intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My” làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II - MÔN NGỮ VĂN 7 Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao % Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT TT điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN Đọc Văn bản nghị luận hiểu 1 Số câu 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % 20 0 15 10 10 5 60 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề Viết đời sống. 2 1* 0 1* 1 Số câu 0 1* 0 1* 0 Tỉ lệ % 10 15 10 5 40 Tỷ lệ % điểm các mức độ 70% 30% 100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ TT Kĩ năng Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, dấu câu, các vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông hiểu: - Hiểu được biện pháp liên kết, giải thích được một số chi tiết gợi ra trog văn bản. Vận dụng: - Trình bày được cách ứng xử phù hợp về một vấn đề được gợi ra từ đoạn trích. Vận dụng cao: - Liên hệ với thực tế kết hợp với nội dung đoạn trích, để giải quyết được vấn đề trong cuộc sống. 2 Viết Nhận biết: Viết bài văn nghị luận. Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức. Viết bài nghị luận về một Vận dụng: Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ các cảm nhận về vấn đề đời sống. đối tượng nghị luận. Vận dụng cao: Bài viết có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt.
  3. PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) BỆNH LỀ MỀ Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Giấy mời hội thảo ghi 14 giờ mà mãi đến 15 giờ mọi người mới có mặt. Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa. Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo là việc chung, có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, và bệnh lề mề không sửa được. Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay một giờ! Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa. (Theo Phương Thảo - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 20) Thực hiện các yêu cầu sau Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Văn bản “Bệnh lề mề” thuộc loại văn bản nào? A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự D. Văn bản thuyết minh Câu 2: Văn bản trên bàn về vấn đề gì? A. Việc ăn mặc không đúng tác phong. B. Việc nói năng thiếu văn hóa C. Việc coi thường giờ giấc. D. Việc vứt rác bừa bãi. Câu 3: Nhận định nào không đúng về văn bản “Bệnh lề mề”? A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết. B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc. C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ rõ ràng, cụ thể. D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Câu 4: Ý nào không đúng khi nói về “tác hại của bệnh lề mề” từ văn bản trên? A. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể.
  4. B. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không bàn bạc tháu đáo. C. Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng. D. Bệnh lề mề tạo ra tập quán không tốt. Câu 5: Dấu chấm lửng trong câu sau dùng để làm gì? Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát ...chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn là có hại ngay đến quyền lợi thiết thân của họ. A. Tỏ ý còn nhiều hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn. D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Câu 6: Văn bản “Bệnh lề mề” bàn về những khía cạnh nào của vấn đề? A. Biểu hiện, nguyên nhân, mặt lợi, giải pháp B. Biểu hiện, nguyên nhân, mặt hại, giải pháp C. Khái niệm, nguyên nhân, mặt lợi, giải pháp D. Khái niệm, nguyên nhân, mặt hại, giải pháp Câu 7: Văn bản “Bệnh lề mề” sử dụng phép lập luận nào? A. Phép lập luận giải thích B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ C. Phép liệt kê và đưa số liệu D. Phép lập luận phân tích và chứng minh Trả lời các câu hỏi sau: Câu 8: Xác định và chỉ ra phép liên kết có trong câu sau: “Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. ” Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến sau đây không? Vì sao? Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa. Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. -------- Hết ------
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm, sau đó làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I: Nội dung ĐỌC HIỂU 1. Trắc nghiệm khách quan: 3,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Phương án trả lời B C A D A B D Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Trắc nghiệm tự luận: 2,5 điểm Câu Nội dung Điểm Câu 8: Phép liên kết là phép nối: Từ nhưng nối câu 1 và câu 2 (1,0 điểm) 1,0 điểm Câu 9: HS đồng ý và có cách giải thích phù hợp. (0,5 điểm) 0,5 điểm Câu 10: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức, (1 điểm) đảm bảo các ý sau: 1 điểm Mức 1: Biết đúng giờ, đúng hẹn, tiết kiệm thời gian, sử dụng thời gian hợp lý để đem lại hiệu quả trong việc học… Mức 2: Học sinh nêu được những ý trên nhưng chưa sâu sắc, toàn 5 điểm diện, diễn đạt chưa thật rõ. Mức 3: Trả lời sai hoặc không trả lời. 0 điểm Phần II: VIẾT (4,0 điểm)
  6. Nội dung Điểm a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 - Mở bài: Giới thiệu về vấn đề đời sống mà em quan tâm. - Thân bài: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận. - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân về vấn đề mà mình quan tâm b. Xác định đúng yêu cầu của đề 0,25 Viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống mà bản thân quan tâm. c. Viết bài - Mở bài: 0,5 + Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận + Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy. 1,0 - Thân bài: + Giải thích vấn đề cần bàn luận; + Đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; 1,0 + Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí. - Kết bài: + Khẳng định lại ý kiến 0,5 + Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Có sáng tạo trong cách viết bài văn nghị luận: từ ngữ, diễn đạt,… ----------HẾT--------- Tôi xin cam kết tính bảo mật, khách quan và tính chính xác của đề kiểm tra Người ra đề Người duyệt đề
  7. PHÒNG GDĐT BẮC TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG MÔN: NGỮ VĂN 7-HSKT Năm học: 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) ĐỀ: Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc hội họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2