intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk" nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo tại đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN NGỮ VĂN– KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 90 phút (Đề thi có 01 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ............................................. I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu. Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp ?” (Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2010, tr.31,32) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích. Câu 3. Em hiểu từ “hiền tài” trong đoạn trích trên nghĩa là gì? Câu 4. Hãy tìm trong đoạn trích và ghi lại câu văn chỉ ra nguyên nhân nhà nước phong kiến triều Lê tiến hành cho khắc bia ghi tên tiến sĩ. Câu 5. Chỉ rõ biệp pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong những câu văn in đậm ở đoạn trích trên. Câu 6. Nêu suy nghị của Anh/ chị về vai trò của hiền tài đối với đất nước? II. LÀM VĂN (6,0 điểm) Cảm nhận về bài thơ sau: Gương báu khuyên răn (bài 43) (Bảo kính cảnh giới) - Nguyễn Trãi - Rồi (1) hóng mát thuở ngày trường (2) , Hoè (3) lục đùn đùn tán rợp giương (4) . Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ (5) , Hồng liên (6) trì (7) đã tiễn (8) mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ (9) , Dắng dỏi (10) cầm ve (11) lầu tịch dương (12) . Lẽ có (13) Ngu cầm (14) đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi (15) phương. (Theo Nguyễn Trãi – Quốc âm thi tập, PHẠM LUẬN, phiên âm và chú giải, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2012)
  2. __________________ (1) Rồi: nhàn, rỗi. (2) Thuở ngày trường: thuở ngày dài (3) Hòe: một loại cây mùa hè ra hoa có màu vàng tươi. Hình tượng cây hòe xum xuê, tươi tốt là biểu tượng cho sự thanh bình, phát đạt, sum họp. (4) Tán rợp giương: tán cây tỏa rộng, che rợp mặt đất. (5) Cây thạch lựu nở hoa đỏ thắm vào mùa hè (thức: màu) (6) Hồng liên: sen hồng (7) Trì: ao (8) Tiễn: đầy, thừa; nghĩa trong câu là ngát hoặc nức. Tiễn mùi hương: ngát mùi hương. (9) Làng ngư phủ: làng nghề chài lưới đánh bắt cá. (10) Dắng dỏi: tiếng kêu liên tục không dứt. (11) Cầm ve: tiếng ve kêu như tiếng đàn. (12) Tịch dương: nắng chiều. (13) Lẽ có: mong có được. (14) Ngu cầm: đàn của vua Ngu Thuấn. Ngu là tên một triều đại huyền thoại do vua Thuấn lập nên, nơi đây xã hội thanh bình, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vua Thuấn gảy đàn ca khúc Nam Phong, có câu: “Gió nam mát mẻ/ Làm cho dân ta bớt ưu phiền/ Gió nam thổi đúng lúc/ Khiến cho dân ta thêm sung túc”. (15) Đòi: nhiều, muôn. ------------------Hết----------------
  3. TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TỔ VĂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng Đáp án: không cho điểm. 2 Nội dung: 0,5 - Vai trò của hiền tài đối với đất nước, - Chính sách đãi ngộ người tài của nhà vua. - Lí do ghi tên tiến sĩ trên bia đá. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý: 0,25 - Học sinh không nêu đúng không cho điểm 3 Giải thích “Hiền tài”: người có tài, có đức, tài cao, đức lớn. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm. 4 Câu văn chỉ ra nguyên nhân nhà nước phong kiến triều Lê tiến hành cho khắc bia ghi tên 0.75 tiến sĩ: Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh không nêu đúng không cho điểm 5 Biệp pháp tu từ nổi bật được sử dụng: liệt kê (yêu mến cho khoa danh, đề cao bằng tước 0.75 trật; nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ). Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được phép tu từ: 0,25 điểm. - Học sinh chỉ được các từ ngữ trong phép liệt kê: 0,25-0,5 điểm. -Học sinh không nêu đúng không cho điểm. 6 HS trình bày suy nghĩ riêng: 0.75 Hiền tài là những ngýời thực sự có nãng lực, tài giỏi có thể dùng nãng lực cống hiến cho sự nghiệp chung của nýớc nhà, đưa đất nước phát triển trên mọi lĩnh vực, mọi mặt của cuộc sống Không có hiền tài ðất nýớc sẽ nghèo nàn, lạc hậu. đất nước Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 0,5 điểm. - Trình bày chung chung: 0,25 điểm - Trình bày lạc đề không cho điểm. II LÀM VĂN 6,0 Cảm nhận bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
  4. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật bài thơ 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm và VĐNL 0,5 * Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ: 3,0 6 câu đầu: Cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống - Hoàn cảnh: cuối ngày hè; làng ngư phủ; NVTT đang “rồi” (rỗi rãi) hóng mát - ngày dài - Bức tranh thiên nhiên ngày hè (Hình ảnh, màu sắc - cảm nhận bằng thị giác và khứu giác) + Cây hoè trước sân lá lục đùn đùn, tán rợp giương ra che rợp như chiếc ô (đùn đùn - dồn dập tuôn ra). + Cây lựu ở hiên liên tục phun ra những bông hoa đỏ thắm (N.Du “đầu tường lửa...đâm bông - đều cảm nhận tinh tế, N.Du thiên về màu sắc, N.Trãi thiên về sức sống) + Sen hồng trong ao ngát mùi hương. Các tính từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng cho thấy màu sắc rực rỡ, tươi tắn của các loại hoa nở vào mùa hè. Các động từ mạnh: đùn, phun, tiễn gợi trạng thái vận động của tạo vật với sức sống căng trào, mạnh mẽ. Cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng ko hề lắng động, ngừng nghỉ mà luôn ở trạng thái vận động, chuyển động thiên về sự sinh sôi, nảy nở, sự sống, cảnh vật với sức sống căn đầy chất chứa từ bên trong đang trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương. - Bức tranh cuộc sống ngày hè (Âm thanh ngày hè -cảm nhận bằng thính giác) + Nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”: tấp nập, đông đúc, nhộn nhịp... + Chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve - âm thanh đặc trưng của hè, vừa rộn ràng vừa du dương có giai điệu như một bản đàn. Với nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng các từ tượng thanh (từ láy) làm nổi bật không khí nhộn nhịp của ngày hè - âm thanh của c/s thanh bình, no ấm . Với bút pháp tả thực, sự kết hợp hài hoà giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật; sự cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng): Bức tranh thiên nhiên đẹp, sinh động và căn tràn sức sống và bức tranh đ/s con người: nhộn nhip, sôi động và no đủ. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế, giàu chất nghệ sĩ, yêu thiên nhiên và yêu c/s, yêu con người, yêu đời mãnh liệt của t.giả. 2 câu cuối : Niềm mong ước của NVTT - Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong cầu mưa thuận, gió hoà để để dân được ấm no hạnh phúc “khắp đòi phương” . - Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, NT đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân. Niềm khát khao cao đẹp của nhà thơ yêu nước thương dân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2.0 điểm – 2,75 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 1,0 - Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ : yêu thiên nhiên, yêu nước thương dân. - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích; sử dụng từ láy độc đáo. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 1,0 điểm.
  5. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,5 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của bài thơ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2