intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thạch Hà

  1. PHÒNG GD-ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II ––––––––– NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 MÃ ĐỀ 01 Thời gian làm bài: 90 phút ––––––––– PHẦN I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. Sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm: - Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó. Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường, Tấm ngồi nhặt một lúc mà chỉ mới được một nhúm, nghĩ rằng không biết bao giờ mới nhặt xong, buồn bã, bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: - Con làm sao lại khóc? Tấm chỉ vào cái thúng, thưa: - Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem. Bụt bảo: - Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. - Nhưng ngộ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn. - Con cứ bảo chúng thế này: Rặt rặt (tức chim sẻ) xuống nhặt cho tao Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết thì chúng sẽ không ăn của con đâu. Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt.” (“Tấm Cám” - Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1. (1 điểm): Xác định thể loại của đoạn trích trên? Kể tên hai văn bản cùng thể loại mà em đã được học? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3. (0,5 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 4. (0,5 điểm) Chỉ ra nhân vật chính trong đoạn trích trên ? Câu 5. (0,5 điểm) Giải thích nghĩa từ “nô nức” trong câu “Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem.” Câu 6. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau “Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy.”? Câu 7. (1 điểm) Hãy viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nêu bài học em rút ra từ đoạn trích trên? Phần II. Làm văn (5,0 điểm) Thuyết minh tường thuật lại một sự kiện mà em có dịp tham gia hoặc chứng kiến ./. ----------Hết---------- Họ và tên…………………………..….Số báo danh……………
  2. PHÒNG GD-ĐT THẠCH HÀ ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II ––––––––– NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 MÃ ĐỀ 02 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. Đọc - hiểu (5,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày dường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy, chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá. Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá. Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia” (“Sự tích trầu, cau và vôi” - Theo Nguyễn Đổng Chi) Câu 1. (1 điểm) Xác định thể loại của đoạn trích trên? Kể tên hai văn bản cùng thể loại mà em đã được học? Câu 2. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 3. (0,5 điểm) Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 4. (0,5 điểm) Chỉ ra các nhân vật trong đoạn trích trên? Câu 5. (0,5 điểm) Giải thích nghĩa từ “bực bội” trong câu sau “Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách.” Câu 6. (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở.”? Câu 7. (1 điểm) Hãy viết đoạn văn ngắn từ 3-5 câu nêu bài học em rút ra từ đoạn trích trên? Phần II. Làm văn (5,0 điểm) Thuyết minh tường thuật lại một sự kiện mà em có dịp tham gia hoặc chứng kiến./. ----------Hết---------- Họ và tên…………………………..….Số báo danh……………
  3. PHÒNG GD-ĐT THẠCH HÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ––––––––– NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 ––––––––– I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo cần nắm vững được nội dung, yêu cầu của đề bài để đánh giá tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực hiểu biết, vận dụng, sáng tạo và khả năng tạo lập văn bản; - Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách sáng tạo, thuyết phục thì Giám khảo vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm; - Khuyến khích những bài viết có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc, sáng tạo; - Những bài mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và kiến thức thì tuỳ vào mức độ để cho điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN 1. ĐỌC HIỂU I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần Đọc hiểu. 5,0 điểm Nội dung Câu Mã Đề 01 Điểm Câu 1 - Thể loại: Truyện cổ tích 0,5 - Hai truyện cùng thể loại đã được học: Thạch Sanh, Cây khế 0,5 Câu 2 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 Câu 3 - Ngôi kể: thứ 3 0,5 Câu 4 - Nhân vật chính: Tấm 0,5 Câu 5 -. Nghĩa của từ nô nức: Tỏ ra hăm hở, phấn khởi cùng đua nhau 0,5 làm một việc gì. - Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “tuôn về kinh như 0,5 nước chảy” - Tác dụng: Câu 6 + Làm cho đoạn truyện sinh động, gợi cảm. 0,5 + Cho người đọc cảm nhận được dòng người đổ về kinh, tham gia lễ hội vô cùng đông đúc, tấp nập. - Học sinh viết được đoạn văn 3 – 5 câu có mở đoạn, thân đoạn, 0,25 kết đoạn - Bài học rút ra: + Mẹ con, anh chị em trong một gia đình cần yêu thương, đoàn Câu 7 kết, bao bọc lẫn nhau. Không nên phân biệt đối xử và ghen ghét 0,75 nhau. + Sống hiền hậu, nhân từ, siêng năng, trung thực thì sẽ được giúp đỡ trong cuộc sống.
  4. Câu Mã Đề 02 Điểm Câu 1 - Thể loại: Truyện cổ tích 0,5 - Hai truyện cùng thể loại đã được học: Thạch Sanh, Cây khế 0,5 Câu 2 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 Câu 3 - Ngôi kể: thứ 3 0,5 Câu 4 - Nhân vật chính: Tân, Lang, vợ Tân 0,5 Câu 5 -. Nghĩa của từ bực bội: Khó chịu vì không được như ý. 0,5 - Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: “khóc mãi, khóc 0,5 mãi” - Tác dụng: Câu 6 + Làm cho đoạn truyện sinh động, gợi cảm. 0,5 + Nhấn mạnh hành động khóc của Lang, chàng khóc mãi khôn nguôi. Từ đó cho thấy chàng vô cùng đau khổ trước hoàn cảnh của mình. - Học sinh viết được đoạn văn 3 – 5 câu có mở đoạn, thân đoạn, 0,25 kết đoạn - Bài học rút ra: Câu 7 + Đoạn truyện cho ta thấm thía về tình nghĩa anh em, vợ chồng. 0,75 Anh em phải yêu thương, gắn bó với nhau. Vợ chồng cần yêu thương nhau và chung thủy. + Phải biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với mọi người trong gia đình. PHẦN II. VIẾT (Dùng chung cho cả hai mã đề) 5,0 điểm Mở bài - Dẫn dắt, giới thiệu về sự kiện sẽ thuyết minh. 0,5 1. Đôi nét khái quát về sự kiện được thuyết minh 0,5 Thân bài - Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì? - Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào? 2. Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian: 3,5 a. Trước khi bắt đầu sự kiện: - Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Điểm khác biệt so với ngày thường? - Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Trang phục và thái độ của họ như thế nào? - Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã được chuẩn bị như thế nào? b. Quá trình diễn ra sự kiện:
  5. - Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất? - Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai? - Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào? - Ấn tượng của bản thân về sự kiện? (cách trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…) - Kết quả của sự kiện như thế nào? Kết bài - Suy nghĩ, đánh giá về sự kiện 0,5 - Ý nghĩa của sự kiện đó. Lưu ý: Điểm toàn bài qui tròn đến 0.25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2