intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hoành Sơn

  1. TRƯỜNG THCS HOÀNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN NGỮ VĂN ­ LỚP 9 Thơi gian lam bai ̀ ̀ ̀: 120  phut  ̉ ơi gian giao đê ́ (không kê th ̀ ̀) Phần I. Tiếng Việt  (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả  lời đúng và viết   chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Thành phần biệt lập của câu là:    A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.    B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.    C. Bộ phận của câu chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu.    D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. Câu 2. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo:“Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” .  Khởi ngữ trong câu văn trên là? A. Các anh lái xe B. Các anh lái xe bảo C. Còn mắt tôi D. Mắt tôi Câu 3. Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc  lộ tâm trạng gì của người nói?    A. Giận dữ B. Buồn chán C. Thất vọng D. Đau xót Câu 4. Các từ in đậm trong hai câu thơ sau đây là thành phần gì?      “Sột soạt gió trêu tà áo biếc           Trên giàn thiên lí bóng xuân sang.”( Hàn Mặc Tử)    A. Khởi ngữ.  B.  Thành phần tình thái.   C. Trạng ngữ. D. Thành phần cảm thán Câu 5. Câu “ Dã tràng xe cát biển Đông” có hàm ý gì?    A. Nói tới việc con dã tràng xe cát ở biển Đông    B. Nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích    C. Nói tới con dã tràng thường xuyên xe cát để lấp lối đi xuống thủy cung    D. Kiên trì làm việc gì đó, sẽ có thành công Câu 6. Câu văn: “Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng  ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng  tháng Tám 1945” mắc lỗi diễn đạt nào? A. Lỗi dùng từ B. Lỗi ngữ pháp C. Lỗi lôgic D. Lỗi trật tự từ Câu 7.Từ ngữ được gạch chân trong câu văn “Chỉ có những thân cây bị tước   khô cháy.” có vai trò gì?     A. Làm thành phần khởi ngữ          B.Làm phương tiện kết nối     C. Làm thành phần chủ ngữ          D. Làm thành phần trạng ngữ
  2. Câu 8. Đoạn trích dưới đây có những thành phần biệt lập nào? Có người khẽ nói: ­Bẩm, dễ có khi đê vỡ! A. Gọi đáp; tình thái  B. Gọi đáp; cảm thán C. Cảm thán; phụ chú           D. Tình thái; cảm thán Phần II. Đọc – hiểu văn bản(2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: Là cội nguồn. Tổ quốc là một tình yêu bắt nguồn từ mọi tình yêu. Là sự   thân thiết, gần gũi. Tổ  quốc là nhà. Người Việt mình dùng từ  “nhà” chung   cho cả  hai khái niệm “house” và “home”. Những người con đi học xa Tổ   quốc thường hỏi nhau không biết tình hình  ở  nhà thế  nào rồi?Là sẻ  chia, là   sương là nắng, là sự sống, là rất nhiều chữ “s” trong dải đất hình chữ S này.   Tổ quốc có hương. Mùa hạ hương lúa, mùa thu hương cốm. Mùi lá mùi   già đêm giao thừa. Dù  ở  đâu xa, nghe hương Tổ  quốc, có thể  nhận ra dáng   hình một tình yêu. Tổ quốc có màu. Màu xanh của núi, của cây. Màu vàng của   rơm của rạ. Màu đỏ  của đất Tây Nguyên. Màu trắng của động cát Quảng   Bình, của đồng muối Năm Căn… Tổ  quốc mình còn có vị. Vị  của Tổ  quốc là   vị  mặn. Đất đai này mặn, nước non này mặn. Mặn mồ  hôi, mặn nước mắt,   mặn cả máu của bao thế hệ gìn giữ và tưới tắm mảnh đất này. Ngay cả tình   yêu cũng mặn nồng.. (Trích  Yêu   tổ   quốc,   yêu   Đồng   bào,   từ   nhận   thức đến hành động ­ Đoàn Công Lê Huy) Câu 1. (0,25 điểm) Chỉ  ra phép lập luận chủ  yếu được sử  dụng trong đoạn  trích? Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, “Tổ quốc” là gì ? Câu 3. (0,5 điểm) Phân tích hiệu quả của biện pháp liệt kê trong câu: “Là sẻ  chia, là sương là nắng, là sự  sống, là rất nhiều chữ  “s” trong dải đất hình   chữ S này.” Câu 4. (0,75 điểm) Em có suy nghĩ gì về  lời của tác giả:“Tổ  quốc mình còn   có vị. Vị của Tổ  quốc là vị  mặn. Đất đai này mặn, nước non này mặn. Mặn   mồ  hôi, mặt nước mắt, mặn cả  máu của bao thế  hệ  gìn giữ  và tưới tắm   mảnh đất này?”(Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng.) Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Từ  văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12   đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của yêu Tổ quốc trong cuộc  sống hiện nay. Câu 2. (4,5 điểm) Suy nghĩ của em về tình cha con của ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc   lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng). ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­
  3. Giám thị 1: ....................................................... Giám thị 2 : ................................... Họ và tên thí sinh: ........................................     Số báo danh: ................... PHÒNG GD&ĐT KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II GIAO THỦY NĂM HỌC 2020 ­ 2021 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN  ­ LỚP 9 Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D D C B C B A Phần II. Đọc – hiểu văn bản(2,0 điểm) Câu Yêu cầu Mức  điểm Câu 1 Phép lập luậnchủ yếu được sử  dụng trong đoạn trích : Phân  0,25  tích điểm Câu 2 Theo tác giả, “Tổ  quốc” là cội nguồn, là một tình yêu bắt  0,5  nguồn từ mọi tình yêu, là sự thân thiết, gần gũi, là nhà, là chia  điểm sẻ, là sương là nắng, là sự  sống, là rất nhiều chữ  “s” trong  dải đất hình chữ S này. Câu 3 * Hiệu quả của biện pháp liệt kê trong câu văn: 0,5  ­ Nhấn mạnh và cho chúng ta thấy rõ những cách định nghĩa  điểm khác nhau của tác giả về Tổ quốc.  ­  Nhờ  những  ý  nghĩa  được  liệt  kê,  Tổ  quốc  không chỉ   là  những gì cao cả, thiêng liêng, to lớn mà Tổ quốc còn hiện ra  với những điều giản dị, gần gũi, thân thương… Câu 4 HS có thể đưa ra ý kiến cá nhân, sau đây là gợi ý về nội dung 0,75  ­ Lời của tác giả  thật sâu sắc. Tổ  quốc không tự  nhiên, dễ  điểm dàng mà có. Tổ  quốc được hình thành nên từ  bao “vị  mặn”.  Đó là “vị mặn” của những vất vả, tần tảo, anh dũng, hi sinh,  chịu thương chịu khó... Vị mặn của bao giọt mồ hôi, của máu  và nước mắt...Biết bao người dân lao động, bao tấm gương   chiến sĩ, đồng bào từ xưa đến nay đã thầm lặng, hi sinh quên  mình vì Tổ  quốc. Máu, mồ  hôi và nước mắt của họ  thấm   trong từng mảnh đất, từng nơi chốn để  góp phần giữ  gìn,  bảo vệTổ quốcthân yêu....
  4. Phần III: Tập làm văn(6,0 điểm) Câu Yêu cầu Mức  điểm Câu 1 * Yêu cầu chung:HS biết cách viết một đoạn văn NLXH  0,25  (1,5điểm (khoảng  12  –  15  câu)   rõ  ràng,  lập  luận  chặt  chẽ,  dẫn  điểm ) chứng thuyết phục. *Yêu cầu cụ thể:  a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị  luận với dung lượng  khoảng 12 ­  15 câu.  b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của yêu Tổ quốctrong cuộc sống hiện nay. c. Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm hợp lí. Biết   cách sử  dụng các thao tác lập luận để  làm nổi bật được   vấn đề nghị luận. Gợi ý theo hướng sau: *Ý nghĩa của yêu Tổ quốc:  ­ Yêu Tổ quốc giúp con người có cuộc sống yên bình, tốt   1,0  đẹp, mọi người đoàn kết, yêu thương, biết sẻ  chia, tạo  điểm: nên sức mạnh tập thể  vô cùng to lớn giúp chiến thắng  mọi gian nguy, kẻ  thù, dịch bệnh…góp sức cho sự  phát  triển chung của dân tộc. ­  Yêu Tổ  quốc là một thứ  tình cảm rất đỗi thiêng liêng  mà khi được bồi đắp, nó sẽ  mang lại những giá trị  tích  cực cho cuộc đời mỗi con người, giúp con người sống  đẹp, sống cao thượng, có ích cho cuộc đời… ­Yêu Tổ  quốc sẽ  giúp nâng đỡ  tâm hồn mỗi người. Nhờ  tình yêu Tổ  quốc mọi người có thể  vượt qua những xấu   xa, cám dỗ và làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã   hội. Yêu Tổ  quốc thực sự  trở  thành động lực, thúc giục  mọi người ngày đêm phấn đấu không ngừng để  đem vinh  quang  cho Tổ quốc.  ­ Những người có lòng yêu Tổ quốc  sẽ luôn được mọi  người quý mến, tôn trọng, tin yêu… * Bài học nhận thức, hành động cho mọi người và bản  thân:Yêu Tổ quốc là một tình cảm thiêng liêng, là truyền  thống quý báu của dân tộc rất cần được giữ  gìnvà phát  0,25  huy trong đời sống con người. Mỗi chúng ta cần phải thể  điểm. hiện, rèn luyện lòng yêu Tổ quốc thường xuyên, từ những  việc nhỏ nhất  ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh để  góp  phần dựng xây và cống hiến cho Tổ quốc, đất nước, giúp  đất nước ngày càng phát triển…  Đối với lứa tuổi học sinh…..
  5. Câu 2: (4,5điểm) *Yêu cầu chung: HS biết cách tạo lập một bài văn  nghị  luận về  nhân vật trong tác phẩm truyện. Văn  viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính  liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận, xác định đúng vấn   0,25  đề   nghị   luận:   nghị   luận   về   nhân   vật   trong   tác   phẩm  điểm truyện. b. Sáng tạo, chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25  điểm  c.Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm hợp lý, logic.  Biết cách sử  dụng các thao tác lập luận để  làm nổi bật  được vấn đề  nghị  luận. Chấp nhận cách triển khai khác  nhưng phải làm bật được vấn đề nghị luận. 0,25  1.Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật điểm ­Nguyễn Quang Sáng là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.  ­Truyện   “Chiếc   lược   ngà”   viết   năm   1966,   thời   kì   cuộc  kháng chiến chống Mĩ diễn và ác liệt. Truyện đã khắc họa   rõ nét nhân vật ông Sáu, người cha có tình yêu thương con  0,25  sâu nặng… điểm 2. Thân bài:  a.Khái quát chung  Câu   chuyện   được   xây   dựng   trên   một   tình   huống  hiểu lầm, tạo một điều bất ngờ, cảm động …   Tác giả   đã khai thác biểu hiện của tình cha con  trong tình huống thật éo le…  0,25  Truyện khằng định một điều thiêng liêng: dù chiến  điểm tranh có tàn khốc bao nhiêu cũng không thể  dập tắt nổi  0,25  những tình phụ  tử  cao đẹp và bền vững của con người  điểm Việt Nam.  b. Tình cha con sâu nặng của ông Sáu 0,5  *Hoàn cảnh của ông Sáu… điểm *Tình yêu con của ông Sáu thể  hiện trong những giây  phút đầu được gặp con.  ­ Ông Sáu khao khát được gặp con ­Ông vô cùng đau khổ  và hụt hẫng khi con không nhận ra   ông  *Tình yêu con của ông Sáu thể hiện trong 3 ngày phép.  Ông vẫn luôn cố gắng ở bên con, vỗ về và dành tình  yêu thương cho con  gái…Nhưng  ông càng gần con bao   0,5  nhiêu, bé Thu càng xa lánh ông bấy nhiêu. ..Ông vô cùng  điểm đau khổ. Ông chẳng hiểu tại sao con ông không nhận ra 
  6. mình.  Ông vẫn yêu con và chăm sóc con từng li từng tí.  Trong bữa cơm, ông đã gặp trứng cá cho con… Bé Thu đã   hất trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận và không   làm chủ được suy nghĩ của mình, ông đã vung tay đánh vào  mông   con   ..   Chúng   ta   thấu   hiểu   và   cảm   thông   với   vết  1,25  thương lòng của ông Sáu. điểm *Tình cảm của ông sáu trong lúc chia tay. Nhìn thấy con mà ông “không dám gọi” .“Anh cũng  muốn ôm con, hôn con nhưng hình như cũng lại sợ nó giãy  lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó”.  Hạnh  phúc   đến   với   ông  Sáu   thật   bất  ngờ…  giây  phút cuối cùng sau hành động “khe khẽ chào” của ông Sáu,  bé Thu bỗng kêu thét lên “Ba...a...a...!”   Không ghìm được xúc động, ông Sáu đã khóc. Thế  nhưng thật eo le, giây phút hạnh phúc ngắn ngủi bởi đã  đến lúc ông phải lên đường…  *Tình cảm của ông Sáu đối với con trong những ngày  trở lại chiến khu.  0,5  Tình cảm, tình yêu con sâu nặng của ông Sáu được  điểm thể hiện tập trung sâu sắc khi ông Sáu trở lại khu căn cứ.  Ông luôn thường trực nỗi nhớ con. Ông còn day dứt,  ân hận vì đã lỡ đánh con khi nóng giận.  Ông thực hiện lời hứa làm chiếc lược ngà cho con.   Khi kiếm được một khúc ngà, ông vô cùng sung sướng    Chiếc lược được làm bằng tất cả  tình yêu, lòng  thương nhớ con gái…  Chiếc lược đã làm dịu đi nỗi ân hận trong lòng ông.  Chiếc lược kết tinh tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.. 0,25    Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha  điểm con ông Sáu. Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con chiếc  lược ngà. Trong giờ  phút cuối cùng ông Sáu “đưa tay vào  túi móc cây lược ngà đưa cho người bạn chiến đấu thân  thiết và nhìn bạn một hồi lâu”… cái nhìn trao gửi, là một   sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử. c.Đánh giá. * Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng và miêu tả nhân vật: + Tác giả  xây dựng được những tình huống truyện đặc  sắc, đầy éo le, bất ngờ và cảm động. + Ngòi bút miêu tả  tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ  một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng  con người.
  7. + Sử dụng ngôi kể  thứ  3 khiến câu chuyện trở  nên khách  quan, đồng thời dễ dàng xen vào những lời bình đầy cảm   xúc. * Nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh ông Sáu ­ một  người lính yêu nước, một người cha rất mực yêu con. ông  là biểu tượng cho tình yêu thương, sự  ân cần và che chở  của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự  bất tử của tình cảm cha con. 3.Kết bài. Đánh giá chung về nhân vật ông Sáu Bộc lộ  suy ngẫm của bản thân về  chiến tranh, về  tình  cảm gia đình. * Lưu ý:­ Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo   linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ  của   học sinh.    ­ Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có khả năng phân tích tốt.      ­ Điểm toàn bài là điểm cộng đến 0,25 điểm, không làm tròn. ­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2