intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước

  1. Trường THCS Lê Đình Chinh KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2022- 2023 Họ và tên: …………………………………. MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ Lóp 6/ …….. THỜI GIAN: 90 PHÚT Điểm I. TNKQ ( 4 Điểm) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1. Nhà nước Văn Lang chia làm bao nhiêu bộ? A. 15 bộ. B. 16 bộ. C. 17 bộ. D. 18 bộ. Câu 2. Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là A. Lạc hầu. B. Vua Hùng. C. Lạc tướng. D. Bồ chính. Câu 3. Năm 208 TCN, Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Vạn Xuân. D. Phù Nam. Câu 4. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. sản xuất thủ công nghiệp. B. trao đổi, buôn bán qua đường biển. C. sản xuất nông nghiệp. D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ. Câu 5. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý. C. nắm độc quyền về sắt và muối. D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt. Câu 6. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là A. sản xuất muối. B. trồng lúa nước. C. đúc đồng, rèn sắt. D. buôn bán qua đường biển. Câu 7. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
  2. A. Đúc đồng. B. Làm gốm. C. Làm giấy D. Làm mộc. Câu 8. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? A. Địa chủ người Hán. B. Hào trưởng người Việt. C. Nông dân lệ thuộc. D. Nông dân công xã. Câu 9. Trên Trái Đất, các đới khí hậu bao gồm: A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. Câu 10. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm A. nước biển. B. nước sông hồ. C. nước lọc. D. nước ngầm. Câu 11. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho nó.B. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 12. Chi lưu là gì? A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ. C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông Câu 13. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là A. vòng tuần hoàn địa chất. B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước. C. vòng tuần hoàn của sinh vật. D. vòng tuần hoàn lớn của nước. Câu 14. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới ôn hòa? A. Tây ôn đới. B. Gió mùa. C. Tín phong. D. Đông cực Câu 15. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành A. nước. B. sấm. C. mưa. D. mây. Câu 16 . Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây? A. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình. B. Nguồn cung cấp nước, lượng bốc hơi, địa hình
  3. C. Các hoạt động sản xuất của con người. D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình. II. TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng ? Câu 2. (1,5 điểm) Nhân dân ta làm gì để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc ? Em hãy chỉ ra những phong tục của người Việt trong thời kì Băc thuộc vẫn duy trì đến ngày nay? Câu 3. ( 1,5 điểm) Phân biệt thời tiết và khí hậu. Cho biết các câu sau đây, câu nào nói về thời tiết, câu nào nói về khí hậu: a) Sáng nay tựu trường, trời trong xanh, gió nhẹ nhàng. b) Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng. c) Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông. d) Hôm qua, ở Tiên Phước có mưa rất to, gió mạnh. Câu 4. ( 1,5 điểm) a) Việc sử dụng tổng hợp sông, hồ mang lại lợi ích gì? Cho ví dụ. b) Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ I.PHẦN TRẮC NHIỆM ( 4 điểm) Đúng mỗi ý: 0, 5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đá A B B C A B C B C C A A D A D B p án II. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm) Câu 1( 1,5 điểm) - Nguyên nhân: Cuối thế kỉ VIII, chính quyền đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét bòn rút của cải của nhân dân. ( 0,5 điểm) - Kết quả: nhà Đường đàn áp và cuộc khởi nghĩa thất bại (0,5 điểm). - Ý nghĩa: Khẳng dịnh quyết tâm giành quyền độc lập tự chủ của người Việt. mở đường cho những thắng lợi to lớn về sau (0,5 điểm). Câu 2 ( 1,5 điểm) - Nhân dân ta + Luôn có ý thức duy trì, giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình( 0,5 điểm) + Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc ( 0,5 điểm). - Những phong tục còn lưu giữ đến ngày nay: + Nghe nói tiếng mẹ để; thờ cúng tổ tiên và các vị thần tự nhiên; ăn trầu; làm bánh chưng bánh giầy,…( 0,5 điêm) Câu 3. ( 1,5 điểm) * Phân biệt thời tiết và khí hậu. ( 1điểm) - Thời tiết là trạng thái của khí quyền tại một thời điềm và khu vực cụ thề được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió..... Thời tiết luôn thay đổi. ( 0,5 đ)
  5. - Khí hậu ờ một nơi là tồng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật. ( 0,5 đ) * Cho biết các câu sau đây, câu nào nói về thời tiết, câu nào nói về khí hậu. ( 0, 5 đ). Ý đúng nói về thời tiết: a, d ( 0,25 đ) Ý đúng nói về khí hậu: b, c ( 0, 25 đ) Câu 4. ( 1,5 điểm) a) Việc sử dụng tổng hợp sông, hồ mang lại lợi ích gì? Cho ví dụ. ( 1 đ) * Lợi ích ( 0, 75 đ) - Phát triển giao thông, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm thủy điện….. Ví dụ: ( 0,25 đ) Nhà máy thủy điện Hòa Bình lớn nhất Việt Nam, được xây dựng trên hồ Hòa Bình, vừa cung cấp điện vừa có nhiệm vụ chống lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng, cung cấp nước tưới và cải thiện việc đi lại bằng đường thủy. b) Nêu được một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm: ( 0,5 đ) - Tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất. - Khai thác và sử dụng có quy hoạch - Xử lí rác thải công nghiệp, sinh hoạt đúng quy định - Trồng cây xanh, trồng rừng... I. TNKQ ( 2 Điểm) Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1.  Trên Trái Đất, các đới khí hậu bao gồm: A. một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. B. hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  6. C. một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. D. hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. Câu 2. Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm A. nước biển. B. nước sông hồ. C. nước lọc. D. nước ngầm. Câu 3. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho nó.B. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 4. Chi lưu là gì? A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ. C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông Câu 5. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là A. vòng tuần hoàn địa chất. B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước. C. vòng tuần hoàn của sinh vật. D. vòng tuần hoàn lớn của nước. Câu 6. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới ôn hòa? A. Tây ôn đới. B. Gió mùa. C. Tín phong. D. Đông cực Câu 7. Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành A. nước. B. sấm. C. mưa. D. mây. Câu 8 . Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây? A. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình. B. Nguồn cung cấp nước, lượng bốc hơi, địa hình C. Các hoạt động sản xuất của con người. D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình. II. TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1. ( 1,5 điểm) Phân biệt thời tiết và khí hậu. Cho biết các câu sau đây, câu nào nói về thời tiết, câu nào nói về khí hậu: a) Sáng nay tựu trường, trời trong xanh, gió nhẹ nhàng. b) Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng. c) Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông. d) Hôm qua, ở Tiên Phước có mưa rất to, gió mạnh.
  7. Câu 2. ( 1,5 điểm) a) Việc sử dụng tổng hợp sông, hồ mang lại lợi ích gì? Cho ví dụ. b) Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.
  8. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ I. TNKQ ( 2 Điểm) đúng mỗi ý: 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý đúng C C A A D A D B II. TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1. ( 1,5 điểm) * Phân biệt thời tiết và khí hậu. ( 1điểm) - Thời tiết là trạng thái của khí quyền tại một thời điềm và khu vực cụ thề được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió..... Thời tiết luôn thay đổi. ( 0,5 đ) - Khí hậu ờ một nơi là tồng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật. ( 0,5 đ) * Cho biết các câu sau đây, câu nào nói về thời tiết, câu nào nói về khí hậu. ( 0, 5 đ). Ý đúng nói về thời tiết: a, d ( 0,25 đ) Ý đúng nói về khí hậu: b, c ( 0, 25 đ) Câu 2. ( 1,5 điểm) a) Việc sử dụng tổng hợp sông, hồ mang lại lợi ích gì? Cho ví dụ. ( 1 đ) * Lợi ích ( 0, 75 đ) - Phát triển giao thông, du lịch, cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới tiêu - Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm thủy điện….. Ví dụ: ( 0,25 đ) Nhà máy thủy điện Hòa Bình lớn nhất Việt Nam, được xây dựng trên hồ Hòa Bình, vừa cung cấp điện vừa có nhiệm vụ chống lũ lụt cho đồng bằng sông Hồng, cung cấp nước tưới và cải thiện việc đi lại bằng đường thủy. b) Nêu được một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm: ( 0,5 đ) - Tiết kiệm nước trong sinh hoạt và sản xuất. - Khai thác và sử dụng có quy hoạch - Xử lí rác thải công nghiệp, sinh hoạt đúng quy định - Trồng cây xanh, trồng rừng...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0