intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Núi Thành, Quảng Nam

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022- TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH 2023 Môn: Ngữ văn – Lớp: 12 I/ ĐỌC HIỂU (3,0 điểm ) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiều Vẫn còn có bao điều tốt đẹp Xa danh lợi, hãy chịu bề thua thiệt Hãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch Tình thương yêu không mua được bằng tiền Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. Biển đo được, lòng người đo sao nổi Thức tàn canh mới biết hết đêm dài Phải hy vọng dẫu bên bờ tuyệt vọng Nuôi gan bền, mặc đá nát, vàng phai (Trích “Nói với con” - Rút trong tập thơ “Vẫn còn có bao điều tốt đẹp”” của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng). Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ.(0,75 điểm) Câu 2. Tìm những câu thơ có sử dụng chất liệu dân gian ở trong đoạn thơ.(0,75 điểm) Câu 3. Anh,chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? (1,0 điểm) Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. Câu 4. Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ đoạn thơ trên ? (0,5 điểm) II/ LÀM VĂN (7.0 điểm). “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
  2. Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả: - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.” ( Trích “ Vợ nhặt” Kim Lân, SGK Ngữ văn 12,Tập 2,trang 31, nhà xuất bản Giáo dục) Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bà cụ Tứ trong đoạn văn trên. Từ đó, nhận xét tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm “Vợ nhặt” Hết
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô chấm kiểm tra cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của học sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ : Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Phương thức biểu đạt có trong đoạn thơ: Biểu cảm; tự sự 0,75 (3,0đ) * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. -Học sinh trả lời được một phương thức biểu đạt có trong đáp án : 0,5 điểm - Học sinh trả lời khác đáp án: 0,0 điểm. 2 Những câu thơ có sử dụng chất liệu dân gian ở trong đoạn thơ 0,75 - Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch - Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt * Hướng dẫn chấm - Học sinh nêu được như đáp án thì cho điểm tối đa 0,75 - Học sinh nêu được 1 ý như đáp án thì cho 0,5 điểm; - học sinh trả lời 1 vế của ý thì cho 0,25( ví dụ: rách cho thơm) - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan đến nội dung đáp án thì cho 0,0 điểm 3 Nội dung các dòng thơ sau như thế nào? (1,0 điểm) 1,0 Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. - Mong muốn con mình bản lĩnh, cứng rắn, kiên cường. - Đừng để danh lợi cám dỗ, trở thành những con người sống chân thật. * Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được cách hiểu nội dung các như đáp án hoặc cócách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh tỏ ra hiểu vấn đề nhưng trả lời chưa đầyđủ: từ 0,5 đến 0,75 điểm. - Học sinh trả lời sơ sài: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm.
  4. * Lưu ý: Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đềchính. 4 Học sinh tự trình bày quan điểm cá nhân, miễn hợp lí và thuyết 0.5 phục. Có thể theo gợi ý sau: - Người cha muốn nhắn nhủ với con cần phải tin vào những điều tốt đẹp của cuộc sống xung quanh chúng ta, - Khuyên con hãy sống vị tha, hãy vì mọi người mà biết chấp nhận thiệt thòi về mình. -……. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,5 điểm. - Học sinh tỏ ra hiểu vấn đề nhưng trả lời chưa đầyđủ: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0,0 điểm. II Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh bà cụ Tứ trong đoạn văn “ 7,0 (7,0đ) Bữa cơm ngày đói(…) mà ăn đấy”( Trích “ Vợ nhặt” Kim Lân, SGK Ngữ văn 12,Tập 2,trang 31, nhà xuất bản Giáo dục) Nhận xét tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm. - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần tập trung phân tích để làm rõ hình ảnh bà cụ Tứ qua đoạn trích của truyện Vợ nhặt. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những gợi ý cơ bản: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết 0,5 bài khái quát được vấnđề. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hình ảnh bà cụ Tứ trong 0,5 đoạn văn “ Bữa cơm ngày đói(…) mà ăn đấy”( Vợ nhặt.)Nhận xét tấm lòng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định thiếu ý phụ: 0,25 điểm. c. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: 0,5 - Giới thiệu nhà văn Kim Lân, truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Nêu vấn đề nghị luận. Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm: 0,25 điểm; nêu vấn đề nghị luận: 0,25 điểm( Có thể thiếu ý phụ) d. Cảm nhận hình ảnh bà cụ Tứ qua đoạn trích: 3.5
  5. - Tình huống xuất hiện của nhân vật Tràng- con trai bà cụ Tứ dẫn người vợ nhặt về nhà. Sau phút ngạc nhiên, hiểu ra cơ sự, người mẹ mừng vui âu lo lẫn lộn. Song bà chấp nhận đứa con dâu khốn khó, bà đã đãi vợ chồng Tràng “ bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại”(0.5 điểm) - Hình ảnh bà cụ Tứ (3.0 điểm): Nhân hậu, thương con thương dâu, khao khát tổ ấm gia đình, có niềm tin vào cuộc sống( phân tích thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động). Cụ thể: + Qua món cháo loãng: vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này, chuyện nuôi gà + Qua món chè khoán: nhìn hai con vui vẻ, bảo chúng hãy đợi, giữ bí mật “ có cái này hay lắm”, rồi lật đật, lễ mễ, gọi tên món cám lợn là “ chè khoán” - Nghệ thuật xây dựng nhân vật(0.5đ):Tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động * Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm – 3,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2,0 điểm – 2,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,75 điểm. * Nhận xét tấm lòng nhân đạo của Kim Lân 0,5 -Yêu thương trân trọng người nông dân: trong cái đói cái khổ họ vẫn luôn biết trân trọng cuộc sống, yêu thương trân trọng nhau, với tấm lòng nhân hậu và một nghị lực sống bền bỉ. - Xót xa, thương cảm trước tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói. -Tin tưởng rằng sức mạnh của tình người, của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc sẽ giúp con người vươt qua khó khăn thử thách. Hướng dẫn chấm: - Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm *Đánh giá chung 0,5 - Khẳng định thành công của tác giả trong việc khắc họa hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ- góp phần làm nên giá trị nội dung tư tưởng của truyện ngắn “ Vợ nhặt” -Tấm lòng nhân đạo củaKim Lân xuất phát từ sự thấu hiểu, và đồng cảm của một con người luôn đi về với “thuần hậu nguyên thủy” tới những người nông dân. e. Chính tả, ngữ pháp 0,5
  6. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. * Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp g. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. * Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2