intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. KIỂM TRA GIỮA HK II NH 2023-2024 PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH Môn: NGỮ VĂN – Lớp 9 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 19 đến tuần 25) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Stt Kĩ năng Nội dung/ đơn vị kĩ Mức độ nhận thức Tổng năng Nhận Thông Vận Vận dụng biết (số hiểu (số dụng cao (số câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc Đoạn văn bản ( Ngữ 4 1 1 0 6 liệu trong hoặc ngoài sgk) Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50% 2 Viết Viết bài văn nghị 1* 1* 1* 1* 1 luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50% Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100% IV. BẢNG ĐẶC TẢ: Stt Kĩ năng Nội dung/ đơn vị kĩ Mức độ nhận thức Tổng năng Nhận Thông Vận Vận dụng biết (số hiểu (số dụng cao (số câu) câu) (số câu) câu)
  2. 1 Đọc Nhận biết: 4 TL 1 TL 1 TL 0 6 TL -Phương thức biểu đạt. -Chi tiết tiêu biểu trong đoạn trích. -Các thành phần biệt lập -Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn Thông hiểu: - Hiểu nội dung của đoạn trích. Vận dụng: -Rút ra bài học từ vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích. Tỷ lệ % điểm 30 10 10 0 50% 2 Viết Nhận biết: Yêu cầu 1* 1* 1* 1* 1 đề và kiểu bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Thông hiểu: Viết đúng kiểu bài, nội dung, hình thức trình bày, bố cục rõ ràng. Vận dụng: Viết được bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận phân tích, tổng hợp.. làm cho lời văn giàu sức thuyết phục. Tỷ lệ % điểm 10 20 10 10 50% Tỷ lệ điểm các mức độ 40 30 20 10 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN: Ngữ Văn 9 Năm học: 2023 – 2024 Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) I. ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phú, nhưng nguồn nước con người có thể sử dụng được lại không nhiều (97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng). Lượng nước ngọt có hạn lại tồn tại trong các băng đá, nguồn nước ngầm, nước trên bề mặt Trái Đất và bốc hơi dưới dạng rắn, lỏng, khí. Nước ở ao hồ chiếm khoảng 0,68% tổng lượng nước ngọt, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thực vật, động vật và con người. Trong khi đó, nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng chỉ chưa bằng 0,003% tổng lượng nước trên Trái Đất. Điều này cho thấy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiếm”. (Theo Ôn Gia Thắng, “Nguồn gốc của sự sống”, NXB Mỹ thuật, trang 78) Câu 1:(0,5 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0,5 điểm) Trong đoạn trích, lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng là bao nhiêu? Câu 3: (1.0 điểm) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu văn sau? Mặc dù nước trên Trái Đất rất phong phú, nhưng nguồn nước con người có thể sử dụng được lại không nhiều (97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt có thể sử dụng). Câu 4: (1.0 điểm) Tìm phép liên kết câu trong các câu văn sau? “Trong khi đó, nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm, lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng chỉ chưa bằng 0,003% tổng lượng nước trên Trái Đất. Điều này cho thấy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiếm.” Câu 5: (1.0 điểm) Nội dung của đoạn trích trên là gì? Câu 6: (1.0 điểm) Câu kết “Điều này cho thấy nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang ngày càng khan hiếm” nhắc nhở em sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước? II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". ---------- Hết ----------
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn – lớp 9 A. HƯỚNG DẪN CHUNG
  5. 1. Cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. 2. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Điểm lẻ toàn bài tính theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1: (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt của văn bản trên là 0.5 thuyết minh Câu 1: (0.5 điểm) Trong đoạn trích, lượng nước sạch mà con 0.5 người có thể sử dụng chỉ chưa bằng 0,003% tổng lượng nước I. ĐỌC trên Trái Đất. HIỂU Câu 2: (1.0 điểm) Thành phần phụ chú: 97% là nước mặn, còn 1.0 (5.0 điểm) lại là nước ngọt có thể sử dụng . Câu 3: (1.0 điểm) Tìm phép liên kết câu: - Phép lặp: nước, trái đất... 0.5 - Phép thế: Điều này 0.5 Câu 4 (1.0 điểm) Nội dung của đoạn trích: - Nói về tình hình khan hiếm nước ngọt trên Trái Đất. 1.0 Câu 5 (1.0 điểm) Học sinh trình bày được những ý sau: 1.0 - Giữ sạch nguồn nước. - Tiết kiệm nước, tránh lãng phí khi sử dụng nước. - Nhắc nhở mọi người cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước...... Mức 1: HS trả lời được ít nhất 2 ý 1.0 Mức 2: HS trả lời được 1 ý 0.5 Mức 3: không viết được gì hoặc lạc đề. 0.0 * Yêu cầu chung: - Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh; II. LÀM - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận để trình bày được câu tục ngữ. VĂN (5.0 - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng điểm) từ, ngữ pháp, diễn đạt. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Trình bày đầy đủ các 0.25 phần mở bài, thân bài, kết bài. Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. b. Xác định đúng đối tượng: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác 0.25 nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: * Mở bài: - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề cần giải thích. - Trích dẫn câu tục ngữ. 0.5
  6. * Thân bài: - Giải thích nghĩa đen: + "Lá lành": Là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. + "Lá rách": Là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, không lành lặn. => Khi gói bánh nếu bọc lá lành ở bên ngoài, lá rách ở bên trong thì ta tận dụng được cả lá rách mà trông chiếc bánh vẫn đẹp. - Nghĩa bóng: 3.0 + "Lá lành": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc,... + "Lá rách": Là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, kém may mắn,... + "Đùm": Bao bọc, che chở, bảo vệ. => Câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách" khuyên nhủ mọi người phải biết yêu thương đồng loại, biết tương thân tương ái, giúp đỡ chia sẻ, đùm bọc đồng loại nhất là những người có hoàn cảnh éo le, kém may mắn... * Vì sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"? - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn (khi gặp thiên tai, địch hoạ, lúc hoạn nạn ốm đau ...) vì thế con người phải biết nương tựa vào nhau để vượt qua. - Tình thương là thước đo phẩm chất nhân cách của con người. - Mọi người đùm bọc, che chở, thương yêu nhau,... sẽ cho ta thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, sống nhân đạo hơn, xã hội ngày một văn minh, tốt đẹp hơn. - Nhân ái, yêu thương đã trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Thực tế đã cho thấy, nhờ có tinh thần lá lành đùm lá rách đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách; giúp dân tộc ta đánh thắng mọi thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập (dẫn chứng) * Cần làm gì để thực hiện lời dạy của câu tục ngữ? - Lòng nhân ái phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng. - Tinh thần tương thân tương ái phải được thể hiện ở những việc làm cụ thể: săn sóc người già yếu, bệnh tật, an ủi người đau thương, giúp đỡ trẻ mồ côi, chi viện cho đồng bào bị thiên tai, dịch bệnh,... (liên hệ những việc làm cụ thể của HS: phong trào góp quần áo, sách vở ủng hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù......) * Mở rộng vấn đề: Phê phán, nhắc nhở những người ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với nỗi đau của người khác * Kết bài: 0.5 - Khẳng định quan niệm sống đúng đắn của câu tục ngữ, mỗi người cần phải học tập và phát huy. - Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ,...
  7. c. Sáng tạo: Cảm nhận sáng tạo, giàu hình ảnh. 0.25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu. NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2