Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hùng Vương, Quảng Nam
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM 2023-2024
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 12
(Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
...Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Ta lớn lên khao khát những chân trời
Những mảnh đất chân mình chưa bén được
Những biển khơi chứa mặt trời đỏ rực
Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh…
(Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn
nghệ giải phóng, 1974, trang 35-36)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.(0,75 điểm)Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2.( 0,75 điểm)Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích gợi lên khát khao của nhân vật “Ta”?
Câu 3.(1,0 điểm)Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của dòng thơ: Đất đai cỗi cằn thì người
sẽ nở hoa?
Câu 4.(0,5 điểm)Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả được gợi ra từ dòng thơ: Ta
lớn lên bằng niềm tin rất thật không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chịvề sự cần thiết phải có niềm tin vào cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài có đoạn:
...“Ngày tết, Mị cũng uống rượu.Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm
mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát,nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước.Tai
Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng.Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi.Mùa xuân này, Mị uống
rượu bên bếp và thổi sáo.Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao
nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị .
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ
một mình giữa nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ
bước vào buồng.Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị
ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng.Đã từ nãy, Mị thấy phơi
- phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước.Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ.
Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có
lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết
ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn
lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”…
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
trang 7-8)
Cảm nhận của anh/chị vềdiễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đoạn trích
trên;từ đó,nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.
.............……………. HẾT………........................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh…………………………; Số báo danh……………................................
Chữ kí cán bộ coi thi 1:................................; Chữ kí cán bộ coi thi 2...................................