intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 101 I.TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm ) Câu 1: Thời cổ trung đại, Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á là tôn giáo có nguồn gốc từ A. Ả Rập. B. Trung Quốc. C. phương Tây. D. Ấn Độ. Câu 2: Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm A. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất. B. Phật giáo, Nho giáo. C. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. D. tín ngưỡng phồn thực. Câu 3: Sự du nhập của văn hóa phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á yếu tố văn hóa mới như tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và nhất là những tiến bộ về A. chữ viết. B. nghệ thuật. C. kĩ thuật. D. kiến trúc. Câu 4: Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn được gọi là văn minh A. Phù Nam. B. Sông Hồng. C. Trống đồng. D. Sa Huỳnh. Câu 5: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Khu vực Nam bộ ngày nay. B. Cư trú rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. C. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. D. Khu vực Trung bộ ngày nay. Câu 6: Kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là A. thủ công nghiệp. B. thương nghiệp. C. nông nghiệp lúa nước. D. săn bắn, hái lượm. Câu 7: Tự động hóa và công nghệ Robot ra đời có điểm hạn chế là gì? A. Nguy cơ người lao động bị mất việc làm. B. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. C. Gây ra tình trạng ô nhiểm môi trường. D. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. Câu 8: Thế kỉ XI-XII, trên cơ sở tiếp thu một phần chữ Hán của Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ viết riêng là A. chữ Chăm cổ. B. Chữ Khơ-me cổ. C. chữ Mã Lai cổ. D. chữ Nôm. Câu 9: Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. hình thành và bước đầu phát triển B. bước vào giai đoạn suy yếu. C. bước đầu phát triển. D. phát triển rực rỡ. Câu 10: Thể loại văn học dân gian ra đời ở Đông Nam Á thời cổ trung đại là A. truyện ngắn. B. thần thoại. C. tản văn. D. kí sự. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm. B. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa. C. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội. D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Câu 12: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn được gọi là A. cách mạng 4.0. B. cách mạng kĩ thuật. C. cách mạng kĩ thuật số. D. cách mạng công nghiệp nhẹ. Câu 13: Ý nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của nền văn minh Chăm-pa? Trang 1/2 - Mã đề 101
  2. A. Chỉ tiếp thu những thành tựu của nền văn minh Ấn Độ. B. Kết hợp giữa văn hóa Đại Việt với văn hóa Phù Nam. C. Kết hợp giữa văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ. D. Có sự giao thoa giữa văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Câu 14: Ý nào sau đây không thể hiện nội dung của dòng văn học dân gian ở Đông Nam Á thời cổ đại? A. Ca ngợi đất nước, sự tiến bộ của kĩ thuật. B. Thể hiện đời sống vật chất, tinh thần. C. Phản ánh hoạt động sản xuất nông nghiệp. D. Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người. Câu 15: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa? A. Lưu giữ và phát huy nền văn hóa bản địa. B. Chịu ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ. C. Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa. D. Hình thành trên cơ sở của nền văn hóa Sa Huỳnh. Câu 16: Thế kỉ XVI, tôn giáo mới du nhập từ phương Tây đến Đông Nam Á là A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Công giáo. D. Hồi giáo. Câu 17: Văn học Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh cả về hình thức và nội dung từ văn học A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. phương Tây. D. Trung Quốc. Câu 18: Nền văn minh Chăm-pa được phát triển dựa trên nền văn hóa A. Sa Huỳnh. B. Óc Eo. C. Đồng Nai. D. văn hóa Đông Sơn. Câu 19: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho trình độ chế tác của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Trống đồng Đông Sơn. B. Tiền đồng Óc Eo. C. Tượng phật Đồng Dương. D. Phù điêu Khương Mỹ. Câu 20: Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ ba? A. Chinh phục vũ trụ. B. Máy tính. C. Trí tuệ nhân tạo (AI). D. Mạng Internet không dây. Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ trong xã hội Văn Lang - Âu Lạc? A. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp lúa nước. B. Âm nhạc phát triển cả về nhạc cụ lẫn loại hình biểu diễn. C. Tục xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen. D. Tín ngưỡng phồn thực, thờ cúng ông bà tổ tiên. II.TỰ LUẬN ( 3.0 điểm ) Câu 1: Em hãy nêu những ứng dụng của thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đời sống mà em biết? ( 1.0 điểm ) Câu 2: Em hãy giải thích tại sao phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ được Việt Nam lựa chọn làm quà tặng Liên Hợp quốc nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức này? (2.0 điểm ) ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2