Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng
lượt xem 2
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: Công nghệ trồng trọt - Lớp: 10 Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Mã đề: 001 Họ và tên:..................................................................... SBD: ............................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Chọn chữ cái in hoa trước phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Vòng đời của sâu hại thuộc nhóm biến thái hoàn toàn gồm mấy giai đoạn? A. 5 giai đoạn B. 2 giai đoạn C. 3 giai đoạn D. 4 giai đoạn Câu 2. Quá trình phát triển của sâu hại nhóm biến thái không hoàn toàn trải qua các giai đoạn là: A. Nhộng, trứng, trưởng thành B. Sâu non, trứng, nhộng, trưởng thành C. Trứng, sâu non, trưởng thành D. Trứng, nhộng, trưởng thành, sâu non Câu 3. Gieo vãi là phương pháp... A. tạo hốc nhỏ trên bề mặt luống, gieo hạt vào hốc và lấp đất. B. rạch thành từng hàng trên bề mặt luống, rắc hạt dọc theo hàng, lấp đất che kín hạt. C. rắc hạt giống đều trên bề mặt luống, phủ đất mỏng che kín hạt. D. rải đều phân bón trên bề mặt luống. Câu 4. Loại máy nào sau đây là ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch? A. Máy cày B. Máy gặt C. Máy gieo hạt cầm tay D. Máy xới, vun Câu 5. Cơ giới hóa trong trồng trọt là... A. quá trình thay thế những công cụ trồng trọt thô sơ bằng công cụ cơ giới. B. quá trình xử lý nông sản sau thu hoạch. C. quá trình chế biến nông sản sau thu hoạch. D. quá trình bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Câu 6. “Dùng vợt bắt sâu, dùng bẫy đèn, ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh” là biện pháp nào trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? A. Biện pháp hóa học B. Biện pháp canh tác C. Biện pháp sinh học D. Biện pháp cơ giới, vật lý Câu 7. Quy trình trồng trọt gồm các bước cơ bản theo thứ tự nào sau đây? A. Làm đất, bón lót Gieo hạt, trồng cây Chăm sóc Thu hoạch B. Gieo hạt, trồng cây Làm đất, bón lót Chăm sóc Thu hoạch C. Chăm sóc Làm đất, bón lót Gieo hạt, trồng cây Thu hoạch D. Thu hoạch Gieo hạt, trồng cây Chăm sóc Làm đất, bón lót Câu 8. Bón lót cho cây trồng được thực hiện vào thời điểm nào? A. Trước khi gieo trồng B. Trước khi cây ra hoa C. Sau khi gieo trồng 10 đến 15 ngày D. Sau khi cây bén rễ Câu 9. Chỉ ra biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng? A. Sử dụng thuốc hóa học. B. Sử dụng giống cây trồng có khả năng kháng bệnh. C. Vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng đúng thời vụ, luân canh cây trồng. D. Sử dụng các sinh vật có ích như: ong mắt đỏ, kiến ba khoang, bọ rùa, bọ ngựa... Câu 10. Cho các phát biểu sau: 1. Ruồi đục quả thuộc nhóm sâu hại cây trồng 2. Tuyến trùng thuộc nhóm bệnh hại cây trồng 3. Nấm thuộc nhóm sâu hại cây trồng Trang 1/3 – Mã đề 001
- 4. Côn trùng, tuyến trùng thuộc nhóm sâu hại cây trồng Xác định phát biểu đúng về sâu, bệnh hại cây trồng? A. 1, 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 11. Cơ giới hóa trong trồng trọt được áp dụng trong các khâu... A. bón phân, làm đất, làm cỏ, tỉa cây B. làm đất, gieo hạt, bón thúc, tưới nước C. làm đất, phun thuốc trừ sâu, gieo hạt D. làm đất, chăm sóc, thu hoạch, gieo trồng Câu 12. Yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường gây ra... A. bệnh sinh lý cho cây trồng B. bệnh do sinh vật, côn trùng C. bệnh do nấm D. bệnh do côn trùng, vi khuẩn Câu 13. Trồng bầu, bí, mướp người ta thường làm giàn kiểu nào sau đây? A. Kiểu chữ X B. Kiểu chữ A C. Kiểu mái bằng D. Kiểu chữ I Câu 14. Mục đích của việc ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt là gì? A. Giúp chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng cao. B. Giúp duy trì chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản nông sản. C. Thay thế sức người, tiết kiệm nhân công, nâng cao độ chính xác của công việc và hiệu quả trồng trọt. D. Giúp bảo quản sản phẩm trồng trọt trong thời gian dài. Câu 15. Sâu hại cây trồng là... A. động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cho cây trồng. B. động vật không xương sống. C. các loại động vật gây hại cho cây trồng. D. tuyến trùng gây hại rễ cây. Câu 16. Sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ưu điểm? A. Tiết kiệm thời gian, công sức, hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh. B. Đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. C. Đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường. D. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài, không gây ô nhiễm môi trường. Câu 17. Loại sâu hại nào sau đây thường đẻ trứng vào trong quả? A. Ruồi đục quả B. Ốc sên C. Nấm đạo ôn D. Bọ hà Câu 18. Quy trình trồng trọt gồm mấy bước cơ bản? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 19. Trạng thái không bình thường của cây do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra được gọi là... A. côn trùng hại cây trồng B. sâu hại cây trồng C. nhộng hại cây trồng D. bệnh hại cây trồng Câu 20. Xác định ví dụ đúng về bệnh hại cây trồng? A. Ốc sên hại lúa B. Châu chấu hại ngô C. Nấm đạo ôn hại lúa D. Sâu tơ hại bắp cải Câu 21. Loại cây trồng nào thường phải lên luống khi gieo trồng? A. Nhãn B. Bạch đàn C. Lúa D. Khoai lang Câu 22. Sinh vật gây bệnh cho cây trồng bao gồm? A. Côn trùng, vi khuẩn B. Nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng C. Nấm, vi rút, sâu hại, côn trùng D. Vi rút, tuyến trùng, côn trùng Câu 23. Máy lên luống được áp dụng trong quá trình nào sau đây? A. Gieo cấy, gieo trồng B. Làm đất C. Thu hoạch D. Chăm sóc cây trồng Câu 24. Biểu hiện về hình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được gọi là... A. bệnh tích của cây bị bệnh B. triệu chứng của cây bị bệnh C. cấu tạo của cây bị bệnh D. giải phẫu bệnh tích cây bị bệnh Câu 25. Củ khoai lang bị bọ hà gây hại có đặc điểm gì? A. Có màu trắng sữa B. Có vị cay Trang 2/3 – Mã đề 001
- C. Có vị đắng, thối D. Có màu xanh ánh kim Câu 26. Cho các phát biểu sau: 1. Điều kiện ngoại cảnh gây ra bệnh sinh lý cho cây trồng 2. Bệnh hại do sinh vật gây ra có khả năng lây lan 3. Điều kiện ngoại cảnh bất lợi là điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát sinh, phát triển, gây hại 4. Bệnh hại do sinh vật gây ra không có khả năng lây lan. Xác định phát biểu đúng về bệnh hại cây trồng? A. 1, 2, 3 B. 1, 3, 4 C. 1, 2, 3,4 D. 2, 3, 4 Câu 27. Sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có nhược điểm gì? A. Tốn thời gian, công sức, hiệu quả thấp. B. Khó áp dụng với diện tích lớn, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển thành dịch. C. Gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi, ô nhiễm môi trường . D. Không có tác dụng dập dịch. Câu 28. Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc nào? A. Đúng thuốc, đúng nồng độ, liều lượng, đúng cách, đúng thời gian. B. Phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh, triệt để, hiệu quả. C. Phòng là phụ, diệt là chính nhanh chóng, kịp thời. D. Diệt sâu, bệnh là chính, kết hợp nhiều biện pháp. II. TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM) Câu 29. Hoàn thành bảng kiến thức về sâu hại cây trồng sau: Loại sâu hại Quá trình phát triển Giai đoạn gây hại chính Đối tượng cây trồng bị gây (thuộc nhóm biến thái nào) hại chủ yếu Rầy nâu Ruồi đục quả Sâu đục thân Câu 30. Chị T có thuê của hợp tác xã 1000m 2 đất để trồng rau an toàn. Đến thời điểm gần thu hoạch, chị phát hiện trên ruộng xuất hiện sâu ăn lá. Chị dự định sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu hại. Theo em, chị T có nên dùng biện pháp đó hay không? Vì sao? Em hãy đề xuất các biện pháp phòng trừ thích hợp để vừa tiêu diệt được sâu hại vừa an toàn cho con người và môi trường. Câu 31. Vận dụng quy trình trồng trọt và liên hệ thực tế, em hãy trình bày sơ lược quy trình trồng và chăm sóc cây hoa đào? ----------------Hết ---------------- Trang 3/3 – Mã đề 001
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 174 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 310 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn