intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn Sinh học – Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; …… Câu 1: Trong giảm phân, hiện tượng nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào A. kì đầu II. B. kì giữa II. C. kì sau II. D. kì cuôi Câu 2: Để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp, người ta sử dụng phép lai................................ A. hữu tính. B. khác thứ. C. khác dòng. D. phân tích . Câu 3: Kiểu gen biểu hiện kiểu hình lặn là A. AA B. aa C. Aa D. AA, Aa Câu 4: Trong thí nghiệm của Menđen, nếu P thuần chủng tương phản về 2 cặp tính trạng đem lai thì kết quả kiểu hình ở F1 sẽ A. đồng tính về tính trạng trội . B. đồng tính về tính trạng lặn. C. có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. D. có tỉ lệ 9: 3 :3 :1. Câu 5: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen A. dị hợp B. đồng hợp trội và dị hợp C. đồng hợp lặn D. đồng hợp lặn và dị hợp Câu 6: Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm là gì? A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng. C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. Câu 7: Ở đậu Hà Lan, thân cao (A) là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Nếu F 1 thu được hai kiểu hình gồm cây thân cao và cây thân thấp thì kiểu gen của bố, mẹ là (1) Aa x Aa. (2) Aa x aa. (3) AA x aa. (4) AA x AA A. (1), (3). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (2), (4). Câu 8: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết? (1). Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. (2). Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. (3). Lập bản đồ gen. (4). Trong chọn giống có thể lựa chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. Tổ hợp đúng là A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 9: Trong thí nghiệm của Moocgan, lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được kết quả F1 là A. 100% thân đen, cánh cụt. B. 100% thân xám, cánh dài. C. 100% thân xám, cánh cụt. D. 100% thân đen, cánh dài. Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX và giới cái là XY? A. Hổ, báo. B. Trâu, bò. C. Thỏ, ruồi giấm. D. Chim bồ câu, bướm. Câu 11: Trong nguyên phân, hiện tượng NST đơn phân li về 2 cực của tế bào, xảy ra ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối.
  2. Câu 12: Tế bào trứng ở người có bộ nhiễm sắc thể A. 44A + XX . B. 44A + X. C. 22A + XX. D. 22A +X. Câu 13: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là A. ♀: XX và ♂: XY. B. ♂:XX và ♀: XY. C. ♀: XX và ♂: XX. D. ♂:XY và ♀: XY. Câu 14: Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb tạo tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 15: Ở cải bắp 2n = 18. Một tế bào bình thường từ lá cải bắp đang ở kỳ giữa của nguyên phân. Số NST trong tế bào này bằng bao nhiêu? A. 18. B. 27. C. 36. D. 72. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 16. (2 điểm) a) Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân I? b) Khi giảm phân và thụ tinh bình thường, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu lần lượt là Bb và Dd cho ra các tổ hợp nhiễm sắc thể nào trong các hợp tử ? Câu 17.(1 điểm) Em hãy nêu nội dung quy luật phân li của Menđen? Câu 18.(2 điểm) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: Mạch 1 - T - G - A– T – T – X – X – G – T – T – X- X - G - a) Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó? b) Hãy tính số nucleotic mỗi loại và chiều dài mạch 1 của ADN ? --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ........................................................; số báo danh: ...........................
  3. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn Sinh học – Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; ……) Câu 1: Trong thí nghiệm của Menđen, nếu P thuần chủng tương phản về 2 cặp tính trạng đem lai thì kết quả kiểu hình ở F2 sẽ A. đồng tính về tính trạng trội . B. đồng tính về tính trạng lặn. C. có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn. D. có tỉ lệ 9: 3 :3 :1. Câu 2: Tế bào tinh trùng ở người bình thường có bộ nhiễm sắc thể A. 22A + XX hoặc 22A +XY. B. 22A + X hoặc 22A + Y. C. 44A + X hoặc 44A + Y. D. 44A +X hoặc 44A + XO. Câu 3: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là A. ♀: XX và ♂: XY. B. ♂:XX và ♀: XY. C. ♀: XX và ♂: XX. D. ♂:XY và ♀: XY. Câu 4: Theo lí thuyết, một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb tạo tối đa bao nhiêu loại giao tử? A.4. B. 2. C. 1. D. 6. Câu 5: Ở cải bắp 2n = 18. Một tế bào bình thường từ lá cải bắp đang ở kỳ sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào này bằng bao nhiêu? A. 18. B. 27 C. 36. D. 72. Câu 6: Tính trạng lặn là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen A. dị hợp B. đồng hợp trội và dị hợp C. đồng hợp lặn D. đồng hợp lặn và dị hợp Câu 7: Quy luật phân li độc lập được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm là gì? A. Phép lai một cặp tính trạng. B. Phép lai nhiều cặp tính trạng. C. Phép lai hai cặp tính trạng. D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai. Câu 8 : Ở đậu Hà Lan, thân cao (A) là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp (a). Nếu F 1 thu được hai kiểu hình toàn cây cao thì kiểu gen của bố, mẹ là (1) Aa x Aa. (2) Aa x aa. (3) AA x aa. (4) AA x AA A. (1), (3). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 9: Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết? (1). Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng. (2). Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. (3). Lập bản đồ gen. (4). Trong chọn giống có thể lựa chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. Tổ hợp đúng là A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 10: Trong giảm phân, hiện tượng nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào A. kì giữa II. B. kì đầu II. C. kì sau II. D. kì cuôi Câu 11: Để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp, người ta sử dụng phép lai................................ A. hữu tính. B. khác thứ. C. khác dòng. D. phân tích .
  4. Câu 12: Kiểu gen biểu hiện kiểu hình trội là A. AA B. Aa C. AA, Aa D. aa Câu 13: Trong thí nghiệm của Moocgan, lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được kết quả F1 là A. 100% thân đen, cánh cụt. C. 100% thân xám, cánh cụt. B. 100% thân xám, cánh dài. D. 100% thân đen, cánh dài. Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây có cặp nhiễm sắc thể giới tính ở giới đực là XX và giới cái là XY? A. Gà, bướm. B. Hổ, báo C. Trâu, bò. D. Thỏ, ruồi giấm. Câu 15: Trong nguyên phân, hiện tượng NST đơn phân li về 2 cực của tế bào, xảy ra ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. B. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 16. (2 điểm) a) Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể qua các kì của giảm phân II? b) Khi giảm phân và thụ tinh bình thường, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu lần lượt là Dd và Ee cho ra các tổ hợp nhiễm sắc thể nào trong các hợp tử ? Câu 17. (1 điểm) Em hãy nêu nội dung Quy luật phân li độc lập của Menđen ? (1đ) Câu 18.(2 điểm) Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: Mạch 1 - X- T- A- X - G - T– T – A – X – X – G – A – T – a) Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó? b) Một đoạn ADN có 2040 nucleotit. Biết nucleotit loại G = 20% N. Em hãy tính số nucleotit mỗi loại của đoạn ADN đó? --------------- Hết --------------- Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh: ........................................................; số báo danh: ...........................
  5. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC TRƯỜNG CHU VĂN AN KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2022 - 2023 MÃ ĐỀ A A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng 0,33đ x 15 câu = 5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B D B A B A B A B D C D A A A B.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 16 (2đ) a)Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân I Kì đầu: Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều 0.25 dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách rời nhau. Kì giữa: Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích 0.25 đạo của thoi phân bào. Kì sau: Các cặp NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực 0.25 của tế bào. Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn 0.25 bội b. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Bb và Dd cho ra: Tổ hợp NST trong các hợp tử: BBDD, BbDD, BBDd, BbDd, BBdd, Bbdd, 1.0 bbDD,bbDd, bbdd. (Đúng 4 tổ hợp được 0.5 điểm) Câu 17 (1đ) Quy luật phân li:Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền(0.5 đ)phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P(0.5 đ) Câu 18 (2đ) - T - G - A– T – T – X – X – G – T – T – X- X - G - 1.0 a) Đoạn mạch đơn bổ sung - A- X- T - A- A– G – G – X – A – A – G – G- X- (Lưu ý: nếu HS không vẽ kí hiệu liên kết hiđro thì được 0.75 điểm) b. Theo đề ta có: A=T=6 nu G=X=7 nu 0.5 0 L= N/2 x 3,4A = ( A + G ) x 3,4 A 0 = 44,2 A 0 0.5 DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Nguyễn Tuấn Nguyễn Thị Xuân Hòa PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 9
  6. TRƯỜNG CHU VĂN AN KIỂM TRA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2022 - 2023 MÃ ĐỀ B A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Mỗi câu đúng 0,33đ x 15 câu = 5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B A C C C C D C A D C B A C B.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 16 (2 đ) a)Diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân II Kì đầu: NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép 0.25 Kì giữa: Các NST kép tập trung và xếp thành 1 hàng ở trên mặt phẳng xích đạo của thoi 0.25 phân bào Kì sau: Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi 0.25 phân li về 2 cực tế bào Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn 0.25 bội b. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Dd và Ee cho ra: Tổ hợp NST trong các hợp tử: DDEE, DDEe, DdEE, DdEe, DDee, Ddee, ddEE, ddEe, 1.0 ddee. (Đúng 4 tổ hợp được 0.5 điểm) Câu 17.(1đ) HS phát biểu đúng nội dung quy luật phân li độc lập: “ Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử” Câu 18.(2 đ) Mạch 1 X - T - A - X - G - T– T – A – X – X – G – A – T – a) Mạch đơn bổ sung – G – A – T – G – X – A – A – T - G - G - X - T - A - (Lưu ý: nếu HS không vẽ kí hiệu liên kết hiđro thì được 0.75 điểm) 1.0 b. Theo đề ta có: N= 2040 nu, G = 20%N => X= G= 408 nu 0.5 Ta có: A + G = N/2 => A= N/2 –G => A=T= 612 nu 0.5 DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Nguyễn Tuấn Nguyễn Thị Xuân Hòa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2