intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 Mức Tổng độ % nhận Đơn điểm thức vị Thôn Vận Kĩ kiến Nhận Vận g dụng năng thức biết dụng hiểu cao TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q 1. Đọc Truy 0 2 0 1 hiểu ện 3 0 4 0 . 60 1. Viết bài văn phân tích Viết 0 * 0 * một 0 * 0 * tác phẩ 40 m truyệ n Tổn 15 10 20 15 0 30 0 10 g Tỉ lệ % 25% 35% 30% 10% 100
  2. Tỉ lệ chung 60% 40%
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 STT Chương / Nội dung/ Mức độ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chủ đề đơn vị kiến đánh giá Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: 3TN 4TN 2TL 1TL - Nhận biết được đề tài, bối cảnh, cốt truyện, tình huống, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong truyện, các biện pháp xây dựng nhân vật. - Nhận biết được các biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Phân tích được thái độ, tình cảm của người kể chuyện. - Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản. - Xác định được nghĩa của một số từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ, Vận dụng: - Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả qua văn bản. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của văn bản sau khi đọc văn bản. 2 Viết Viết bài Nhận biết: 1TL văn phân -Viết được một bài văn phân tích một tác tích một phẩm truyện tác phẩm -Biết trình bày rõ ràng bố cục của một bài truyện tập làm văn phân tích. Thông hiểu: Trình bày rõ vấn đề và thể hiện rõ cảm nhận của mình về tác phẩm đó. Vận dụng: Kĩ năng phân tích, trình bày cảm nhận. Vận dụng cao: Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Tổng 3TN 4TN 2TL 2TL Tỉ lệ % 15% 20% 20% 45% Tỉ lệ chug 55% 45%
  4. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên………………….:………………….lớp…………… SBD………………………... ĐỀ CHÍNH THỨC Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua ma ra tông hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở giùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. (Theo John Ruskin) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến câu 7. Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên. A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba. Câu 2. Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố nhân vật tôi thường tổ chức vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông Câu 3: Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là gì? A. Tham gia đi thi chạy. B. Tham gia đi diễu hành. C. Tham gia đi cổ vũ. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.
  5. Câu 4: “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé khỏe mạnh. B. Là một cụ già ốm yếu. C. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. D. Là một người đàn ông mập mạp.
  6. Câu 5: Trợ từ “chính” trong câu văn sau có tác dụng gì? “Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi”. A. Nhấn mạnh sự xuất hiện của người phụ nữ. B. Biểu thị thái độ, đánh giá về sự xuất hiện của người phụ nữ. C. Biểu thị thái độ đánh giá của người viết về người phụ nữ. D. Nhấn mạnh thời gian mà người viết muốn nhắc tới. Câu 6: Từ đồng nghĩa với từ “kiên trì” là từ nào trong các từ sau. A. Nhẫn nại B. Chán nản C. Dũng cảm D. Hậu đậu Câu 7: Câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ nào. “ Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.” A. Nhân hóa. B. So sánh C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 8: Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 9: Theo em, vì sao mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, nhân vật tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”? Câu 10: Từ nội dung của câu chuyện, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nêu bài học mình rút ra khi đọc xong bài văn trên. II. Viết (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích văn bản truyện ngắn mà em ấn tượng nhất. ………………..Hết......................... (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  7. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2023 – 2024 Môn: Ngữ văn 8 HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 0,5 Câu 1 C. điểm 0,5 Câu 2 B. điểm 0,5 Câu 3 A. điểm 0,5 Câu 4 C. điểm 0,5 Câu 5 A. điểm 0,5 Câu 6 B. điểm 0,5 Câu 7 B. điểm Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy. 1,0 Câu 8 (Giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để điểm ghi điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí.). Mỗi khi khó khăn tác giả nghĩ đến người phụ nữ có đôi chân tật nguyền đã chiến thắng cuộc thi. Vì hình ảnh người phụ nữ giúp tác giả nhận ra một bài học về sự kiên 1,0 Câu 9 trì, cố gắng, nó tạo động lực giúp nhân vật tôi tự tin hơn điểm về khả năng của bản thân. (HS trả lời khác nhưng lập luận hợp lí đúng ý vẫn cho điểm tối đa). Câu 10 Học sinh có thể nêu ra nhiều bài học riêng của mình nhưng phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
  8. Mức 1: Học sinh viết đoạn văn đáp ứng yêu cầu sau: Bài học rút ra là cần phải quyết tâm vượt qua mọi khó 0,5 khăn để chiến thắng bản thân, có như vậy mọi công việc điểm sẽ đạt kết quả tốt đẹp. Mức 2: Học sinh viết được đoạn văn nhưng quan điểm không rõ ràng. 0,25 điểm. Mức 3: Học sinh chưa viết được đoạn văn hoặc viết lạc đề. 0,0 điểm. (Tùy theo cách trình diễn đạt của học sinh mà giáo viên ghi điểm cho hợp lý) Phần II. Viết (4,0 điểm) II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm 0,25 truyện.. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích về một tác 0,25 phẩm truyện. c. Triển khai vấn đề theo các ý sau: 2,5 - Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả),, nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Thân bài: + Tóm tắt nội dung chính. + Nêu và phân tích chủ đề của tác phẩm. (Trình bày theo các luận điểm về vẻ đẹp nhân vật trong tác phẩm truyện) + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0,5 luận, có cách diễn đạt mới mẻ (Trên đây là những định hướng, trong quá trình chấm bài giáo viên có thể linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để ghi điểm bài làm của học sinh sao cho chính xác, hợp lí. Cần trân trọng những bài viết có những ý tưởng độc đáo, giàu chất sáng tạo.)
  9. Người ra đề Duyệt của tổ C/M T/M Hội đồng duyệt sao in đề thi CHỦ TỊCH Kim Duy Thắng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2