Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum
lượt xem 0
download
“Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Trần Hưng Đạo, Kon Tum
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG TH&THCS TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: TIN HỌC. LỚP: 8 Thời gian làm bài: 45 phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức của các em từ bài 1 đến 4 2. Năng lực: -Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; -Năng lưc đặc thù: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; Ứng xử phù hợp trong môi trường số; 3. Phẩm chất: Giáo dục HS phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. Hình thức: Trắc nghiệm 100% Học sinh làm bài trực tuyến trên ứng dụng Microsoft Forms của phần mềm Office 365. 1
- III. MA TRẬN: Mức độ nhận thức TT Chương/chủ đề Nội dung/đơn vị kiến thức Thông Vận dụng Tổng Nhận biết Vận dụng % điểm hiểu cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ 1 Chủ đề A. Máy tính và cộng Bài 1. Lược sử công cụ tính toán 8 2 25% đồng (2 tiết) (2,5 điểm) Bài 2; Đặc điểm thông tin trong Chủ đề C. Tổ chức lưu môi trường số 8 2 1 50 % 2 trữ, tìm kiếm và (5,0 điểm) trao đổi thông tin (4 tiết) Bài 3. Thông tin với giải quyết 3 4 2 vấn đề Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa Bài 4. Đạo đức và văn hoá trong 25 % 3 5 3 2 trong môi trường số sử dụng công nghệ kĩ thuật số (2,5 điểm) (3% - 1 tiết) Tổng 16 12 8 4 24 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% 2
- IV. BẢNG ĐẶC TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến TT kiến Mức độ của yêu cầu cần đạt Nhận Thông thức Vận dụng VDC thức biết hiểu Nhận biết 8 câu – Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy (1 đến 8) tính Chủ đề A. Sơ lược về lịch sử 1 Máy tính và phát triển máy tính Thông hiểu cộng đồng 2 – Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính (câu 9, đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài 10) người. Nhận biết – Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu 8 (câu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá 11 đến Chủ đề C. Tổ nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, 18) chức lưu trữ, 1. Đặc điểm của tìm kiếm và có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử 2 thông tin trong môi trao đổi thông trường số lí hiệu quả. tin Thông hiểu 2 – Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai (câu 19, thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví 20) dụ minh hoạ. 3
- – Nêu được ví dụ minh hoạ sử dụng công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. Vận dụng 1 – Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi (câu 21) thông tin trong môi trường số. Thông hiểu 3 – Xác định được lợi ích của thông tin tìm được trong (câu 22, giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ. 23, 24) 2. Thông tin với giải quyết vấn đề Vận dụng 4 2 – Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện (câu 25 (câu 29, nhiệm vụ (thông qua bài tập cụ thể). đến 28) 30) Thông hiểu – Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi 5 phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn Chủ đề D. (câu 31 Đạo đức và văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Ví dụ: thu đến 35) Đạo đức, hoá trong sử dụng âm, quay phim, chụp ảnh khi không được phép, pháp luật và 3 công nghệ kĩ thuật dùng các sản phẩm văn hoá vi phạm bản quyền, ... văn hoá trong số môi trường số Vận dụng 3 2 – Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo (câu 36 đến (câu 39, ra thể hiện được đạo đức, tính văn hóa và không vi 38) 40) phạm pháp luật. V. ĐỀ KIỂM TRA 4
- UBND THÀNH PHỐ KON TUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG TH&THCS TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Tin học. Lớp 8 Mã đề: Gốc Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm 07 trang) Hình thức trắc nghiệm Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1. Hãy sắp xếp các thế hệ công cụ tinh toán sau theo thứ tự thời gian: a) Máy tính điện tử, b) Máy tính cơ học, c) Công cụ thủ công. A. a → b → c. B. b → c → a. C. c → b → a. D. c → a → b. Câu 2. Máy tinh được Babbage thiết kế để làm gì? A. Thực hiện phép cộng. B. Thực hiện phép cộng trừ. C. Thực hiện bốn phép tính số học. D. Có thể tinh toán ngoài bốn phép tinh số học. Câu 3. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ nhất là loại linh kiện điện tử nào? A. Đèn điện tử chân không. B. Bóng bán dẫn. C. Mạch tích hợp. D. Mạch tích hợp cỡ rất lớn. Câu 4. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ hai là loại linh kiện điện tử nào? A. Đèn điện tử chân không. B. Bóng bán dẫn. C. Mạch tích hợp. D. Mạch tích hợp cỡ rất lớn Câu 5. Thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ ba là loại linh kiện điện tử nào? A. Bóng bán dẫn. B. Đèn điện tử chân không. C. Mạch tích hợp. D. Bộ vi xử lí. Câu 6. Phương án nào không phải là nhược điểm của máy tính thế hệ thứ nhất? A. Chúng rất lớn. B. Chúng đắt tiền. C. Chúng tiêu hao rất nhiều điện. D. Chúng rất nhỏ. Câu 7. Phương án nào không phải là nhược điểm của máy tính thế hệ thứ nhất? A. Chúng rất lớn. B. Chúng tiêu hao rất ít điện. 1
- C. Chúng tiêu hao rất nhiều nhiệt. D. Chúng thường hay gặp trục trặc. Câu 8. Thế hệ máy tính nào bắt đầu sử dụng bàn phím và màn hình? A. Thế hệ thứ nhất. B. Thế hệ thứ hai. C. Thế hệ thứ ba. D. Thế hệ thứ tư. Câu 9. Em hãy quan sát các loại linh kiện điện tử trong hình bên và cho biết linh kiện nào là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ tư? Câu 10. Em hãy quan sát các loại linh kiện điện tử trong hình bên và cho biết linh kiện nào là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ đầu tiên? 2
- Câu 11. Phát biểu “ Thông tin số khó bị xóa bỏ hoàn toàn” có đúng không? Tại sao? A. Đúng! Vì sau khi xóa, tệp và thư mục vẫn còn được lưu trữ trong thùng rác. B. Đúng! Vì không xác định được tất cả những nơi nó được sao chép và lưu trữ. C. Sai! Vì các tệp và thư mục dễ dàng bị xoá khỏi nơi nó được lưu trữ.. D. Sai! Vì thông tin số không giống như một tờ giấy để xé hay đốt đi được. Câu 12. Chọn phương án nêu ba đặc điểm của thông tin số. A. Sao chép chậm, khó lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn. B. Sao chép chậm, dễ lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn. C. Sao chép nhanh, dễ lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn. D. Sao chép nhanh, khó lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn Câu 13. Thông tin số có thể được truy cập như thế nào? A. Không thể truy cập từ xa dù được sự đồng ý của người quản lí. B. Có thể truy cập từ xa mà không cần sự đồng ý của người quản lí. C. Có thể truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lí. D. Không thể truy cập từ xa nên không cần sự đồng ý của người quản lí. Câu 14. Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào? A. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn. B. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ. C. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ trước khi lưu trữ. D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn. Câu 15. Hành động nào sau đây dùng để đánh giá một bài báo trực tuyến có đáng tin cậy hay không? A. Chia sẻ bài báo trên mạng xã hội để nhận được phản hồi trước khi đọc nó. B. Đọc và cố gắng chứng thực thông tin được tác giả trình bày trong bài báo. C. Tin tưởng bài báo trình bày sự thật cho đến khi phát hiện thông tin sai lệch. D. Mặc nhiên cho rằng bài báo thiên vị cho đến khi có những chứng cứ củng cố. Câu 16. Thông tin trong môi trường số đáng tin cậy ở mức độ nào? A. Hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì luôn có người chịu trách nhiệm đối với thông tin cụ thể. B. Chủ yếu là thông tin bịa đặt do mục đích của người tạo ra và lan truyền thông tin. C. Hầu hết là những tin đồn từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi khác. D. Mức độ tin cậy rất khác nhau, từ những thông tin sai lệch đến thông tin đáng tin cậy. Câu 17. Hãy tưởng tượng rằng em thấy một thông báo trên mạng xã hội có nội dung “Vì lí do khẩn cấp, các trường phổ thông tạm nghỉ đến thứ Hai tuần sau. Vui lòng chia sẻ ngay lập tức!”. Tin nhắn có vẻ nghiêm túc. Em sẽ hành động như thế nào? A. Chia sẻ tin nhắn để thể hiện tinh thần hợp tác vì nó có yêu cầu: “Vui lòng chia sẻ ngay lập tức!”. B. Chia sẻ tin nhắn vì nó có vẻ nghiêm túc và em muốn người khác biết về việc tạm nghỉ học. C. Không chia sẻ tin nhắn vì em không chắc đó là sự thật và việc lan truyền có thể gây nhầm lẫn. 3
- D. Đợi người khác chia sẻ tin nhắn trước, rồi em sẽ chia sẻ sau để không phải chịu trách nhiệm. Câu 18. Tin đồn (không rõ nguồn gốc) được lan truyền từ người qua người, từ nơi này đến nơi khác. Tin đồn xuất hiện khắp nơi trong xã hội và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bị đồn. A. Tin đồn là thông tin đáng tin cậy. B. Tin đồn là thông tin đáng tin cậy hoàn toán. C. Tin đồn là thông tin không đáng tin cậy. D. Tin đồn là thông tin không đáng tin cậy hoàn toán. Câu 19. Hãy tưởng tượng em nhìn thấy một bài viết có tiêu đề “Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trò chơi điện tử giúp cải thiện trí nhớ”. Em chia sẻ bài viết lên mạng xã hội và sau đó nhận ra nó là thông tin giả. Em nên làm gì sau khi nhận ra mình đã chia sẻ thông tin sai lệch? A. Giữ bài đã đăng chỉ để xem có bao nhiêu người yêu thích nó. B. Xoá bài mà em đã chia sẻ và viết lời giải thích cho việc chia sẻ đó. C. Không làm gì vì mọi người sẽ quên bài viết trong một hoặc hai ngày. D. Tiếp tục chia sẻ các bài tương tự để làm cho thông tin giống như sự thật. Câu 20. Phương án nào không là cách để chuyển một trang sách in (dữ liệu dạng vật lí) thành văn bản trong máy tính (dữ liệu dạng số). A. Sử dụng máy quét để chuyển sang các trang sách thành hình ảnh và sử dụng các phần mềm chuyển hình ảnh thành văn bản. B. Photocopy quyển sách đó C. Gõ lại văn bản đó bằng phần mềm xử lí văn bản D. Sử dụng điện thoại thông minh chụp hình (hoặc quét) và chuyển thành File định dạng văn bản. Câu 21. Để biết hiện nay dân số tỉnh Kon Tum là bao nhiêu, một nhóm học sinh tìm kiếm thông tin trên Intemet và nhận được các kết quả từ những nguồn khác nhau. Em hãy cho biết thông tin từ nguồn nào là không đáng tin cậy nhất. A. Trang web của sở y tế tỉnh Kon Tum. B. Tổ chức Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Quốc tế (IPPF). C. Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam (VNSPC)... D. Thông tin trên mạng xã hội Câu 22. Khi xem xét một vụ tai nạn giao thông, ta cần xem xét như thế nào để dẫn đến nguồn tin đáng tin cậy. Em hãy chọn phương án đúng nhất trong các phương án sau. A. Dựa vào lời kể của người tham gia giao thông. B. Dựa vào lời kể của người tham gia giao thông và người xung quanh. C. Dựa vào camera an ninh. D. Thu thập thông tin từ nhiều nguồn và cả camera an ninh. Câu 23. Công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số bao gồm những gì? A. Internet, trình duyệt, máy tìm kiếm và ứng dụng từ điển. B. Phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử và phần mềm trình chiếu. C. Phần mềm xử lí hình ảnh, âm thanh, video và ngôn ngữ tự nhiên. 4
- D. Tất cả những công cụ trên. Câu 24. Từ nào sau đây xuất hiện nhiều nhất cùng với từ “tìm kiếm”, thuật ngữ được sử dụng để nói về việc tra cứu thông tin trên Internet? A. Trang web. B. Báo cáo. C. Từ khoá. D. Biểu mẫu. Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Bất cứ ai cũng có thể xuất bản thông tin trên Internet. B. Bạn không bao giờ nên tin bất cứ điều gì bạn đọc trực tuyến. C. Không cần phải kiểm tra lại thông tin từ các trang web tin tức. D. Chỉ có hai loại thông tin: hoàn toàn đáng tin cậy hoặc hoàn toàn bịa đặt. Câu 26. Ví dụ nào sau đây nói về thông tin có độ tin cậy thấp? A. Bảng xếp hạng doanh thu âm nhạc. B. Bài bình luận về một CD âm nhạc. C. Một bộ sưu tập các bản nhạc cũ. D. Giá bán một CD âm nhạc thời xưa. Câu 27. Để tìm hiểu thông tin về một sự kiện đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội, trang thông tin nào dưới đây được xem là đáng tin cậy nhất? A. Trang thông tin có địa chỉ kết thúc bằng .gov.vn. B. Trang thông tin có nội dung giống những gì em đang nghĩ. C. Trang thông tin không thiên vị mà kể toàn bộ câu chuyện. D. Trang thông tin có nội dung gây xúc động lòng người. Câu 28. Để tìm kiếm “Người đạt giải Nobel hòa bình năm 2023” em sẽ chọn cụm từ khóa nào là phù hợp nhất? A. “Người đạt giải Nobel hòa bình năm 2023” B. “Giải Nobel năm 2023” C. “Người đạt giải năm 2023” D. “Người đạt giải Nobel năm 2023” Câu 29. Hoạt động nào sau đây có thể khiến việc sử dụng công nghệ số vi phạm đạo đức, pháp luật hoặc thiếu văn hoá? A. Sử dụng máy tính để soạn thảo đơn xin việc. B. Vẽ biểu đồ cho bài tập toán bằng phần mềm bảng tính. C. Truy cập mạng xã hội chia sẽ thông tin và viết bình luận. D. Mở phần mềm calculator để tính kết quả một phép tính luỹ thừa. Câu 30. Sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức, pháp luật? A. Hỏi bài bạn thông qua mạng Zalo. B. Gọi điện thoại hỏi thăm ông bà. C. Chụp ảnh món ăn mới nấu. D. Quay video ở địa điểm có biển cấm quay phim, chụp ảnh để khoe với bạn bè. Câu 31. Hành động nào sau đây là biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật và thiếu văn hoá? 5
- A. Chụp ảnh chú chó nhỏ nhà em. B. Chụp ảnh trong phòng trưng bày ở bảo tàng, nơi có biển không cho phép chụp ảnh. C. Chụp phong cảnh đường phố. D. Chụp ảnh hiệu sách em thường mua đồ gửi cho bạn. Câu 32. Việc nào sau đây là thích hợp khi em cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để làm bài tập? A. Sử dụng và không cần làm gì. B. Sử dụng và ghi rõ nguồn. C. Xin phép chủ sở hữu rồi mới sử dụng. D. Mua bản quyền để sử dụng. Câu 33. Việc nào sau đây là thích hợp khi một người cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để in vào cuốn sách của mình? A. Sử dụng và không cần làm gì. B. Sử dụng và ghi rõ nguồn. C. Xin phép tác giả, chủ sở hữu hoặc mua bản quyền trước khi sử dụng. D. Xin phép trang web đã đăng hình ảnh đó. Câu 34. Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hoá? A. Bạn Hoài đăng một mẫu thơ của nhà thơ nổi tiếng và ghi tác giả là mình. B. Bình luận với các từ ngữ phản cảm trên Facebook. C. Tải về một hình ảnh từ Intemet để minh hoạ cho bài tập môn Khoa học tự nhiên. D. Chép một đoạn văn trên Internet vào bài tập làm văn. Câu 35. Em chụp một bức hình rất đẹp và khoe với mọi người. Một thời gian sau, em thấy bức hình đó được đăng ở một trang web với tên tác giả là bạn em. Khi đó em sẽ làm gì? A. Liên lạc với bạn và yêu cầu ghi đúng nguồn. B. Không làm gì cả. C. Báo cáo với thầy cô giáo và người lớn. D. Nói với tất cả mọi người về điều đó. Câu 36. Phương án nào chỉ hành động vi phạm đạo đức, pháp luật và thiếu văn hoá. A. Chia sẻ thông tin hoạt động tuần tới của nhà trường. B. Chia sẻ thông tin về việc mua bán sừng tê giác. C. Không truy cập trang web chứa các bộ phim không có bản quyền. D. Tạo một bài viết mới trên Facebook về kế hoạch nghỉ tết Nguyên đán. Câu 37. Phương án nào chỉ hành động vi phạm đạo đức, pháp luật và thiếu văn hoá. A. Chia sẻ thông tin hoạt động tuần tới của nhà trường. B. Bình luận phản đối về việc mua bán sừng tê giác. C. Truy cập trang web chứa các bộ phim không có bản quyền. D. Tạo một bài viết mới trên Facebook về kế hoạch nghỉ tết Nguyên đán. Câu 38. Phương án nào là một hành động vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. A. Chia sẻ thông tin mua bán thuốc lá điện tử.. B. Tạo bài viết mới chia sẻ kinh nghiệm học tập có sử dụng từ ngữ thích hợp với học sinh. C. Không chia sẻ video bạo lực học đường. 6
- D. Không tham gia trang web cá cược bóng đá. Câu 39. Hành động nào không vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. a) Chia sẻ thông tin mua bán thuốc lá điện tử. b) Tạo bài viết mới chia sẻ kinh nghiệm học tập có sử dụng từ ngữ phản cảm không phù hợp với học sinh. c) Không chia sẻ video bạo lực học đường. d) Tham gia trang web cá cược bóng đá. Câu 40. Khi soạn bài trình chiếu môn Khoa học tự nhiên, bạn Minh sử dụng một số hình ảnh tải về từ Internet nhưng không ghi nguồn. Theo em, trong các việc làm sau thì việc làm nào không vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá? A. Nếu chỉ để làm bài tập. B. Nếu sử dụng với mục đích để kinh doanh. C. Nếu ghi mình là tác giả. D. Nếu sử dụng với mục đích để quảng cáo. -----------------Hết------------------ 7
- VI. HƯỚNG DẪN CHẤM UBND THÀNH PHỐ KON TUM HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TRƯỜNG TH&THCS TRẦN HƯNG ĐẠO GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Tin học. Lớp 8 1. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bài được trên phần mềm Microsoft Teams nên phần mềm tự động chấm điểm, mỗi học sinh chỉ thực hiện một lần duy nhất. - Nếu học sinh làm bị lỗi thì GV cho HS làm lại. 2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm Câu 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. Đáp án C D A B C D B C A D B C C D B D C D B B Câu 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. Đáp án D D D C A B C A C D B B C C A B C A C A P. Trần Hưng Đạo, ngày 19 tháng 10 năm 2024 DUYỆT CỦA BGH PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Đình Hùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
61 p | 24 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 (Có đáp án)
55 p | 13 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
29 p | 19 | 3
-
Bộ 20 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 (Có đáp án)
228 p | 29 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
47 p | 22 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn