intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Tây Giang, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TÂY GIANG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN VẬT LÝ - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 121 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Có 4 bình A. B. C. D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất? A. Bình A. B. Bình B. C. Bình D. D. Bình C. Câu 2: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây là của chất rắn kết tinh ? A. Luôn có tính đẳng hướng. B. Không dạng hình học xác định. C. Luôn có tính dị hướng. D. Không có cấu trúc tinh thể. 5 Câu 3: Nhiệt nóng chảy riêng của chì là 0,25.10 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy 5 kg chì là A. 12500 J. B. 125000 kJ. C. 1,25.106 J. D. 125 kJ. Câu 4: Tìm nhiệt lượng để hóa hơi hoàn toàn 2,5 lit nước ( coi là 2,5 kg nước) đang sôi ở nhiệt độ 100C ,biết nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 100C là 2, 26 106 J / K A. 82400J. B. 5650 kJ. C. 9, 04 105 J . D. 840kJ. 0 Câu 5: Đổi đơn vị 32 C bằng bao nhiêu K ? A. 35K . B. 350K . C. 305K. D. 530K. Câu 6: Trong nhiệt động lực học, tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là A. nội năng của vật. B. nhiệt năng của vật. C. cơ năng của vật. D. độ biến nội năng của vật. Câu 7: Gọi Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật, m là khối lượng của vật (kg). Tỉ số Q/m gọi là A. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật. B. khối lượng riêng của vật. C. nhiệt nóng chảy riêng của chất làm nên vật. D. trọng lượng riêng của vật. Câu 8: Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là A. J/kg.K B. J.kg/K. C. J/kg. D. J/K. Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc? A. Rèn thép trong lò rèn. B. Đúc tượng đồng C. Tuyết rơi D. Làm đá trong tủ lạnh. Câu 10: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. D. Va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình. Trang 1/4 - Mã đề 121
  2. Câu 11: Gọi A là công mà vật nhận được hoặc vật thực hiện lên vật khác, Q là nhiệt lượng vật nhận được hoặc truyền cho vật khác, ∆U là độ biến thiên nội năng của vật. Biểu thức liên hệ nào dưới đây đúng với định luật I nhiệt động lực học? Q A. U  Q . B. U  A  Q . C. U  A  Q . D. U  . A Câu 12: Một quả bóng bàn không thủng nhưng bị móp ( hình a) khi được thả vào cốc nước nóng thì nó căng phồng lên (hình b). Trong quá trình này, nội năng của chất khí bên trong quả bóng đã A. tăng lên. B. không thay đổi. C. bị mất đi. D. giảm xuống. Câu 13: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt dung riêng của vật rắn? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ). B. Jun (J). C. Jun trên độ (J/ độ). D. Jun trên kilôgam (J/ kg). Câu 14: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng Sự dãn nở vì nhiệt của A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. các chất. Câu 15: Nhiệt lượng cần truyền cho 1kg của một chất để nhiệt độ của nó tăng thêm 10C (1K) được gọi là A. nhiệt dung riêng. B. nhiệt nóng chảy riêng. C. nội năng. D. nhiệt lượng. Câu 16: Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ? Nhiệt kế thủy ngân Nhiệt kế rượu Nhiệt kế điện tử Tốc kế A. Tốc kế. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Nhiệt kế điện tử. Câu 17: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg A. chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. B. chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C. C. chất đó nóng chảy và hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định. D. chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. Câu 18: Chọn phát biểu đúng. Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi A. cốc được đặt ngoài sân nắng. B. cốc được đặt trong nhà. C. nước trong cốc càng ít. D. nước trong cốc càng nhiều. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng /sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Trang 2/4 - Mã đề 121
  3. Câu 1: Cung cấp nhiệt lượng 2 J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang bằng cách đốt khí bằng ngọn lửa đèn cồn, khí nở ra đẩy pittông di chuyển đều và đi được 5 cm. Cho lực ma sát giữa pittông và xilanh là 10 N. a) Quá trình trên khí nhận nhiệt lượng nên Q > 0. b) Quá trình trên khí nhận công nên A > 0 . c) Độ lớn của công chất khí thực hiện để pittông chuyển động đều là 0, 5 J. d) Độ biến thiên nội năng của khí là 15 J. Câu 2 : Khi nói về quan hệ giữa nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ trong thang nhiệt độ Kelvin a)T (K) = t (oC) + 273,15. b)Nước đá có nhiệt độ 0 K. c) Khi nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius tăng thêm 1 (oC) thì nhiệt độ trong thang nhiệt độ Kelvin 274,15 K. d)Nước tinh khiết sôi ở nhiệt độ 373,15 K. Câu 3: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105 kg được đun nóng tới nhiệt độ 142C vào một cốc đựng nước ở nhiệt độ 200 C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 420 C. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J / kg.K và của nước là 4200 J / kg.K. a) Quả cầu bằng nhôm tỏa nhiệt lượng. b) Nhiệt lượng của quả cầu nhôm tỏa ra là 9340 J. c) Nhiệt lượng nước thu vào là 9340 J. d) Khối lượng của nước là 0,1 kg. Câu 4: Một học sinh làm thí nghiệm đun nóng để làm 0,020 kg nước đá (thể rắn) ở 0 °C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 100 °C. Cho nhiệt nóng chảy của nước ở 0 °C là 3,34.10 5 J/kg; nhiệt dung riêng của nước là 4,20 kJ/kgK; nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 100 °C là 2,26.106 J/kg. Bỏ qua hao phí toả nhiệt ra môi trường. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? a) Đơn vị của nhiệt dung riêng của nước là kJ/kgK hoặc J/kgK. b)Nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 0,020 kg nước đá tại nhiệt độ nóng chảy là 6 860 J. c)Nhiệt lượng cần thiết để làm hoá hơi hoàn toàn 0,020 kg nước ở 100 °C là 42 500 J. d) Nhiệt lượng cần thiết để đưa 0,020 kg nước từ 0 °C đến 100 °C là 8 400 J. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 Câu 1. Một lượng khí nhận nhiệt lượng 250kJ do được đun nóng,đồng thời nhận công 500kJ do bị nén. Độ tăng nội năng của lượng khí là bao nhiêu kJ ? Câu 2. Người ta nung nóng một lượng khí xác định chứa trong một xilanh hình trụ, đặt đứng. Khí nở ra đẩy pit-tông đi lên làm tăng thể tích bên trong xi lanh thêm 30 dm3 và nội năng khí tăng thêm 1180 J. Biết áp suất của khí là 2.105Pa và không đổi trong quá trình dãn nở. Hỏi nhiệt lượng đã truyền cho khí bằng bao nhiêu Jun (J)? Trang 3/4 - Mã đề 121
  4. Câu 3. Theo bản tin thời tiết phát lúc 19h50 ngày 27/02/2022 thì nhiệt độ trung bình ngày – đêm trong ngày 28/02/2022 tại Hà Nội là 240C – 170C. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm này trong thang Kelvin là bao nhiêu? Câu 4. Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào lò một miếng sắt có khối lượng 22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào một nhiệt lượng kế có khối lượng 200 g có chứa 450 g nước ở nhiệt độ 150C thì nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế tăng lên đến 22,50C. Cho nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/kg.K; của chất làm nhiệt lượng kế là 418 J/kg.K; của nước là 4,18.103 J/kg.K. Nhiệt độ của lò là bao nhiêu 0C? Câu 5. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg. Hỏi 2 kg nước đá ở nhiệt độ 00C cần cung cấp nhiệt lượng bao nhiêu kJ để chuyển lên nhiệt độ 600C? Câu 6. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K; nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho 12 kg nước ở 250C chuyển hoàn toàn thành hơi ở 1000C là bao nhiêu mêga Jun ? (làm tròn đến 1 chữ số thập phân). ------ HẾT ------ (cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề 121
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2