intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên thí sinh:…………………………….…Số báo danh:……………………… I. ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa. Hoặc có nghĩ đến, chỉ để lại tự chế riễu mình, khi còn nhỏ, đã có cái đời ở thôn quê là giản dị, và sung sướng. Chàng mơ màng yêu một cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bạch dưới một túp lều tranh. Cái mộng ấy, bây giờ làm chàng khi nghĩ đến mỉm cười. Không còn một cái liên lạc gì ràng buộc Tâm với thôn quê nữa. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. Còn đối với mẹ chàng, Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền, chàng lại càng tin như vậy lắm, khi nghĩ đến những cái khó khăn chàng phải vượt qua để có số tiền ấy. Bao nhiêu sự dối trá chàng phải cần đến để giấu không cho vợ biết! Có khi chàng nghĩ giận bà mẹ, vì bà mà chàng phải giấu diếm như thế. Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng. Trên đường giải đá, mặt đất khô rắn lại và nứt nẻ nhiều chỗ. Tâm nhớ lại cái đất ấy đã làm đau đớn bàn chân non nớt của chàng khi còn nhỏ ngày ngày cắp sách đi học. Một cái cảm giác mát lạnh bỗng trùm lên hai vai: Tâm ngửng đầu lên nhìn, chàng vừa đi vừa bước vào dưới vòm lá tre xanh trong ngõ. Mấy đứa trẻ nhà quê trần truồng và đen sạm đương chơi khăng ở vệ đường. Khi thấy chàng đi qua, chúng đưa những cặp mắt bẩn thỉu nhấp nháy nhìn, và chùi tay giây bùn vào bắp chân. Nghĩ đến thuở nhỏ, chàng cũng chỉ là một đứa bẩn thỉu như những đứa trẻ này, Tâm tự phụ vì mình bây giờ đã vượt hẳn được cái bực nghèo hèn ấy. (Trở về, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học) Chọn đáp án đúng: Câu 1.Xác định người kể chuyện trong văn bản. A. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, chứng kiến những sự việc xảy ra. B. Người kể chuyện toàn tri, có vai trò toàn năng, biết hết mọi sự việc. C. Người kể chuyện hạn tri trực tiếp tham dự, vừa diễn tả được cảm xúc nhân vật. D. Người kể chuyện xưng “Tôi”, biết hết mọi sự việc. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Tự sự Câu 3. Nhân vật chính của đoạn trích trên là: A. Người mẹ nghèo B. Tâm C. Hai vợ chồng Tâm D. Mấy đứa trẻ nhà quê Câu 4. Trong đoạn trích, Tâm trạng của Tâm khi về khi đến gần đầu làng
  2. A. Cảm động, nhớ về ký ức tuổi thơ B. Sinh ghét C. Buồn man mác D. Hân hoan Câu 5. Câu nào sau đây không đúng lý do đã năm, sáu năm Tâm không về thăm quê, không có gì ràng buộc với quê nhà? A. Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. B. Tâm tin rằng đã làm đủ bổn phận với quê nhà, đã cấp đủ tiện nghi. C. Những người họ hàng ở làng chỉ làm chàng sinh ghét, vì những sự đi lại nhờ vả lôi thôi. D. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ còn nghĩ đến quê nhà nữa. Câu 6. Dòng nào nêu đúng ý nghĩa nhan đề “Trở về”. A. Nhan đề "Trở về" gợi lên nỗi ân hận một người con vì cái nghèo mà không thể về thăm quê. B. Nhan đề "Trở về" gợi hình ảnh về người con mong mỏi được trở về quê nhà. C. Nhan đề "Trở về" gợi ý nghĩa: chuyến trở về thăm mẹ bất đắc dĩ của người con, một thanh niên đã thành đạt, có vợ giàu, muốn xoá cái dĩ vãng hàn vi, muốn đẩy tất cả quá khứ, quê hương, người mẹ già đi thật xa khỏi cái đời phồn hoa thực tại. D. Nhan đề "Trở về" gợi ý nghĩa: chuyến trở về thăm quê chất chứa nỗi ân hận của người con đã đẩy tất cả quá khứ, quê hương, người mẹ già ra xa để có cuộc đời phồn hoa thực tại. Câu 7. Dòng nào nói lên cảm hứng bao trùm đoạn trích? A. Lên án tình người bạc bẽo trước sức mạnh đồng tiền. B. Lên án người con bất hiếu, chua xót trước tình người bạc bẽo vì cuộc sống phồn hoa mà sẵn sàng từ bỏ tình thân, quê hương. C. Xót xa, thương cảm cho số phận của Tâm vì hoàn cảnh nghèo mà trở nên biến chất, không có tình người. D. Trân trọng ước mơ đổi đời của người Tâm. Trả lời câu hỏi Câu 8. Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 9. Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong những câu văn sau: “Tuy vậy, khi đến gần đầu làng, Tâm trong lòng cũng thấy cảm động. Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi sóng”. Câu 10. Em có đồng tình với suy nghĩ của nhân vật Tâm khi tin rằng đã làm đủ bổn phận của người con khi mỗi tháng gửi về giúp mẹ một số tiền không? Vì sao? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Phân tích vẻ đẹp nhân vật mẹ Lê trong truyện "Nhà mẹ Lê" của Thạch Lam. ---------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0