intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

  1. PHÒNG GD – ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 MỨC ĐỘ TỔNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO CỘNG CHỦ ĐỀ TN TL TN TL TN TL TN TL 1. CUỘC - Nguyên nhân thực dân Pháp KHÁNG xâm lược Việt Nam. CHIẾN TỪ - Biết về Trương Định. NĂM 1858- - Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất. 1873. Số câu: 4 4 Số điểm: 1.33 1.33 2. CUỘC - Biết câu nói của Nguyễn Trung - Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm - Tác dụng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân KHÁNG Trực. lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm dân ta. CHIẾN TỪ - Hai chiến thắng của quân ta tại 1884. - Nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp. Cầu Giấy. 1873-1884 - Sự kiện đánh dấu Pháp cơ bàn hoàn thành xâm lược VN. - Nội dung Hiệp ước Hác-măng. Số câu: 4 1 1 1 7 Số điểm: 1.33 1.5 0.33 1.0 4.16 3. PHONG - Phong trào Cần vương (quy - Tại sao khởi nghĩa Hương Khê - Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của cuộc kháng TRÀO CẦN mô, mục tiêu, lãnh đạo) được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX. VƯƠNG - Ba cuộc khởi nghĩa trong biểu nhất trong phong trào Cần - Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) phong trào Cần vương. vương. đã chứng tỏ điều gì. Số câu: 4 1 1 1 7 Số điểm: 1.33 1.5 0.33 1.0 4.16 4. Khởi nghĩa Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Số câu: 1 1
  2. Số điểm: 0.33 0.33 Tổng số câu: 12 2 4 1 19 Tổng số điểm: 4.0 3.0 2.0 1.0 10 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề Võ Văn Hiếu
  3. PHÒNG GD - ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm) Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: (Ví dụ: Nếu chọn ý A câu 1 thì ghi câu 1. A vào giấy làm bài). Câu 1. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. B. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. C. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đang suy yếu. D. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường rộng lớn. Câu 2. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của ai? A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Trương Quyền. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 3. Danh hiệu “Bình Tây đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào? A. Phan Tôn. B. Trương Định. C. Trương Quyền. D. Phan Liêm. Câu 4. Địa danh nào gắn liền với hai thất bại lớn của thực dân Pháp khi tiến hành xâm lược Việt Nam? A. Hà Nội. B. Gia Định. C. Cầu Giấy. D. Đà Nẵng. Câu 5. Về mặt pháp lý sau bao nhiêu năm thực dân Pháp cơ bản hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. 24 năm. B. 26 năm. C. 28 năm. D. 30 năm. Câu 6. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX diễn ra sôi nổi nhất ở A. Trung Kì và Nam Kì. B. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì. C. Bắc Kì và Nam Kì. D. Bắc Kì và Bắc Trung Kì. Câu 7. Mục tiêu của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A. giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. B. giải phóng nông dân, thiết lập chế độ quân chủ. C. giải phóng dân tộc, khôi phục nhà nước phong kiến độc lập. D. giải phóng giai cấp, đưa nhân dân lên nắm chính quyền. Câu 8. Sử dụng lối đánh du kích, linh hoạt, hoạt động chủ yếu ở vùng đồng bằng là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương? A. Bãi Sậy. B. Ba Đình. C. Hương Khê. D. Yên Thế. Câu 9. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào Cần vương? A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Văn thân, sĩ phu. D. Phái chủ hòa. Câu 10. Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất trong phong chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam? A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Yên Thế II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884? Câu 2. (2.0 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 3. (1.0 điểm) Nêu nội dung cơ bản Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt?
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HK 2 – NĂM HỌC 2022-2023 – LỊCH SỬ 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) ĐỀ SỐ 2 Mỗi câu đúng 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A B C B D C A C D II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 2.0 1884: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng (1858). Bị thất bại ở 0.75 Đà Nẵng Pháp chuyển quân vào đánh chiếm Gia Định (1859), rồi thôn tính toàn bộ Nam Kì (1867). 1 Sau đó đem quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai 0.5 (1882). Cuối cùng tấn công cửa biển Thuận An, uy hiếp kinh thành Huế buộc triều 0.75 đình Huế đầu hàng với việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884). Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần 2.0 vương vì: - Thời gian diễn ra dài nhất 11 năm (1885-1896) trong phong trào Cần vương chống 0.25 Pháp. - Địa bàn hoạt động rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng 0.5 Bình. 2 - Lãnh đạo khởi nghĩa: Phan Đình Phùng điển hình cho giới văn thân, sĩ phu yêu 0.5 nước cuối thế kỉ XIX. Ngoài ra, còn có Cao Thắng một tướng giỏi xuất thân từ nông dân. - Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ (đơn vị). 0.5 Tự chế tạo được vũ khí. - Tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích địch, gây cho 0.25 Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Nội dung chính Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt: 1.0 - Hiệp ước Hác-măng (1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của 0.5 Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì. 3 Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm. - Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884): Có nội dung giống Hiệp ước Hác-măng, nhưng trả lại 0.5 các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận cho Trung Kì. Ngày …../…../2023 Ngày 13/03/2023 Người duyệt đề Người ra đề Võ Văn Hiếu
  5. PHÒNG GD - ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm) Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: (Ví dụ: Nếu chọn ý A câu 1 thì ghi câu 1. A vào giấy làm bài). Câu 1. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi. B. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. C. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đang suy yếu. D. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường rộng lớn. Câu 2. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của ai? A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Trương Quyền. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 3. Danh hiệu “Bình Tây đại nguyên soái” gắn liền với nhân vật lịch sử nào? A. Trương Định. B. Phan Tôn. C. Trương Quyền. D. Phan Liêm. Câu 4. Địa danh nào gắn liền với hai thất bại lớn của thực dân Pháp khi tiến hành xâm lược Việt Nam? A. Hà Nội. B. Gia Định. C. Cầu Giấy. D. Đà Nẵng. Câu 5. Về mặt pháp lý sau bao nhiêu năm thực dân Pháp cơ bản hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. 24 năm. B. 26 năm. C. 27 năm. D. 28 năm. Câu 6. Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hác-măng. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 7. Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một quốc gia độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Hiệp ước Hác-măng. Câu 8. Khu vực nào thuộc quyền cai quản của triều đình Nguyễn theo Hiệp ước Hác-măng (1883)? A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Thuận Quảng Câu 9. Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX diễn ra sôi nổi nhất ở A. Trung Kì và Nam Kì. B. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì. C. Bắc Kì và Nam Kì. D. Bắc Kì và Bắc Trung Kì. Câu 10. Mục tiêu của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam là A. giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. B. giải phóng nông dân, thiết lập chế độ quân chủ. C. giải phóng dân tộc, khôi phục nhà nước phong kiến độc lập. D. giải phóng giai cấp, đưa nhân dân lên nắm chính quyền. Câu 11. Sử dụng lối đánh du kích, linh hoạt, hoạt động chủ yếu ở vùng đồng bằng là đặc điểm của cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương? A. Ba Đình. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Yên Thế. Câu 12. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào Cần vương?
  6. A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Văn thân, sĩ phu. D. Phái chủ hòa. Câu 13. Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Nhân dân Việt Nam thiếu quyết tâm chống Pháp. B. Triều Nguyễn thiếu quyết tâm trong việc lãnh đạo nhân dân chống Pháp. C. Triều Nguyễn chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng. Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh. D. Triều Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp, ngăn cản nhân dân đấu tranh. Câu 14. Sự thất bại của phong trào Cần vương (1885-1896) đã chứng tỏ A. văn thân, sĩ phu xác định không đúng đối tượng đấu tranh. B. độc lập dân tộc không gắn liền với chế độ phong kiến. C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược. D. văn thân, sĩ phu xác định không đúng nhiệm vụ đấu tranh. Câu 15. Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? A. Do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo đấu tranh. B. Chống thực dân Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều Nguyễn. D. Là phong trào chống Pháp tự phát do nông dân lãnh đạo để bảo vệ cuộc sống tự do. II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (1.5 điểm) Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884? Câu 2. (1.5 điểm) Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 3. (1.0 điểm) Tác dụng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?. Câu 4. (1.0 điểm) Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập sau đó?
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HK 2 – NĂM HỌC 2022-2023 – LỊCH SỬ 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) ĐỀ CHÍNH THỨC Mỗi câu đúng 0.33 điểm (đúng 3 câu được 1.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D D A C B B C B D C B C A B D II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Hướng dẫn đáp án Điểm Nội dung chính các Hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp từ năm 1858-1884? 1.5 Nhận xét về các Hiệp ước đó? - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng (1858). Bị thất bại ở Đà Nẵng 0.5 Pháp chuyển quân vào đánh chiếm Gia Định (1859), rồi thôn tính toàn bộ Nam Kì (1867). Câu 1 - Sau đó đem quân đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 và lần thứ hai 1882. 0.25 - Cuối cùng tấn công cửa biển Thuận An, uy hiếp kinh thành Huế buộc triều đình Huế 0.5 đầu hàng với việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884). - Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư 0.25 cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong 1.5 phong trào Cần vương? - Thời gian diễn ra dài nhất 11 năm (1885-1896) 0.25 - Địa bàn hoạt động rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng 0.25 Bình. - Lãnh đạo khởi nghĩa: Phan Đình Phùng điển hình cho giới văn thân, sĩ phu yêu 0.5 Câu 2 nước cuối thế kỉ XIX. Ngoài ra, còn có Cao Thắng một tướng giỏi xuất thân từ nông dân. - Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ (đơn 0.25 vị). Tự chế tạo được vũ khí. - Tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích địch, gây cho 0.25 Pháp nhiều tổn thất nặng nề. Tác dụng phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884. 1.0 - Vừa chống thực dân Pháp xâm lược, vừa chống lại phong kiến đầu hàng. 0.25 - Các cuộc đấu tranh đã buộc thực dân Pháp phải liên tục đối phó, làm tiêu hao lực lượng 0.25 Câu 3 của chúng và làm cho chúng hoang mang lo sợ. - Cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. 0.05 - Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. 0.25 Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX, có thể rút ra bài 1.0 học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh giành lại độc lập sau đó? - Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ uy tín và năng lực lãnh đạo. 0.25 Câu 4 - Cần tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân, đoàn kết toàn dân đánh giặc, tạo 0.25 thành một phong trào đấu tranh thống nhất trong cả nước. - Cần có đường lối đúng đắn, sáng tạo để phát huy được sức mạnh của cả dân tộc. 0.25 - Cần triệt để tận dụng thời cơ để đánh bại quân xâm lược. 0.25 Ngày …../…../2023 Ngày 13/03/2023 Người duyệt đề Người ra đề
  8. Võ Văn Hiếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2