong những đại diện của A. lớp Bò sát. B. lớp Chim. C. lớp Thú. D. lớp Lưỡng cư. Câu 11. Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực? A. Phổi. B. Dạ dày. C. Bóng đái. D. Thận. Mã đề SH801 Trang Seq/2
  2. Câu 12. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây? A. Mô xương xốp. B. Mô xương cứng. C. Màng xương. D. Sụn bọc đầu xương. Câu 13. Khả năng người nào đó đã từng một lần bị bệnh nhiễm nào đó, sau đó không mắc lại bệnh đó nữa được gọi là: A. Miễn dịch chủ động. B. Miễn dịch tập nhiễm. C. Miễn dịch bẩm sinh. D. Miễn dịch bị động. Câu 14. Máu được xếp vào loại mô gì? A. Mô cơ. B. Mô thần kinh. C. Mô liên kết. D. Mô biểu bì. Câu 15. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ? A. Mô xương cứng và mô xương xốp. B. Màng xương và sụn bọc đầu xương. C. Mô xương xốp và khoang xương. D. Khoang xương và màng xương. Câu 16. Dựa vào phân loại, em hãy cho biết mô nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với các mô còn lại? A. Mô sụn. B. Mô mỡ. C. Mô xương. D. Mô cơ trơn. Câu 17. Khả năng vận chuyển khí của hồng cầu có được là nhờ loại sắc tố nào? A. Hêmôglôbin. B. Hêmôxianin. C. Miôglôbin. D. Hêmôerythrin. Câu 18. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào? A. Axit acrylic. B. Axit axêtic. C. Axit lactic. D. Axit malic. Câu 19. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại? A. Hệ tuần hoàn. B. Hệ bài tiết. C. Hệ tiêu hóa. D. Hệ hô hấp. Câu 20. Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan? A. Mô cơ. B. Mô thần kinh. C. Mô liên kết. D. Mô biểu bì. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21 (1,0 điểm): Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng? Câu 22 (1,0 điểm): Giải thích sự to ra và dài ra của xương? Câu 23 (2,0 điểm): Từ thực tế bản thân, em hãy đưa ra các tác nhân gây hại cho hệ vận động mà em hay gặp và đề xuất các biện pháp để loại bỏ các tác nhân đó. Câu 24 (1,0 điểm): Hầu như những người đã mắc thủy đậu sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời với loại bệnh này. Hiện tượng này là loại miễn dịch nào? Tại sao lại có hiện tượng đó? ------ HẾT ------ TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Năm học 2022 - 2023 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÃ ĐỀ: SH801 MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: /11/2022 A. TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C C D B D A D C D C Mã đề SH801 Trang Seq/2
  3. Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA A A B C C D A C A C B. TỰ LUẬN: 5 điểm Câu Đáp án Biểu điểm Câu 21 * Tế bào là đơn vị cấu trúc: (1,0 - Từ các dạng sinh vật đơn giản, đến các dạng sinh vật phức tạp, 0.25đ điểm) đều có đơn vị cấu tạo cơ bản là tế bào đã tạo nên cơ thể sống. - Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan lại có một 0.25đ cấu trúc riêng biệt và giữ chức năng khác nhau. * Tế bào là đơn vị chức năng: - Tất cả các dấu hiệu đặc trưng cho sự sống (sinh trưởng, hô hấp, 0.25đ tổng hợp, phân giải) đều diễn ra trong tế bào. - Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về mặt trao đổi chất, giữ 0.25đ vai trò điều khiển chỉ đạo. Câu 22 - Xương là tế bào sống nên có khả năng phân chia để làm cho xương 0.25đ (1,0 to ra và dài ra theo sự phát triển của cơ thể: điểm) + Xương to ra là nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương tạo ra 0.25đ những tế bào mới đẩy vào trong để hóa xương. + Xương dài ra là do sự phân chia tế bào của sụn tăng trưởng tạo 0.5đ thành các tế bào xương làm cho xương dài ra. (ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không có khả năng hóa xương nên người không cao thêm nữa). Câu 23 - Những tác nhân gây hại cho hệ vận động hay gặp là: (2,0 + Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức. 0,25đ điểm) + Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu. 0.25đ + Mang ba lô nặng, mang túi nặng một bên, mang vật nặng xoay đột 0.25đ ngột. + Đi khom người hay đứng xiêu vẹo, nhặt đồ vật khom lưng hay 0.25đ khiêng vật nặng khom lưng. - Các biện pháp khắc phục: + Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. 0,25đ + Tắm nắng lúc sáng sớm, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. 0.25đ + Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai. 0.25đ + Học tập: Ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng. 0.25đ Ghi chú: Nếu học sinh chỉ ra được các biện pháp khác đúng thì vẫn cho điểm. Mã đề SH801 Trang Seq/2
  4. Câu 24 - Hiện tượng đó là miễn dịch tự nhiên (miễn dịch tập nhiễm). 0.25đ (1,0 - Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. 0.25đ điểm) - Khi bị nhiễm virus, hệ miễn dịch sẽ tạo ra lượng lớn kháng thể để 0.25đ vô hiệu hóa các kháng nguyên có trên bề mặt của virus gây thủy đậu nhằm chống lại virus gây bệnh. - Các kháng thể này được cơ thể ghi nhớ. Sau khi nhiễm virus này, 0.25đ cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus nhanh hơn trong xâm nhập tiếp theo. Mã đề SH801 Trang Seq/2
  5. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NHÓM CHUYÊN MÔN Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Tố Loan Lê Thị Mai Oanh Mã đề SH801 Trang Seq/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2