
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Tư Mại, Yên Dũng (Phân môn Sử)
lượt xem 0
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Tư Mại, Yên Dũng (Phân môn Sử)”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Tư Mại, Yên Dũng (Phân môn Sử)
- UBND THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TƯ MẠI NĂM HỌC 2024 - 2025 -------------------- MÔN: Lịch sử và Địa Lí 9 ( MKT Lịch sử) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 03 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 101 PHẦN I. (6,0 điểm) Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cụm cứ điểm nào được Việt Nam chọn làm nơi mở đầu cho chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? A. Đông Khê. B. Cao Bằng. C. Đình Lập. D. Thất Khê. Câu 2. Ai được cử làm Tư lệnh mặt trận chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Võ Nguyên Giáp. B. Ngô Gia Khảm. C. Trần Hùng. D. Trần Đại Nghĩa. Câu 3. Cuộc chiến đấu nhằm giam chân địch ở phía Bắc vĩ tuyến 16 diễn ra ở đâu? A. ở các đô thị. B. ở vùng rừng núi. C. ở vùng nông thôn. D. ở các doanh trại quân đội. Câu 4. Âm mưu của Pháp trong cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc năm 1947 là gì? A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường. B. Mở rộng vùng chiếm đóng. C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. D. Buộc Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán Pa-ri. Câu 5. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ? A. An Lão (Bình Định). B. Bình Giã (Bà Rịa). C. Ấp Bắc (Mĩ Tho). D. Ba Gia (Quảng Ngãi). Câu 6. Khẩu hiệu “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng” là của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. B. Chiến dịch Biên Giới năm 1950. C. Chiến dịch Xê- nô. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 7. Để chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch nào? A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. B. Kế hoạch Rơ - ve. C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi D. Kế hoạch Na - va. Câu 8. Chiến dịch phản công lớn đầu lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam là: A. Chiến dịch Trung Lào năm 1953. B. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. C. Chiến dịch Tây Nguyên năm 1954. D. Chiến dịch Biên Giới năm 1950. Câu 9. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam là: A. Chiến dịch Biên Giới năm 1950. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947. D. Chiến dịch Trung Lào năm 1953. Câu 10. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) nổ ra đầu tiên ở đâu? A. Mỏ Cày (Bến Tre). B. Vĩnh Thạnh (Bình Định). C. Bác Ái (Ninh Thuận). D. Trà Bồng (Quảng Ngãi). Câu 11. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề: A. hơn 90% dân số không biết chữ. B. hơn 70% dân số không biết chữ. C. hơn 60% dân số không biết chữ. D. hơn 80% dân số không biết chữ. Câu 12. Ai là người được phong anh hùng trong Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất( 1952)? A. Phan Đình Giót. B. La Văn Cầu. C. Tô Vĩnh Diện. D. Lưu Viết Thoảng. Câu 13. Cơ quan chuyên trách giải quyết nạn dốt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: A. Ty học vụ. B. Nha Bình dân học vụ. C. Ty Bình dân học vụ. D. Nha Học chính. Câu 14. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp phải ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: A. nạn đói. B. ngân sách nhà nước trống rỗng. C. nạn dốt. D. nạn ngoại xâm và nội phản. Câu 15. Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? Mã đề 101 Trang 3/3
- A. Việt Nam đã giành được độc lập và xây dựng được chính quyền của riêng mình. B. Sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Câu 16. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã phát động phong trào gì để giải quyết khó khăn về tài chính? A. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!”. B. “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”. C. Tổ chức “ Ngày đồng tâm”, “Hũ gạo cứu đói”. D. Xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”. Câu 17. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra trong bao nhiêu ngày đêm? A. 66 ngày đêm. B. 60 ngày đêm. C. 55 ngày đêm. D. 56 ngày đêm. Câu 18. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra vào thời gian nào? A. Ngày 9 – 1 – 1946. B. Ngày 5 – 1 – 1946. C. Ngày 6 – 1 – 1946. D. Ngày 8 – 1 – 1946. Câu 19. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám thành công là gì? A. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc. B. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại. D. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Câu 20. Biện pháp được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi là “quốc sách”trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là A. tổ chức các cuộc hành quân càn quét vào các chiến khu quan trọng của ta B. thực hiện các cuộc hành quân tìm diệt vào vùng giải phóng của ta. C. dồn dân, lập “ấp chiến lược” D. lập các khu trù bị Câu 21. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã: A. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của thực dân Pháp. B. đánh dấu mốc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. C. bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. D. làm cho Pháp bị cắt giảm viện trợ từ Mĩ.. Câu 22. Nội dung nào không phản ánh đúng thuận lợi của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945? A. Nhân dân giành quyền làm chủ, phấn khởi, gắn bó với chế độ. B. Có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo. C. Có sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của lực lượng Đồng minh. D. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao; hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. Câu 23. “Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” là câu nói của ai? A. Hồ Chí Minh. B. Phạm Văn Đồng. C. Trường Chinh. D. Tôn Đức Thắng. Câu 24. Đường lối kháng chiến chông Pháp của Đảng đã phát huy đường lối đấu tranh nào sau đây của dân tộc ta? A. Chiến tranh nhân dân. B. Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh. C. Chiến tranh tâm lí. D. Chiến tranh tranh thủ sự giúp đỡ hoàn toàn bên ngoài. PHẦN II. (4,0 điểm) Học sinh trả lời từ câu hỏi 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1:Đọc thông tin tư liệu sau: ( Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ( ngày 12/12/1946) “Bản Chỉ thị vạch rõ mục đích cuộc kháng chiến là đánh thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập cho Tổ quốc. Tính chất cuộc kháng chiến là lâu dài và toàn diện. Chính sách của kháng chiến là liên hiệp với nhân dân Pháp, chống thực dân Pháp xâm lược; đoàn kết với Campuchia và Lào; thân thiện với các dân tộc yêu chuộng tự do hoà bình trên thế giới; đoàn kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến, bảo vệ dân và được lòng dân; phải tự cấp tự túc về mọi mặt. Cách đánh là triệt để dùng du kích, vận động chiến; bảo toàn thực lực kháng Mã đề 101 Trang 3/3
- chiến lâu dài; phá hoại nhiều hơn bắn, triệt để làm cho địch tiêu hao, mệt mỏi, chán nản; vừa đánh vừa vũ trang thêm, đào tạo thêm cán bộ. Kháng chiến chia ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản công.” (Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 3, tr.139-141, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.) A. Chỉ thị đã vạch ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp cho nhân dân ta. B. Chỉ thị nêu rõ các giai đoạn tiến hành kháng chiến C. Chỉ thị toàn dân kháng chiến chỉ trên mặt trận quân sự. D. Chỉ thị toàn dân kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực. Câu 2: Nội dung nào phản ánh đúng, nội dung nào phản ánh sai về nguyên nhân chủ thắng lợi của kháng chiến chống Pháp( 1945- 1954) của nhân dân ta ? A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh B. Do truyền thống yêu nước của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng được phát huy mạnh mẽ. C. Sự liên minh đoàn kết của nhân dân Đônng Dương. D. Do thực dân Pháp lúc này đang suy yếu nhanh. Câu 3: Nội dung nào phản ánh đúng, nội dung nào phản ánh sai về mục tiêu chung của cách mạng hai miền Bắc – Nam Việt Nam sau năm 1954: A. Kháng chiến chống Mĩ, giải phóng hoàn toàn miền Nam. B. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Bắc, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Nam. C. Tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. D. Kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất đất nước. Câu 4: Tư liệu – [...] việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những tự do căn bản ... - [...] mỗi nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ những nước trên (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia] và tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của những nước đó. (Trích Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Giơ-ne-vơ về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương (21 – 7 – 1954), lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng) A. Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về vấn đề hoà bình ở Đông Dương. B. Hội nghị Giơ-ne-vơ chỉ bàn về vấn đề hoà bình ở Việt Nam. C. Các nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ tuyệt đối không can thiệp vào nội trị của các nước Đông Dương. D. Các nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ có quyền can thiệp vào nội trị của các nước Đông Dương. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 3/3

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
436 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
316 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
312 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
330 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
322 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
311 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
323 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
309 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
318 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
321 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
302 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
330 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
310 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
321 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
310 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
318 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
335 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
316 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
