intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)". Chúc các em thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Cơ bản)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 ­ 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC LỚP 12 CƠ BẢN (Đề có 3 trang)  Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể? A. Kết quả của quan hệ hỗ trợ là một nhóm cá thể của quần thể sẽ tách ra tìm nơi ở mới. B. Các con đực tranh giành con cái là một biểu hiện của quan hệ hỗ trợ. C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm giảm khả năng sinh sản của các cá thể. D. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp các cá thể kiếm ăn tốt hơn, chống chịu với  điều kiện bất lợi tốt hơn. Câu 2: Cây tầm gửi sống trên cây bưởi, sán lá gan sống trong ống tiêu hoá của chó, mèo. Các sinh vật  đó có loại môi trường sống là  A. môi trường đất.  B.  môi trường sinh vật.  C. môi trường trên cạn.  D. môi trường nước Câu 3: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm  là hiện tượng  A. khống chế sinh học B. cạnh tranh giữa các loài.  C. đấu tranh sinh tồn.  D. cạnh tranh cùng loài.  Câu 4: Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó  một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu  quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do  A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.  B. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.  C. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.  D. cá khai thác quá mức động vật nổi.  Câu 5:  Để  tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong nước và mang lại hiệu quả  kinh tế  cao, người ta   thường thả cá theo kiểu A. thả ghép.            B. chỉ nuôi cá tầng mặt.      C. chỉ nuôi cá tầng giữa.        D. chỉ nuôi cá  tầng đáy. Câu 6: Những yếu tố nào không ảnh hưởng trực tiếp tới kích thước quần thể? A. Tử vong  B. Sinh sản C. Tỷ lệ giới tính  D. Nhập cư và xuất cư Câu 7: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ  của quần thể bị tác động là A. nhân tố vô sinh. B. Nhân tố hữu sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D.  nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 8: Một quần xã ổn định thường có  A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao  B. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao  C. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp  D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp  Trang 1/4 ­ Mã đề 003
  2. Câu 9:  Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động  A. theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm.  B. theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì.  C. theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa D. không theo chu kì và biến động theo chu kì.  Câu 10: Đặc trưng không có ở quần xã là A. loài đặc trưng và loài ưu thế. B. sự phân tầng. C. tỷ lệ giới tính.  D. độ đa dạng.  Câu 11: Trong điều kiện sống khó khăn ở các khe chật hẹp vùng nước sâu dưới đáy biển, một số cá  đực kí sinh trên con cái chỉ để thụ tinh trong mùa sinh sản, giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. Kí  sinh trên đồng lọai có thể coi là quan hệ  A. hỗ trợ cùng loài.  B. ức chế cảm nhiễm.  C. cạnh tranh cùng loài.  D. kí sinh ­ vật chủ.  Câu 12: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là:  A. Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.  B. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác C. Quá trình thu hẹp khu phân bố của các loài.  D. Thay đổi hệ động thực vật trong một ổ sinh thái.  Câu 13:  Ở  những nước đang phát triển, để  nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm ô nhiễm môi   trường, biện pháp nào dưới đây cần được đặt lên hàng đầu? A. Xử lí rác thải. B. Khai hoang.  C. Trồng rừng.  D. Hạn chế tăng dân số. Câu 14: Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ  A. cạnh tranh.  B. hội sinh.  C. hỗ trợ.  D. cộng sinh.  Câu 15: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C.  Các cá thể hỗ trợ nhau trong việc săn tìm con mồi. D. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường. Câu 16: Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó.  Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:  A. ức chế ­ cảm nhiễm.  B. cạnh tranh (về nơi đẻ).  C. hội sinh.  D. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản).  Câu 17: Các cây gỗ trong rừng có kiểu phân bố A. ngẫu nhiên.  B. đồng đều.  C. theo nhóm.  D. tập trung. Câu 18: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20­30 C, khi nhiệt độ xuống dưới  0 O0C và cao hơn 400C, cây ngừng quang hợp. Kết luận đúng là khoảng nhiệt độ  1. 20 ­ 300C được gọi là giới hạn sinh thái     2. 20 ­ 300C được gọi là khoảng thuận lợi 3. 0 ­ 400C được gọi là giới hạn sinh thái       4. 0 ­ 400C được gọi là khoảng chống chịu 5. 00C gọi là giới hạn dưới, 400C gọi là giới hạn trên.  A. 2,3,5.  B. 1,4,5.  C.  1,2,3  D. 3,4,5.  Câu 19: Tuổi sinh lý được tính:  A. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái. Trang 2/4 ­ Mã đề 003
  3. B. bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể. C. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già. D.  bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể. Câu 20: Người ta chia cấu trúc tuổi của quần thể thành A. tuổi sinh sản, tuổi sinh lí và tuổi sinh thái.     B. tuổi sinh sản, tuổi sinh thái và tuổi quần thể. C. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.    D. tuổi sinh lí, tuổi sinh sản và tuổi quần thể. Câu 21: Cây xanh và một số vi sinh vật có màu xanh là sinh vật tự dưỡng, động vật và phần lớn vi   sinh vật là sinh vật dị dưỡng. Cơ sở của việc chia ra nhóm sinh vật trong quần xã như trên là A. dựa vào đặc điểm hoạt động của sinh vật. B. dựa vào mức độ phụ thuộc của sinh vật vào môi trường. C. dựa vào hoạt động chức năng của các loài. D. dựa vào vai trò số lượng các nhóm loài. Câu 22: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D.  đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 23:  Những cư dân ven biển Bắc bộ có câu “ tháng 9 đôi mươi tháng 10 mồng 5”. Câu này đang  nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật.  A. loài Rươi – Biến động theo chu kì tuần trăng  B. loài cá Cơm – Biến động theo chu kỳ mùa  C. loài rùa biển – Biến động theo chu kì nhiều năm  D. loài Dã tràng – Biến động theo chu kì tuần trăng  Câu 24: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm   đen, trôi, chép... vì A. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. B.  Tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. D. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo. Câu 25: Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật?  A. Gà trong vườn.  B. Cá ở Hồ Tây.  C. Cây trong rừng.  D. Chim cánh cụt ở Bắc Cực Câu 26: Ý nghĩa của sự cạnh tranh cùng loài là A. làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. làm tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. C. làm suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống. Câu 27: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm  A. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.  B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.  C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.  D.  tất cả các nhân tố vật lý, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.  Trang 3/4 ­ Mã đề 003
  4. Câu 28: Kiểu phân bố cá thể trong quần thể xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi   trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể là A. phân bố đồng đều. B. phân bố theo nhóm. C. phân bố ngẫu nhiên.  D. phân bố phân tầng.  Câu 29: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?  A. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.  B. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.  C. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.  D. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.  Câu 30: Mật độ cá thể của quần thể là: A. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị thể tích của quần thể. B. số lượng cá thể trong quần thể trên một đơn vị diện tích của quần thể. C.  khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. D. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2