Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
lượt xem 2
download
Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
- SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIŨA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 10 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11 GIỮA HỌC KÌ II Mức độ Nội dung nhận kiến thức TT Kĩ năng thức / Tổng Đơn vị Thông Vận dụng % điểm kĩ năng Nhận biết hiểu Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Thơ trữ 3 3 1 1 60 tình 2 Viết Viết văn 1* 1* 1* 1* 40 bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/tác phẩm văn học – (Văn bản thơ trung đại) Tỉ lệ% 45% 20% 10% 25% 100 Tổng 30% 70% II. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – LỚP 10 TT Kĩ Đơn vị Mức độ Số câu Tỉ lệ % năng kiến đánh hỏi thức giá theo mức độ nhận thức Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng hiểu cao
- 1 1. Đọc Thơ trữ Nhận hiểu tình biết: Theo 60 - Nhận ma trận biết ở trên được thể thơ - Nhận biết những hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ. - Nhận biết được nhân vật trữ tình trong bài thơ. Thông hiểu: - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ. - Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài thơ. - Nêu
- được chủ đề của bài thơ. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học. Vận dụng cao: - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý
- nghĩa, thông điệp của bài thơ. 2 Viết Viết Nhận 1* 1* 1* 1 câuTL 40 văn bản biết: nghị - Giới luận thiệu phân được tích, đầy đủ đánh thông giá một tin đoạn chính trích/ về tên tác tác phẩm phẩm, văn học. tác giả, thể loại, … của đoạn trích/tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích/ tác phẩm văn học. - Triển khai vấn đề
- nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của đoạn trích/ tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận
- dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/ tác phẩm). - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức đoạn
- trích/ tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. Tỉ lệ % 30% 40% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% III. BIÊN SOẠN ĐỀ SỞ GD VÀ ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 10 Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên.............................................Lớp............ I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm ) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: THUẬT HỨNG 24 Công danh đã được hợp (1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen. Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen. Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
- Thuyền chở yên hà (2) nặng vạy then. Bui (3) có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng (4) khuyết, nhuộm chăng đen. (Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, 1976, tr. 418-419) Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5 điểm): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ. Câu 3 (0,5 điểm): Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ. Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen” Câu 5 (1,0 điểm): Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi hiện lên như thế nào qua hai câu thơ sau? “ Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” Câu 6 (1,0 điểm): Nêu chủ đề của bài thơ. Câu 7 (1,0 điểm): Theo anh chị, lối sống “nhàn” trong bài thơ có phù hợp với thế hệ trẻ ngày nay không? Vì sao? Câu 8 (0,5 điểm): Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? * Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (2) Yên hà: khói sông (3) Bui: chỉ có (4) Chăng: chẳng II. VIẾT (4,0 ĐIỂM) Anh/Chị hãy phân tích bài thơ Thuật hứng 24 (phần đọc hiểu), từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. …………………………….Hết………………………………… Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn 10 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 Thể thơ: thất ngôn 0,5 xen lục ngôn Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. 2 Nhân vật trữ tình: 0,5
- tác giả Nguyễn Trãi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm. 3 Hình ảnh thiên nhiên 0,5 được miêu tả: ao, bèo, muống, sen, phong nguyệt, yên hà Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 4 đến 6 hình ảnh: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 2,3 hình ảnh : 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời: 0 điểm. 4 - Biện pháp tu từ: 1,0 HS trả lời được 01 biện pháp tu từ (0,25 đ) + Liêt kê: ao cạn, vớt bèo, cấy muống, phát cỏ, ương sen + Đối: ao can - đìa thanh; phát bèo cấy muống - phát cỏ ương sen - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu và sự cân đối cho câu thơ. (0,25đ) + Nhấn mạnh cuộc sống bình dị, mộc mạc và tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với cuộc sống ấy. (0,5 đ) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời
- như đáp án : 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng ý 1: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời đúng ý 2: 0,75 điểm - Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0 điểm. 5 Vẻ đẹp tâm hồn 1,0 Nguyễn Trãi: - Tấm lòng yêu nước, thương dân - Tình cảm ấy bền vững, không đổi thay Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0 điểm 6 Chủ đề bài thơ: Lối 1,0 sống bình dị, mộc mạc và tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng của nhà thơ Nguyễn Trãi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm - Học sinh trả lời chung chung, chưa rõ ý: 0,25 điểm - Học sinh không trả
- lời: 0 điểm. 7 Lối sống “ nhàn” 1,0 có phù hợp với thế hệ trẻ ngày nay không? Vì sao? HS đưa ra ý kiến và cách lí giải của mình, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp chuẩn mực đạo đức. Có thể tham khảo gợi ý sau: - - Sống “nhàn” phù hợp: sống hòa mình với thiên nhiên, không quá coi trọng vật chất, danh lợi; biết sắp xếp thời gian hợp lý cho công việc, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư thái. - - Sống “nhàn” không phù hợp: không sống ỷ nại, ích kỉ mà thế hệ trẻ cần sống hết mình, năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong thời đại công nghệ số, xứng đáng là thế hệ làm chủ tương lai đất nước. Hướng dẫn chấm: Học sinh đưa ra ý kiến: 0,25 điểm Học sinh lí giải hợp lí, thuyết phục: 0,75 điểm Học sinh lí giải tương đối hợp lí, thuyết phục: 0,5 điểm Học sinh lí giải chung chung,chưa thuyết phục: 0,25
- điểm 8 Thông điệp rút ra 0,5 từ bài thơ: HS rút ra 01 thông điệp Một số gợi ý trả lời: - - Thông điệp về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với quê hương, đất nước. - - Thông điệp về tình yêu thiên nhiên, sống chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Hướng dẫn chấm: Học sinh trả lời 01 trong các ý trên hoặc trả lời khác nhưng hợp lý, thuyết phục: 0,5 điểm II VIẾT 4,0 a. a. Đảm bảo 0,25 cấu trúc bài nghị luận văn học Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài: Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng 0,5 vấn đề nghị luận: quan điểm sống, cuộc sống dân dã bình dị hòa mình với thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Thuật hứng 24. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới 0,5
- thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; sử dụng dẫn chứng hợp lí. Một số gợi ý làm bài: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Giới thiệu tác giả: 0,25 điểm. - Giới thiệu tác phẩm: 0,25 điểm. - Học sinh không giới thiệu được: 0 điểm * Phân tích bài 1,5 thơ: - Nội dung + Quan điểm sống “lánh đục về trong”, thoát khỏi vòng danh lợi, bỏ qua những rèm pha, bon chen chốn quan trường sống cuộc đời thanh nhàn. (Hai câu đề) + Cuộc sống đơn sơ, dân dã, bình dị hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật. (Hai câu thực và Hai câu luận) + Khẳng định tấm lòng trung hiếu với vua, với nước, với dân. (Hai câu kết) - Nghệ thuật: Sử dụng thuần thục thể thơ thất ngôn Đường luật, đan xen các câu lục ngôn vào bài thơ thất ngôn, ngắt nhịp linh hoạt, ngôn ngữ
- giàu hình ảnh, giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai, giọng điệu tâm tình cởi mở. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với các bài bên cạnh việc phân tích nội dung còn chỉ rõ những đặc sắc nghệ thuật (thể thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn, tả cảnh ngụ tình, ngắt nhịp, ngôn từ giản dị …) Hướng dẫn chấm: - HS phân tích đầy đủ, sâu sắc: 1,5 điểm. - HS phân tích tương đối đầy đủ, sâu sắc: 1,0 - 1,25 điểm. - HS phân tích chưa đầy đủ, sâu sắc: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Vẻ đẹp tâm hồn 0,5 Nguyễn Trãi: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không vướng danh lợi, vật chất, vì nước vì dân, sống cuộc sống không hổ thẹn với lương tâm, không hối hận với những gì mình đã làm. Hướng dẫn chấm: - HS nêu đầy đủ: 0,5 điểm. - HS nêu không đầy đủ: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời: 0 điểm d. Chính tả, ngữ 0,25
- pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo: Bài viết 0,5 có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. Tổng điểm 10.0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn