Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thanh Xuân Nam (Đề 2)
lượt xem 2
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thanh Xuân Nam (Đề 2)’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Thanh Xuân Nam (Đề 2)
- TRƯỜNG THCS THANH XUÂN NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ------------------------- LỚP 6 Năm học 2022 -2023 Đề chính thức Môn: Lịch sử - Địa lí ( Đề 2) Thời gian làm bài: 60 phút ----------------------- Họ và tên học sinh:…………………………………………………Lớp: 6A …. I/ Trắc nghiệm khách quan (7 điểm) Câu 1. Ý nào đưới đây không phản ánh đúng thành tựu của nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ? A. Nghề nông trồng lúa nước là chính. B. Kĩ thuật luyện kim (đặc biệt đúc đồng) phát triển. C. Đã có chữ viết của riêng mình. D. Nhiều sinh hoạt cộng đồng gắn với nghề nông trồng lúa. Câu 2. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Âu Lạc đã để lại hậu quả gì? A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ. B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của đất nước dần bị vơi cạn. C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu. D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Câu 3. Các triều đại phong kiến phương Bắc bắt người Việt phải thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì? A. Khai hóa văn minh cho người Việt. B. Nô dịch, đồng hóa người Việt về văn hóa. C. Bảo tồn và phát triển văn hóa của người Việt. D. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ Trung Quốc. Câu 4. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Câu 5. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa A. người Việt với chính quyền đô hộ. B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt. C. nông dân với địa chủ phong kiến. D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt. Câu 6. Dưới thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách bóc lột về kinh tế đối với người Việt như thế nào? A. Thu mua lương thực, lâm sản, hương liệu quý B. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về lúa gạo C. Thu tô thuế, bắt cống nạp sản vật, nắm độc quyền về sắt và muối D. Vơ vét sản vật, bắt dân đi lao dịch, nắm độc quyền buôn bán rượu. Câu 7. Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở đâu ? A. Phong Châu ( Phú Thọ ngày nay). C. Phong Khê ( Hà Nội ngày nay).
- B. Mê Linh ( Hà Nội ngày nay). D. Luy Lâu ( Bắc Ninh ngày nay). Câu 8. Hiện vật tiêu biểu cho tài năng và kĩ thuật tỉnh xảo trong nghề đúc đồng của người Việt cổ là A. các loại vũ khí bằng đồng. B. trống đồng, thạp đồng. C. các loại công cụ sản xuất bằng đồng. D. lưỡi cày đồng. Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A. sản xuất thủ công nghiệp. B. sản xuất nông nghiệp. C. trao đổi, buôn bán qua đường biển. D. trao đổi, buôn bán qua đường bộ. Câu 10 : Điểm nổi bật của tình hình văn hóa nước ta thời Bắc thuộc là gì ? A. Bảo tồn phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc. B. Nhân dân ta tiếp thu văn hóa Trung Quốc một cách triệt để. C. Không tiếp thu văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc D. Văn hóa Hán không ảnh hưởng nhiều đến văn hóa nước ta. Câu 11. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì? A. Lạc hầu. B. Lạc tướng. C. Bồ chính. D. Xã trưởng. Câu 12. Năm 208 TCN,Thục Phán lên làm vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nhà nước A. Văn Lang. B. Phù Nam. C. Chăm-pa. D. Âu Lạc. Câu 13. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với người Việt thời Bắc thuộc? A. Cướp đoạt ruộng đất của người Việt để lập thành các ấp, trại. B. Áp đặt tô thuế nặng nề, bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý. C. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, lễ nghi của người Trung Hoa. D. Chia Việt Nam thành các châu, quận rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Câu 14. Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương? A. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng? A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ. B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm. C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm. D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao. Câu 16. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng. B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng. C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng. D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng. Câu 17. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào sau đây? A. Rắn. B. Quánh dẻo. C. Hơi. D. Lỏng. Câu 18. Độ muối trung bình của nước đại dương là A. 32‰. B. 34‰. C. 35‰. D. 33‰. Câu 19. Chi lưu là gì? A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính. B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
- C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông. Câu 20. Nước luôn di chuyển giữa A. đại dương, các biển và lục địa. B. đại dương, lục địa và không khí. C. biển, sông và khí quyển. D. lục địa, đại dương và các ao, hồ. Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất? A. Thành phần quan trọng nhất của đất. B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất. C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ. D. Thường ở tầng trên cùng của đất. Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do A. bão, lốc xoáy trên các đại dương. B. chuyển động của dòng khí xoáy. C. sự thay đổi áp suất của khí quyển. D. động đất ngầm dưới đáy biển. Câu 23. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây? A. Mùa hạ. B. Mùa xuân. C. Mùa thu. D. Mùa đông. Câu 24. Hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày gọi là A. sóng biển. B. thủy triều. C. dòng biển. D. triều cường. Câu 25. Đại dương nào sau đây nằm giữa châu Phi và châu Mỹ? A. Ấn Độ Dương B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương D. Bắc Băng Dương. Câu 26. Các thành phần chính của lớp đất là A. không khí, nước, chất hữu cơ và khoáng. B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn. C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì. Câu 27. Lưu vực của một con sông là A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ. B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên. C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông. D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng. Câu 28. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng? A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ. B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm. C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm. D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao. II/ Tự luận ( 3 điểm ) Câu 1 ( 1,5 điểm ) a, Hãy cho biết kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? b, Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-03 âm lịch hằng năm có ý nghĩa như thế nào? Câu 2 ( 1,5 điểm) a. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. b. Hãy nêu một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
- ĐIỂM Họ và tên học sinh:…………………………………………………………Lớp:6…... BÀI LÀM I/ Trắc nghiệm khách quan (7 điểm ) 1- 2- 3- 4- 5- 6- 7- 8- 9- 10- 11- 12- 13- 14- 15- 16- 17- 18- 19- 20- 21- 22- 23- 24- 25- 26- 27- 28- II/ Tự luận (3 điểm) ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
- ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 ( Đề 2) Năm học 2022-2023 I/ Trắc nghiệm khách quan (7 điểm): Mỗi câu đúng 0.25 điểm 1-C 2-A 3-B 4-B 5-A 6-C 7-A 8-B 9-B 10-A 11-C 12-D 13-D 14-D 15-A 16-D 17-B 18-C 19-A 20-B 21-C 22-D 23-B 24-B 25-C 26-A 27-B 28-A II/ Tự luận ( 3 điểm ) Câu Nội dung Điểm 1. *Kết quả : Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng giành thắng lợi. Trưng Trắc được 0.5 a. suy tôn lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. *Ý nghĩa: + Chứng tỏ tinh thần đấu tranh bất khuất của người Việt 0.25 + Tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập tự chủ của dân tộc sau này 0.25 b. Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10-03 âm lịch hằng năm có ý nghĩa + Tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, hướng về nguồn cội của dân tộc Việt Nam. 0.25 + Thể hiện niềm tự hào dân tộc đồng thời nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên; lịch sử dựng nước và giữ nước của cha 0.25 ông; từ đó hình thành được ở mỗi người ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị, thành quả tốt đẹp do thế hệ đi trước để lại. 2. a Thời tiết Khí hậu 0,25 Giống nhau Đều là các trạng thái của khí quyển xảy ra ở một địa phương cụ thể 0,25 Thời gian - Diễn ra trong thời gian ngắn. - Diễn ra trong thời gian dài. 0,25 Phạm vi - Phạm vi nhỏ - Phạm vi rộng 0,25 Quy luật - Thay đổi. - Ổn định, lặp đi lặp lại b * Biện pháp góp phần trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. - Sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng. 0,5 - Trồng nhiều cây xanh bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. - Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế dùng túi ni – lông . - ..........................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn