intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

16
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN MA TRẬN - BẢNG ĐẶC TẢ - ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN KHTN 6 - NĂM HỌC 2022-2023 I. MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II (nội dung chương trình kết thúc tuần 25). Chương VII Từ bài 29 đến 33 (12 tiết); Chương VIII từ bài 41 đến 45 (12 tiết)) - Thời gian làm bài: 60 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 10 câu, thông hiểu: 04 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm. + Phần tự luận: 6,0 điểm (gồm 7 câu hỏi: Nhận biết: 1,5 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 1,5 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) + Nội dung nửa đầu học kì II: 100%. - Nội dung chương VII: 50% (5,0 điểm; Chủ đề 1: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG - 12 tiết) - Nội dung chương VIII: 50% (2,0 điểm; Chủ đề 2: LỰC TRONG ĐỜI SỐNG – 12 tiết) MỨC Tổng số Tổng điểm ĐỘ câu (%) Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng Chủ đề cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1. Đa dạng 5,0 thế giới 1 6 2 1 2 8 (50%) sống (12 tiết) 2. Lực 3 8 5,0 trong 1 4 1 2 1 2 (50%) đời
  2. sống (12 tiết) Tổng 5 16 21 2 4 1 8 1 4 1 câu Tổng 6,0 4,0 10,0 3 1 1 2 1 1 1 điểm 10% % điểm số 40% (4,0) 2 (1,0) 60% 40% 100%
  3. II. BẢNG ĐẶC TẢ
  4. Yêu cầu Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ cần đạt TL TN TL TN 1. Đa dạng thế giới sống (12 tiết) - Sự đa dạng - Nêu được đa dạng của virus của virus, một - Nêu được cấu tạo của virus số bệnh do - Nêu được vai trò của virus virus gây ra. Nhận - Nêu được vai trò của nguyên sinh vật 1 2 C17 - Sự đa dạng biết - Nêu được vai trò của nấm nguyên sinh - Sự đa dạng và cấu tạo của virus 1 C1 vật, một số - Phân biệt được bệnh do virrus hay do nấm bệnh do 1 C2 gây ra nguyên sinh - Giải thích lối sống kí sinh của virus 1 C3 vật gây nên. - Tác nhân gây bệnh do nguyên sinh vật gây ra. 1 C5 - Sự đa dạng - Biểu hiện bệnh do nguyên sinh vật gây ra. nấm, vai trò - Vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực của nấm, một Thông tiễn (phân hủy chất thải và xác sinh vật, làm số bệnh do nấm hiểu thức ăn, dùng làm thuốc,...). gây ra. - Vai trò của nấm trong tự nhiên 1 C7 - Vai trò của nấm đối với con người 1 C8 Vận - Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên dụng sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. - Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). - Các biện pháp phòng bệnh do virus gây ra. 1 C4 Vận - Các biện pháp phòng bệnh do nguyên sinh dụng vật gây ra. 1 C6 Vận - Một số bệnh do nấm gây ra 1 C18 dụng - Cách phòng chống bệnh do nấm gây ra cao 2. Lực trong đời sống (12 tiết) - Các yếu tố biểu diễn lực 1 C9 – Lực và tác - Phương và chiều của trọng lượng, biểu diễn 1 C19 dụng của lực lực – Lực tiếp xúc - Kể tên được một số ứng dụng của vật đàn và lực không Nhận hồi. tiếp xúc biết - Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế. – Ma sát - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay – Lực cản của đổi tốc độ. nước - Lấy được ví dụ về tác dụng của trọng lực 1 C10 – Khối lượng - Biến dạng đàn hồi 1 C11 và trọng lượng - Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. - Lực ma sát nghỉ 1 C12 – Biến dạng - Khi nào xuất hiện lực ma sát, lực ma sát nghỉ 1 C13
  5. Mức độ Yêu cầu Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung cần đạt TL TN TL TN của lò xo Thông - Chỉ ra được phương và chiều của lực 1 C14 hiểu - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc. Vận - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong dụng thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó. - Phân tích được mối quan hệ giữa độ biến 1 1 C20 C15 dạng với khối lượng của vật. - Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng 1 C16
  6. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 6 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về virus? A. Virus là sinh vật đơn bào có kích thước rất nhỏ. B. Virus là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. C. Virus gồm 1 tế bào, chỉ nhân lên trong tế bào vật chủ. D. Virus là sinh vật đa bào, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. Câu 2. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, cúm, thủy đậu. B. Viêm da, cúm, thủy đậu. C. Quai bị, hắc lào, lang ben. D. Lang ben, thủy đậu, viêm da Câu 3. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng: A. có kích thước hiển vi B. có cấu tạo tế bào nhân sơ C. không có cấu tạo tế bào D. có hình dạng không cố định Câu 4. Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng ngừa các bệnh do virus gây nên? A. Tiêm các loại vaccine phòng bệnh B. Rửa sạch tay và bề mặt các vật dụng C. Uống thuốc kháng sinh khi bị ốm D. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể Câu 5. Bệnh kiết lị do nguyên sinh vật nào gây nên? A. Trùng Plasmodium B. Trùng Entamoeba C. Trùng roi D. Trùng giày Câu 6. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét? A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy. C. Phát quang bụi rậm. D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt. Câu 7. Vai trò quan trọng của nấm trong tự nhiên là A. cung cấp thực phẩm cho con người B. được con người sử dụng làm dược liệu C. ứng dụng trong quá trình lên men D. phân hủy chất thải và xác sinh vật Câu 8. Loại nấm nào sau đây được dùng làm dược liệu? A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm C. Nấm linh chi D. Nấm hương Câu 9. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là: A. Nhiệt kế B. Tốc kế C. Lực kế D. Cân Câu 10. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi? A. Tờ giấy bị kéo cắt đôi B. Cái lò xo bị kéo dãn không về được hình dạng ban đầu C. Tác dụng một lực vào cục đất nặn D. Quả bóng đá bay đập vào tường nảy lại. Câu 11. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Đơn vị của trọng lượng là niutơn (N) B. Mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau C. Độ lớn của lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của các vật D. Cả 3 phương án trên. Câu 12. Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?
  7. A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Câu 13. Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào đầu một lò xo, lò xo dãn ra 1cm. Muốn lò xo dãn ra 3cm thì treo thêm quả nặng nặng bao nhiêu? A. Treo thêm một quả nặng 50g B. Treo thêm quả nặng 100g C. Treo thêm quả nặng 150g D. Treo thêm quả nặng 15g. Câu 14. Một vật có khối lượng 500g, trọng lượng của nó là: A. 5000N B. 50N C. 500N D. 5N. Câu 15. Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì? A. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm cản trở chuyển động B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, có tác dụng làm cản trở chuyển động. C. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước D. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước Câu 16. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và nó có tác dụng gì? A. Lực ma sát nghỉ, thúc đẩy chuyển động B. Lực ma sát nghỉ, cản trở chuyển động C. Lực ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động D. Lực ma sát trượt, cản trở chuyển động. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (2,0 điểm) Em hãy nêu vai trò của nguyên sinh vật đối với con người? Câu 18. (1,0 điểm) Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta có cần quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm không? Em hãy giải thích vì sao? Câu 19. (1,0 điểm) Lực hút Trái đất có phương và chiều thế nào? Hãy vẽ mũi tên biểu diễn lực xách quả dừa với lực 20N theo tỉ xích 0,5cm ứng với 5N? Câu 20. (2,0 điểm) Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m= 0,03kg và m= 0,1kg lần lượt vào mỗi lò xo. a) Lò xo treo vật nào dãn nhiều hơn? b) Trọng lượng vật nào nhỏ hơn? Vì sao? ---------- HẾT ---------- PHÓ HIỆU TỔ TRƯỞNG GV RA ĐỀ TRƯỞNG CM Đỗ Văn Mãi Nguyễn Thị Vy Đoàn Thị Kim Ngọc
  8. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp 6 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về virus? A. Virus có cấu tạo tế bào đơn giản. B. Cấu tạo virus gồm vỏ protein và lõi chứa vật chất di truyền là ADN hoặc ARN. C. Virus là dạng sống có kích thước vô cùng nhỏ bé. D. Virus chỉ nhân lên được trong tế bào sống của vật chủ. Câu 2. Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, cúm, quai bị. B. Viêm da, cúm, quai bị C. Thủy đậu, hắc lào, viêm da. D. Lang ben, thủy đậu, bại liệt. Câu 3. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng: A. có kích thước hiển vi B. có cấu tạo tế bào nhân sơ C. có hình dạng không cố định D. chưa có cấu tạo tế bào Câu 4. Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh do virus gây nên? A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch. B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ. C. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp. D. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Câu 5. Bệnh sốt rét do nguyên sinh vật nào gây nên? A. Trùng Plasmodium B. Trùng Entamoeba C. Trùng roi D. Trùng giày Câu 6. Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh kiết lị? A. Rửa sạch tay trước khi ăn. B. Ăn chín uống sôi. C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ. D. Không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh. Câu 7. Vai trò quan trọng của nấm trong tự nhiên là A. cung cấp thực phẩm cho con người B. phân hủy chất thải và xác sinh vật C. ứng dụng trong quá trình lên men D. được con người sử dụng làm dược liệu
  9. Câu 8. Loại nấm nào sau đây được dùng làm dược liệu? A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm C. Đông trùng hạ thảo D. Nấm hương Câu 9. Đơn vị dùng để đo lực: A. Mét(m) B. Kilogam(kg) C. Niutơn(N) D. Mét khối(m3) Câu 10. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động? A. Một vật được thả thì rơi xuống B. Quả bóng được đá thì lăn trên sàn C. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang D. Một vật được ném thì bay lên cao. Câu 11. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị … A. Lực đàn hồi B. Dãn ra C. Trọng lực D. Cân bằng lẫn nhau Câu 12. Lực giữ cho vật đứng yên khi vật chịu tác dụng của lực khác là: A. Lực ma sát B. Lực ma sát lăn C. Lực ma sát nghỉ D. Lực ma sát trượt. Câu 13. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn với một quả cân 100g thì lò xo có độ dài là 11cm; nếu thay bằng quả cân 200g thì lò xo có độ dài là 11,5cm. Hỏi nếu treo quả cân 400g thì lò xo có độ dài bao nhiêu? A. 13cm B. 12,5cm C. 12cm D. 11,5cm. Câu 14. Một học sinh có khối lượng 30kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu? A. 30N B. 3N C. 0,3N D. 300N. Câu 15. Tại sao khi phanh gấp, lốp xe ô tô để lại một vệt đen dài trên đường nhựa? A. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn B. Do ma sát giữa lốp xe và mặt đường lớn làm cho cao su mềm ra và dính vào mặt đường C. Do cao su nóng lên D. Do lực hút của mặt đường. Câu 16. Khi đi bộ, chân đạp lên mặt đường về phía sau làm xuất hiện lực ma sát giữa mặt đường và chân. Lực này có phương, chiều như thế nào và có tác dụng gì? A. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía trước, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước B. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm người chuyển động về phía trước C. Phương nằm ngang, chiều hướng về phía sau, có tác dụng làm cản trở chuyển động D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, có tác dụng làm cản trở chuyển động. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17. (2,0 điểm) Em hãy nêu vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên? Câu 18. (1,0 điểm) Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta có cần phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm không? Em hãy giải thích vì sao? Câu 19. (1,0 điểm) Lực hút Trái đất có phương và chiều thế nào? Hãy vẽ mũi tên biểu diễn trọng lượng của một vật có độ lớn 0,5N theo tỉ xích 1cm ứng với 0,2N?
  10. Câu 20. (2,0 điểm) Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng gắn vật m= 0,1kg và m= 0,02kg lần lượt vào mỗi lò xo. a) Lò xo treo vật nào dãn nhiều hơn? b) Trọng lượng vật nào lớn hơn? Vì sao? ---------- HẾT ---------- TỔ TRƯỞNG CM Đỗ Văn Mãi Nguyễn Thị Vy HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A C C B D D C C D D B C D C B II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm
  11. Vai trò của nguyên sinh vật đối với con người: * Có lợi: 0,5 - Một số tảo có giá trị dinh dưỡng cao được chế biến thành thực 0,5 Câu 17 phẩm chức năng (2,0 điểm) - Nhiều loại rong biển được con người dùng làm thức ăn hoặc 0,5 dùng trong chế biến thực phẩm. - Nguyên liệu cho công nghiệp, làm sạch môi trường nước. 0,5 * Có hại: Gây bệnh cho người (bệnh sốt rét, bệnh kiết lị,…) Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta có cần quan tâm đến màu sắc 0,25 và hạn sử dụng của thực phẩm, vì: Câu 18 - Thực phẩm để lâu (quá hạn sử dụng) dễ xuất hiện nấm 0,25 (1,0 điểm) - Thực phẩm sẽ bị biến đổi chất lượng, biến đổi màu sắc 0,25 - Gây ảnh hưởng/nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng (ngộ 0,25 độc thực phẩm) Câu 19 - Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên Mỗi ý 0,5đ (1,0 điểm) xuống dưới - Vẽ đúng mũi tên biểu diễn lực xách quả dừa Câu 20 a) Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn Mỗi câu (2,0 điểm) b) Trọng lượng vật m1 nhỏ hơn vì có khối lượng nhỏ hơn 1đ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A A A D C A D B C C A B C B D A A
  12. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên: * Có lợi: - Tảo quang hợp cung cấp oxy cho các động vật dưới nước 0,5 Câu 17 - Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn hơn 0,5 (2,0 điểm) - Một số nguyên sinh vật sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần 0,5 thiết cho sự sống của các loài động vật khác *Tác hại: gây bệnh cho động vật (cá, tôm…) 0,5 Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta có cần quan tâm đến màu sắc 0,25 và hạn sử dụng của thực phẩm, vì: Câu 18 - Thực phẩm để lâu (quá hạn sử dụng) dễ xuất hiện nấm 0,25 (1,0 điểm) - Thực phẩm sẽ bị biến đổi chất lượng, biến đổi màu sắc 0,25 - Gây ảnh hưởng/nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng (ngộ 0,25 độc thực phẩm) Câu 19 - Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên Mỗi ý 0,5đ (1,0 điểm) xuống dưới - Vẽ đúng mũi tên biểu diễn lực của một vật Câu 20 a) Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn Mỗi câu (2,0 điểm) b) Trọng lượng vật m1 lớn hơn vì có khối lượng lớn hơn 1đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2