intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Phú, Điện Bàn

  1. PHÒNG GD-ĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 THỜI GIAN: 90 phút I. Mục tiêu : - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình học ( từ tuần 19 đến tuần 25) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. Hình thức đề kiểm tra - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Kĩ năng Nội Mức độ Tổng dung/Đ nhận ơn vị thức kiến Nhận Thông Vận Vận thức biết hiểu (số dụng (số dụng cao (số câu) câu) câu) (số câu) 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Số câu 4 1 1 0 6 Tỉ lệ % điểm 30% 10% 10% 50% 2 Viết Viết bài văn nghị luận xã hội Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. Duyệt BGH Tổ trưởng CM GV ra đề Phạm Thị Ngọc Linh BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT TT Nội dung/ Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Kĩ năng Đơn vị Mức độ Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng kiến thức hiểu cao đánh giá I Đọc hiểu Văn bản Nhận nghị luận biết: - Nhận biết được quan điểm 4 TL 1TL 1TL của tác giả qua câu văn cụ thể. - Nhận biết được từ liên kết và phép liên kết trong hai câu văn. - Nêu và chỉ rõ biện pháp tu từ trong câu văn cho trước. - Nhận biết được thành phần biệt lập và từ ngữ thể hiện thành phần biệt lập đó qua câu văn cho trước.
  3. Thông hiểu: Hiểu được quan điểm của tác giả qua một câu nói cụ thể. Vận dụng: Trình bày được ý kiến và hành động của bản thân trước vấn đề đặt ra từ văn bản. II Viết Viết bài Nhận văn nghị biết: luận xã - Nhận hội biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, yêu 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* cầu của đề bài. - Bài viết thể hiện rõ hình thức bố cục ba phần. - Viết đúng chính tả. Thông hiểu: - Lập luận theo trình tự hợp lí. Viết đúng kiểu bài về nội dung và hình thức - Chọn lọc được dẫn
  4. chứng và lí lẽ. - Biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để lập luận. Vận dụng: - Viết được bài văn nghị luận sự việc hiện tượng đời sống theo yêu cầu đã cho. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ. Vận dung cao: Diễn đạt trôi chảy, nhìn nhận sự việc sâu sắc, có nhiều câu văn lập luận sắc bén, cảm xúc chân thành Tổng 4 và ¼ câu 1 và ¼ câu 1 và ¼ câu 1 và ¼ câu Tỉ lệ% 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30% Duyệt BGH Tổ trưởng CM GV ra đề
  5. Phạm Thị Ngọc Linh PHÒNG GDĐT THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2023-2024 TÊN: ........................................................ MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 LỚP: ......./......... THỜI GIAN: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Một cậu phụ hồ nghèo rớt nuôi giấc mơ vào Nhạc viện! Nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo
  6. nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. … Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao ta không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,75 điểm). Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất là người như thế nào? Câu văn nào thể hiện điều đó? Câu 2 (0,75 điểm). Tìm từ liên kết hai câu văn : “… Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.” và cho biết đó là phép liên kết nào? Câu 3 (0,5 điểm). Câu văn: “Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.”có sử dụng thành phần biệt lập nào? Chỉ rõ từ ngữ thể hiện thành phần biệt lập đó? Câu 4 (1 điểm). Nêu và chỉ rõ biện pháp tu từ trong câu: “Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…” Câu 5 (1 điểm). Theo em vì sao tác giả cho rằng: Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. ? Câu 6 ( 1 điểm). Từ nội dung đoạn trích, hãy nói về ước mơ của bản thân em. Em đã và đang làm gì để thực hiện ước mơ ấy? II. LÀM VĂN (5,0 điểm) Không tập trung trong giờ học là hiện tượng dễ dàng nhận thấy ở nhiều học sinh hiện nay. Em hãy viết một văn bản nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên - Hết - PHÒNG GD-ĐT ĐIỆN BÀN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 9 THỜI GIAN: 90 phút A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
  7. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại ghi điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ). B. Đáp án và thang điểm: I. Đọc hiểu: (5,0 điểm) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 - Theo tác giả bài viết, người nghèo nhất là người không có lấy một 0,5 ước mơ. - Câu văn: Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người 0,25 nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. 2 Phép liên kết: Phép lặp. 0,5 0,25 Từ liên kết: ước mơ. 3 - Thành phần biệt lập: Tình thái 0,25 - Từ thể hiện: chắc chắn 0,25 4 - Biện pháp: So sánh 0,5 - ước mơ cháy bỏng nhất đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, 0,5 như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…” 5 Lí giải tại sao “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy: */ Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có một trong các ý cơ bản sau: – Để vẽ lên bức tranh: người họa sĩ phải là người chủ động, sáng tạo suy ngẫm từ điều muốn vẽ, màu sắc, chất liệu...Giống như người họa 1,0 sĩ, chúng ta là người hoàn toàn chủ động tạo dựng, vẽ lên cuộc sống của chính mình. Chính chúng ta chủ động sống cuộc đời mà mình muốn. + Vì nếu chúng ta không chủ động: nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. + Vì cuộc đời chúng ta chính là một bức tranh đa sắc màu mà ta vẽ lên trong suốt cả một hành trình, vì vậy để bức tranh ấy trở lên đẹp đẽ, để cuộc sống của ta của ta thực sự có ý nghĩa, một trong những điều ta cần làm ngay là biết đánh thức những ước mơ trong trái tim, cần biết mình muốn gì, khát vọng gì và cố gắng thực hiện điều ấy. */ GV linh hoạt chấm theo cách hiểu của HS. - Trả lời được 2 ý, diễn đạt rõ, gọn: 1,0 điểm - Trả lời được 2 ý, diễn đạt chưa mạch lạc: 0,75 điểm - Trả lời được 1 ý, diễn đạt mạch lạc: 0,5 điểm
  8. - Trả lời được 1 ý, diễn đạt chưa mạch lạc: 0,25 điểm - Chưa trả lời hoặc trả lời không liên quan: 0 điểm 6 * HS trình bày về ước mơ của bản thân và hành động cụ thể để thực 0,5 hiện ước mơ ấy 0,5 GV linh hoạt chấm theo quan điểm mà học sinh đưa ra II. Làm văn: (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo hình thức một bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống; lập luận chặt chẽ để làm sáng tỏ vấn đề; diễn đạt lưu loát, trong sáng; đúng chính tả, cách dùng từ. - Yêu cầu về nội dung: Triển khai hợp lí nội dung văn bản theo yêu cầu của đề bài, bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân trước hiện tượng đưa ra. Từ đó định hướng đúng đắn cho vấn đề cần bàn luận. 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo hình thức văn bản: - Trình bày đủ các phần mở, thân và kết bài 0,5 - Dẫn dắt hợp lí, tổ chức câu, đoạn với sự liên kết chặt chẽ - Đúng phương thức biểu đạt b. Xác định đúng nội dung ( Vấn đề nghị luận): 0,5 Trình bày suy nghĩ về hiện tượng học sinh không tập trung trong giờ học hiện nay c.Triển khai nội dung phù hợp: + Mở bài Nêu vấn đề cần bàn luận + Thân bài Một số gợi ý mang tính định hướng: Thực trạng của vấn đề: - nói chuyện, cười trong khi thầy cô giảng bài - truyền giấy viết tay hoặc ám hiệu để giao tiếp - đọc truyện, sách, báo không liên quan đến bài học 3 - học các môn khác - ngủ, ngó ra ngoài
  9. xem điện thoại - - ……………………… Nguyên nhân của hiện tượng trên: - Do ý thức của người học: + thấy câu chuyện bạn bè hoặc không gian ngoài lớp thú vị hơn + không nhận thức rõ mục đích của việc học + bị bạn rủ rê, lôi kéo + chưa học và làm bài các môn khác ở nhà +……………………………………. - Do yếu tố khách quan + thời gian học quá nhiều nên mệt mỏi + phụ huynh áp lực việc học + bài giảng khô khan, không gây được sự chú ý +……………………………………………. Hậu quả của cách dùng này: - không tiếp thu được bài giảng, hổng kiến thức, kết quả thấp - ảnh hưởng đến các bạn khác - gián đoạn giờ dạy và tâm lí của GV - ảnh hưởng kết quả tiết học của lớp - ……………………………………….. - Giải pháp: - - cần tôn trọng thầy cô và các bạn khác trong lớp - - nhận thức rõ mục đích việc học với hiện tại và tương lai - - cần sắp xếp việc học và nghỉ ngơi, giải trí hợp lý - - chăm chỉ, tự giác, tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức, kĩ năng - - cần linh hoạt trong phương pháp dạy để giờ học tạo hứng thú cho HS - - phụ huynh cần quan tâm, động viên con em mình - -………………………………………………………….     + Kết bài  Khẳng định vấn đề. Liên hệ bản thân d. Sáng tạo: Diễn đạt trôi chảy, sự nhìn nhận sâu sắc, có nhiều câu văn lập 0,5
  10. luận sắc bén, cảm xúc chân thành e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả 0.5 Duyệt BGH Tổ trưởng CM GV ra đề Phạm Thị Ngọc Linh PHÒNG GD – ĐT THỊ XÃ ĐIỆN BÀN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ Môn: Ngữ văn – Lớp 9 NỘI DUNG GIỚI HẠN KIỂM TRA (Gồm 01 trang) I. ĐỌC - HIỂU: 1. Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình Ngữ văn 9. 2. Các nội dung khai thác và ngữ liệu: 2.1. Phần tiếng Việt: - Các thành phần biệt lập; - Lên kết câu và liên kết đoạn văn; - Các phép tu từ từ vựng; - Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích hiệu quả sử dụng. 2.2. Phần văn học - Văn bản ngoài chương trình Ngữ văn 9: Tìm hiểu nội dung, quan điểm của người viết, câu văn thể hiện nội dung. II. LÀM VĂN Văn nghị luận: Chú ý các bước làm bài Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống và Nghị luận về tư tưởng đạo lý ------------HẾT------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2