intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

  1. Đề_gốc_số1 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I I NĂM HỌC 2022- THÀNH ĐỀ CHÍNH THỨC-SỐ 1 2023 MÔN: ĐỊA LÍ 11 ĐỀ CÓ 04 TRANG Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề Câu 1(1): LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây? A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu 2(1): Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của LB Nga? A. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng. B. Phần lớn là núi và cao nguyên. C. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn. D. Có trữ năng thủy điện lớn. Câu 3(1): Dân tộc nào sau đây chiếm tới 80% dân số LB Nga? A. Tác-ta. B. Chu-vát. C. Nga. D. Bát-xkia. Câu 4(1): Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nga là một cường quốc văn hóa? A. Có nhiều công trình kiến trúc, tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị. B. Có nhiều nhà bác học thiên tài, nổi tiếng thế giới. C. Có nghiên cứu khoa học cơ bản rất mạnh, tỉ lệ người biết chữ cao. D. Là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ. Câu 5(1): Liên Bang Nga đóng vai trò như thế nào trong Liên Bang Xô Viết? A. Tạo dựng Liên Xô trở thành cường quốc trên thế giới. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Liên Xô đứng đầu thế giới. C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu dầu mỏ. D. Mở rộng lãnh thổ Liên Xô, là nước có diện tích lớn nhất. Câu 6(1): Ý nào sau đây không phải là thành tựu về kinh tế của Liên Bang Nga sau năm 2000? A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng. B. Thanh toán xong nợ nước ngoài từ thời Xô viết. C. Giá trị xuất siêu ngày càng tăng. D. Đời sống nhân dân được nâng cao. Câu 7(1): Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là A. Vùng Trung ương. B. Vùng Trung tâm đất đen. C. Vùng Uran. D. Vùng Viễn Đông. Câu 8(1): Lúa mì ở LB Nga được trồng chủ yếu ở khu vực nào dưới đây? A. Phía bắc đồng bằng Tây Xia bia. B. Cao nguyên Trung Xi bia. C. Vùng Viễn Đông. D. Đồng bằng Đông Âu. Câu 9(1): Nhật Bản nằm ở khu vực nào dưới đây? A. Đông Á. B. Nam Á. C. Bắc Á. D. Tây Á. Câu 10(1): Đảo chiếm 61% tổng diện tích đất nước Nhật Bản là A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu. Câu 11(1): Các loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể hơn cả của Nhật Bản là A. Dầu mỏ và khí đốt. B. Sắt và mangan. C. Than đá và đồng. D. Bôxit và apatit. Câu 12(1): Ngọn núi lửa cao nhất ở Nhật Bản là A. Iwate B. Kitadake C. Kamikochi D. Fujisan Câu 13(1): Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.
  2. D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 14(1): Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Câu 15(1): Cây trồng chính của Nhật Bản là A. Lúa mì. B. Chè. C. Lúa gạo. D. Thuốc lá. Câu 16(1): Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là A. Lúa mì, dầu mỏ, quặng. B. Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp. C. Lúa mì, lúa gạo, hải sản. D. Sản phẩm nông nghiệp, vật tư nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp. Câu 17(2): Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển kinh tế – xã hội của LB Nga là A. Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. B. Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn. C. Hơn 80% lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới. D. Nhiều khoáng sản phân bố ở núi cao hoặc đầm lầy Câu 18(2): Yếu tố tạo thuận lợi để Liên Bang Nga tiếp thu thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới là A. Lực lượng lao động dồi dào. B. Nền kinh tế năng động. C. Trình độ dân trí cao. D. Tỉ lệ dân thành thị cao. Câu 19(2): Ý nghĩa lớn nhất mà vị trí địa lí mang lại cho Liên Bang Nga là A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu có B. Phần lớn lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới. C. Thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các nước, các châu lục D. Thuận lợi trong phát triển tổng hợp kinh tế biển Câu 20(2): Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới? A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống. B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên. C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật. D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm. Câu 21(2): Ý nào dưới đây là khó khăn của Liên Bang Nga sau năm 2000? A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng chậm. B. Nợ nước ngoài từ thời Xô viết. C. Chảy máu chất xám. D. Đời sống nhân dân chậm cải thiện. Câu 22(2): Điểm khác biệt lớn nhất giữa vùng kinh tế Viễn Đông so với các vùng kinh tế khác ở Nga là A. Phát triển ngành khai thác và chế biến gỗ B. Nông nghiệp còn hạn chế C. Tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước EU D. Phát triển để hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương Câu 23(2): Hạn chế chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là A. Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh. B. Khí hậu phân hóa rõ rệt từ bắc xuống nam. C. Nghèo khoáng sản. D. Nhiều đảo lớn, nhỏ nhưng nằm cách xa nhau. Câu 24(2): Tác động nào không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản? A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội. B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào. C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng. D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm.
  3. Câu 25(2): Đâu không phải là nguyên nhân làm nên giai đoạn “Thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản? A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp B. Giàu tài nguyên, điều kiện tự nhiên thuận lợi C. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng D. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt Câu 26(2): Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất? A. Do tập trung nhiều khoáng sản có giá trị cho sản xuất. B. Do có khí hậu lạnh, dễ dàng bảo quản sản phẩm sau chế biến. C. Rừng bao phủ phần lớn diện tích, diện tích lớn nhất, dân cư tập trung đông. D. Do địa hình thuận lợi, có nguồn lao động trình độ cao, tập trung đông dân. Câu 27(2): Dẫn chứng nào chứng minh cho nhận xét: “Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản”? A. Diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ. B. Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh. C. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP hiện chỉ chiếm khoảng 1%. D. Lúa gạo là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác. Câu 28(2): Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao. C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp. D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh. Câu 29(3): Cho bảng số liệu: DÂN SỐ LB.NGA Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga giảm 4 triệu người. B. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga tăng thêm 4 triệu người. C. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục giảm. D. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số LB Nga liên tục tăng. Câu 30(3): Mặt hàng xuất khẩu chính của Nga sang Việt Nam là A. Sắt, thép B. Dầu mỏ C. Vàng, đồng D. Than Cho bảng số liệu, trả lời câu hỏi 31, 32 GDP của LB Nga qua các năm (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015 GDP 967,3 363,9 259,7 582,4 1524,9 1326,0 Câu 31(3): Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. GDP của LB Nga tăng liên tục qua các năm. B. GDP của LB Nga tăng nhanh nhất ở giai đoạn 2010 - 2015 C. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP của LB Nga tăng nhanh D. GDP của LB Nga giảm trong những năm đầu thế kỉ XXI. Câu 32(4): Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện GDP của LB Nga giai đoạn 1990 - 2015 là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột.
  4. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp (cột, đường). Câu 33(3): Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành A. Du lịch sinh thái biển. B. Giao thông vận tải biển. C. Khai thác khoáng sản biển. D. Nuôi trồng hải sản. Câu 34(3): Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do A. Thực hiện việc hợp tác phát triển với nhiều quốc gia. B. Nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới. C. Nhu cầu về hàng hóa nhập ngoại của người dân cao. D. Hoạt động đầu tư ra các nước ngoài phát triển mạnh. Câu 35(3): Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm trong những năm gần đây là? A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,… B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng. C. Chuyển sang trồng các loại cây khác. D. Phát triển nông nghiệp quảng canh. Câu 36(3): Mục đích chính của việc đầu tư ra nước ngoài của các công ty Nhật Bản là A. Giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng trong nước. B. Tranh thủ tài nguyên, thị trường, sức lao động tại chỗ. C. Bành trướng về tài chính nhằm tạo them lợi nhuận D. Mở rộng ảnh hưởng chính trị của nhật bản đối với các nước. Câu 37(3): Các cây trồng, vật nuôi của LB Nga được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu là do: A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm. B. Địa hình thấp, có nhiều sông lớn, đất phù sa màu mỡ. C. Địa hình tương đối cao, có đồi thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa. D. Địa hình thấp, bằng phẳng, có nhiều mưa vào mùa đông. Câu 38(4): Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của N.Bản đều hướng vào A. Tận dụng tối đa sức lao động. B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước. C. Kĩ thuật cao. D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước. Câu 39(4): Hiện nay, Nhật Bản đẩy mạnh chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp cho Việt Nam chủ yếu do A. Thu lợi nhuận từ việc bán máy móc, thiết bị B. Nhu cầu nhập khẩu nông sản chất lượng cao C. Việt Nam là thị trường tiềm năng D. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi Câu 40(4): Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do A. Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao. B. Nhật Bản không phải nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống. C. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu vượt trội so với số lượng các mặt hàng nhập khẩu. D. Sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản có giá trị rất cao, thị trwongf xuất khẩu ổn định. __HẾT__
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2