intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn: SINH HỌC 10 Thời gian: 45 phút. ĐỀ SỐ 001 (Không kể thời gian giao đề ) I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (20 câu, 7 điểm) Câu 1: Con đường truyền tin của phân tử gồm các bước chính theo trật tự nào dưới đây? A. Tiếp nhận → Truyền tin → Đáp ứng. B. Tiếp nhận → Đáp ứng. C. Truyền tin → Tiếp nhận → Đáp ứng. D. Truyền tin → Đáp ứng → Tiếp nhận. Câu 2: Tế bào tiếp nhận tín hiệu bằng cách nào dưới đây? A. Các protein thụ thể trên màng tế bào. B. Các kênh protein trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất. C. Các protein thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất. D. Các protein thụ thể nằm trong tế bào chất. Câu 3: Loại năng lượng nào sau đây là năng lượng dự trữ có tiềm năng sinh công? A. Động năng. B. Thế năng. C. Quang năng. D. Nhiệt năng. Câu 4: Tế bào sử dụng dạng năng lượng nào sau đây để vận chuyển các chất qua màng sinh chất? A. Điện năng. B. Hóa năng. C. Quang năng. D. Nhiệt năng. Câu 5: Đồng tiền năng lượng trong tế bào là chất nào sau đây? A. Glucozo. B. ATP. C. ADN. D. FADH2. Câu 6: Năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học chủ yếu của tế bào là dạng năng lượng nào sau đây? A. Nhiệt năng. B. Điện năng. C. Hóa năng. D.Quang năng. Câu 7: Hoạt tính của enzim A. được xác định bằng lượng sản phẩm tạo ra trên một đơn vị thời gian từ một lượng cơ chất. B. chỉ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH mà không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. C. luôn tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất, khi nồng độ cơ chất tăng thì phản ứng diễn ra nhanh. D. luôn tỉ lệ nghịch với nồng độ enzim, khi nồng độ enzim tăng thì phản ứng diễn ra chậm lại. Câu 8: Khi nói về cơ chế tác động của enzim, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mỗi enzim có thể tác động lên nhiều loại cơ chất khác nhau. B. Liên kết enzim với cơ chất mang tính thoái hóa. C. Enzim không bị biến đổi sau phản ứng. D. Nhiều loại enzim khác nhau có thể tác động lên cùng một loại cơ chất. Câu 9: Enzim nào sau đây hoạt động tối ưu trong môi trường axít (pH = 2)? A. Amilaza. B. Pepsin. C. Saccaraza. D. Mantaza. Câu 10: “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây? A. Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu. B. Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức. C. Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu. D. Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể. Câu 11: Sản phẩm của sự phân giải chất hữu cơ trong hoạt động hô hấp là chất nào dưới đây? A. Ôxi, nước và năng lượng. B. Nước, đường và năng lượng. C. Nước, khí cacbônic và đường. D. Khí cacbônic, nước và năng lượng. Câu 12: Ở tế bào nhân thực, pha tối của quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây? Trang 1 Mã đề 001
  2. A. Màng tilacoit. B. Chất nền của lục lạp. C. Chất nền của ti thể. D. Tế bào chất. Câu 13: Chất khí được thải ra trong quá trình quang hợp là A. CO2. B. O2. C. H2. D. N2. Câu 14: Trong quá trình nguyên phân, NST kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo diễn ra ở kì nào dưới đây? A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau. Câu 15: Theo lí thuyết, trong nguyên phân NST kép được tách ra và phân li về hai cực của tế bào ở kì nào sau đây? A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối. Câu 16: Đối với cơ thể đơn bào, nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây? A. Tái sinh cơ quan bị tổn thương. B. Tăng số lượng tế bào trong cơ thể. C. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. D. Giúp cơ thể sinh sản. Câu 17: Theo lí thuyết, trong quá trình giảm phân, giai đoạn nào sau đây chiếm phần lớn thời gian? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì sau II. D. Kì cuối II. Câu 18: Theo lí thuyết, trong giảm phân, bộ NST đơn bội ở trạng thái kép có ở kì nào sau đây? A. Kì giữa I. B. Kì giữa II. C. Kì đầu I. D. Kì cuối II. Câu 19: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở kì nào trong giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì đầu II. D. Kì giữa II. Câu 20: Thời điểm nào diễn ra sự nhân của ADN, NST? A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha G2. D. Kỳ đầu. II. TỰ LUẬN (04 câu, 3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Ở người, hiện tượng đau mỏi cơ khi vận động nhiều là do lượng lactic acid được sản sinh và tích lũy quá nhiều đã gây độc cho cơ. Dựa vào hiểu biết về quá trình lên men, hãy giải thích cơ chế gây ra hiện tượng này và cách phóng tránh. Câu 2 (1 điểm): Phân biệt nguyên phân và giảm phân theo các tiêu chí sau: Tiêu chí Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào Số lần phân bào Số lượng tế bào con tạo thành Bộ NST ở 1 tế bào con tạo thành Câu 3 (0,5 điểm): Hãy ghép các ý của cột Quá trình tương ứng với các ý của cột Sản phẩm cho phù hợp. Quá trình Sản phẩm 1. Phân giải protein a. Nước tương. 2. Phân giải polisaccarit b. Axit lactic. c. Rượu etilic. d. Các axit amin. Câu 4 (0,5 điểm): Nêu nguyên nhân, cách phòng tránh bệnh ung thư. ---------- HẾT ---------- Trang 2 Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2