Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
lượt xem 2
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
- TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021 - 2022 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC LỚP 12 Ngày kiểm tra: 18/03/2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 5 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 222 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu ( A, B, C, D) sau: I. PHẦN CHUNG: ( gồm 28 câu) Câu 1: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: (I). Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng. (II).Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. (III).Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. (IV).Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. III → II → I. B. II → III → IV. C. III → II → IV. D. I → III → II. Câu 2: trong quy trình chuyển gen, khâu đầu tiên là việc tạo ra A. ADN tái tổ hợp. B. vectơ chuyển gen. C. biến dị tổ hợp. D. gen đột biến. Câu 3: Phương pháp được sử dụng để tạo dòng thuần nhanh nhất và hiệu quả ở thực vật: A. Giao phấn. B. Nuôi cấy và đa bội hoá hạt phấn. C. Tự thụ phấn. D. Nhân giống vô tính. Câu 4: phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng, nhằm mục đích: A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống. B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn. C. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá. D. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen. Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là: A. các cơ chế cách li. B. quá trình chọn lọc tự nhiên. C. quá trình đột biến. D. quá trình giao phối. Câu 6: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, gọi quá trình làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài là A. tiến hoá lớn. B. tiến hoá nhỏ. C. tiến hoá tổng hợp. D. tiến hoá trung tính. Câu 7: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 8: Biện pháp nào không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người? A. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến. B. Sử dụng các chất phóng xạ gây ô nhiễm môi trường. C. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh. D. Tư vấn di truyền và sàng lọc trước khi sinh. Câu 9: CLTN tác động như thế nào vào sinh vật? A. Tác động trực tiếp vào kiểu gen B. Tác động trực tiếp vào kiểu hình C. Tác động nhanh với gen lặn và chậm với gen trội D. Tác động trực tiếp vào các alen Câu 10: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là A. sửa chữa sai hỏng di truyền. B. gây hồi biến. C. phục hồi gen. D. liệu pháp gen. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. Trang 1/5 - Mã đề 222
- B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. Câu 12: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ điều gì? A. Các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. B. Tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hóa hội tụ. C. Prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. D. Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hóa từ một tổ tiên chung. Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vectơ chuyển gen là phân tử ADN tồn tại độc lập trong tế bào nhưng không có khả năng tự nhân đôi. B. Việc nối các đoạn ADN trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp do enzym restrictaza. C. Việc cắt phân tử ADN trong kĩ thuật chuyển gen nhờ enzym ligaza. D. Vectơ chuyển gen được dùng là plasmit cũng có thể là thể thực khuẩn. Câu 14: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở A. vi sinh vật. B. động vật. C. cây trồng. D. động vật bậc cao. Câu 15: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. nhiễm sắc thể. B. giao tử. C. quần thể. D. cá thể. Câu 16: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau. B. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau. C. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự. D. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự. Câu 17: : Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là A. Tạo ra những cá thể phù hợp nhất với nhu cầu của con người từ đó hình thành thứ, nòi khác nhau. B. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất đối với điều kiện sống ,hình thành loài mới C. Giữ lại những biến dị có lợi cho con người. D. Quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh. Câu 18: Giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì: A. nó thay đổi định hướng vốn gen quần thể. B. nó làm quần thể thay đổi tần số alen. C. nó không làm thay đổi vốn gen quần thể. D. nó làm thay đổi tần số kiểu gen quần thể. Câu 19: Quá trình hình thành các quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào yếu tố nào? A. Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phân ly tính trạng. B. Quá trình phân ly tính trạng, áp lực chọn lọc tự nhiên, tốc độ sinh sản của loài. C. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, quá trình phân ly tính trạng. D. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài, tốc độ sinh sản của loài, áp lực chọn lọc tự nhiên. Câu 20: Con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là hiện tượng A. bất thụ. B. thoái hóa giống. C. siêu trội. D. ưu thế lai. Câu 21: quy trình chuyển gen , Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn : A. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. B. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện. C. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 22: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: (1). Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. Trang 2/5 - Mã đề 222
- (2). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. (3). Lai các dòng thuần chủng với nhau. (4). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 4, 1, 2, 3 D. 2, 3, 1, 4 Câu 23: Theo quan niệm hiện đại, nội dung chính của chọn lọc tự nhiên : A. Phân hóa kiểu gen, hạn chế trao đổi vốn gen B. Phân hóa khả năng sống và sinh sản các kiểu gen. C. Phát tán đột biến, tạo biến dị tổ hợp. D. Phát sinh biến dị di truyền làm nguyên liệu chọn lọc. Câu 24: Một trong những đặc điểm rất quan trọng của các chủng vi khuẩn sử dụng trong công nghệ gen là A. dùng làm vectơ thể truyền. B. phổ biến và không có hại. C. có tốc độ sinh sản nhanh. D. có khả năng xâm nhập và tế bào. Câu 25: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì: A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng . B. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài C. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. D. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài Câu 26: Theo Đác Uyn, nguyên nhân tiến hoá là do A. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. B. tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. Câu 27: Việc tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, chỉ áp dụng có hiệu quả đối với: A. vật nuôi, vi sinh vật. B. vật nuôi, cây trồng. C. cây trồng, vi sinh vật. D. bào tử, hạt phấn. Câu 28: Sự xuất hiện loài mới được đánh dấu bằng: A. Cách ly sinh sản B. Cách ly sinh thái C. Cách ly tập tính D. Cách ly cơ học II. PHẦN RIÊNG: A. DÀNH CHO BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN: ( từ câu 29 đến câu 40; gồm 12 câu) Câu 29: Cho các cặp cơ quan: (1). Đuôi cá voi và chi sau của người (2). Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp (3). Gai xương rồng và tua cuốn của đậu hà lan (4). Cánh bướm và cánh chim Những cặp cơ quan tương đồng là A. 1,3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 2,3,4 Câu 30: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: (1). Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; (2). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; (3). Lai các dòng thuần chủng với nhau. (4). Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để thu được ưu thế lai cao nhất. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 2, 4 B. 4, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 3, 1, 2 Câu 31: Theo lý thuyết, đời con F1 của phép lai nào sau đây có ưu thế lai cao nhất? Trang 3/5 - Mã đề 222
- A. AABB x DDEE B. AABB x aaBB C. AAbb x aaBB D. AABB x AAbb Câu 32: Phương pháp chủ yếu tạo ra các giống vi khuẩn sản xuất được hoocmon của người là A. lai hữu tính B. công nghệ tế bào C. gây đột biến D. công nghệ gen Câu 33: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmit trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây đúng? A. nếu không có thể truyền plasmit, tế bào nhận không phân chia được B. nhờ thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận C. nhờ thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận D. nếu không có plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận Câu 34: Tập hợp nào sau đây là dòng thuần? A. 50% cá thể AabbDD và 50% aaBBdd B. 100% cá thể đều có kiểu gen ABDE C. 100% cá thể đều có kiểu gen aabbDD D. 100% cá thể đều có kiểu gen AABbDd Câu 35: Dùng hoá chất cônxisin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây có thể tạo ra giống tam bội, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? (1). Dâu tằm (2). Lúa (3). Ngô (4). Đậu nành (5). Dưa hấu (6). Ổi A. (1), (2), (4) B. (1), (5), (7) C. (3), (4), (5) D. (2), (3), (4) Câu 36: Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định: (1). Đột biến (2). Chọn lọc tự nhiên (3) Các yếu tố ngẫu nhiên (4). Di- nhập gen A. 1,2,3,4 B. 1, 3, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3 Câu 37: Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên? (1). Đều là các nhân tố tiến hóa (2). Đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên (3). Đều dẫn đến sự thích nghi (4). Đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể A. 3,4 B. 1, 2 C. 2, 3 D. 1,4 Câu 38: Xét các thành tựu sau: (1). Tạo ra cây bông mang gen kháng được sâu hại. (2). Tạo ra cừu Đôly. (3). Tạo giống cà chua tam bội. (4). Tạo vi khuẩn E.coli sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. (5). Tạo chuột bạch có gen sinh trưởng của chuột cống Thành tựu nào thuộc ứng dụng công nghệ gen? A. 1,2,3 B. 2,3,5 C. 1, 2,4 D. 1,4,5 Câu 39: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 20 phôi và nuôi cấy phát triển thành 20 cá thể. Cả 20 cá thể này: A. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau B. có khả năng giao phối với nhau để sinh con C. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau D. có mức phản ứng giống nhau Câu 40: Dòng tế bào sinh dưỡng của loài A có kiểu gen BBDd, dòng tế bào sinh dưỡng của loài B có kiểu gen EEHh. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này. Tế bào lai sẽ có kiểu gen: A. BDEh B. BBDDEEHH C. BHED D. BBDd EEHh B. DÀNH CHO BAN KHOA HỌC XÃ HỘI: ( từ câu 41 đến câu 52; gồm 12 câu) Câu 41: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: (1). Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; (2). Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; (3). Lai các dòng thuần chủng với nhau. (4). Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để thu được ưu thế lai cao nhất. Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự: A. 1, 2, 4 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 D. 4, 1, 2 Câu 42: Dòng tế bào sinh dưỡng của loài thứ nhất có kiểu gen AaBB, dòng tế bào sinh dưỡng của loài thứ hai có kiểu gen CCDd. Tiến hành lai tế bào sinh dưỡng giữa 2 dòng này. Tế bào lai sẽ có kiểu gen: Trang 4/5 - Mã đề 222
- A. AbCd B. AABBCCDD C. AaBBCCDd D. ABCD Câu 43: Dùng hoá chất cônxisin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây có thể tạo ra giống tam bội, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất? (1). Dâu tằm (2). Lúa (3). Mè (4). Đậu nành (5). Dưa hấu (6). Bưởi A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (5), (6) D. (3), (4), (5) Câu 44: Cho các cặp cơ quan: (1). Đuôi cá voi và đuôi cá mập (2). Chi trước của mèo và tay người (3). Cánh dơi và cánh chim (4). Mang cá và mang tôm Những cặp cơ quan không tương đồng : A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 2,3,4 D. 1,3, 4 Câu 45: Các nhân tố tiến hóa làm chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi: (1). Đột biến (2). Chọn lọc tự nhiên (3). Giao phối (4). Di- nhập gen A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 3 D. 1,2,3,4 Câu 46: Theo lý thuyết, kiểu gen của đời con F1 nào sau đây có ưu thế lai cao nhất? A. AaBBCcDd B. AaBbDd C. AaBBDDEE D. AABBcc Câu 47: Điều gì là đúng đối với giao phối không ngẫu nhiên và di- nhập gen? (1). Đều làm thay đổi tần số alen của quần thể (2). Đều là các nhân tố tiến hóa không có định hướng (3). Đều dẫn đến sự thích nghi (4). Đều làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể A. 1, 2 B. 2,4 C. 3,4 D. 2, 3 Câu 48: Xét các thành tựu sau: (1). Tạo ra cây bông mang gen kháng được sâu hại. (2). Tạo ra cừu Đôly. (3). Tạo giống nho tam bội. (4). Tạo chuột nhắt chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống. (5). Tạo cừu sản sinh protein người. Thành tựu nào thuộc ứng dụng công nghệ gen? A. 1,2,3 B. 2,3,5 C. 1,4,5 D. 1, 2,4 Câu 49: Tập hợp nào sau đây là dòng thuần? A. 50% cá thể AabbDD và 50% aaBBdd B. 100% cá thể đều có kiểu gen ABDE C. 100% cá thể đều có kiểu gen aabbDD D. 100% cá thể đều có kiểu gen AABbDd Câu 50: Phương pháp chủ yếu tạo ra các giống vi khuẩn sản xuất được hoocmon insulin của người là A. công nghệ tế bào B. gây đột biến C. lai hữu tính D. công nghệ gen Câu 51: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gen AAbb thành 15 phôi và nuôi cấy phát triển thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này: A. có mức phản ứng giống nhau B. có khả năng giao phối với nhau để sinh con C. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau Câu 52: Để phân lập dòng tế bào chứa AND tái tổ hợp, người ta sử dụng gen đánh dấu. Trước khi tạo AND tái tổ hợp, gen đánh dấu đã được gắn sẵn vào: A. thể truyền B. tế bào nhận C. enzim restrictaza D. gen cần chuyển ------ HẾT ------ Trang 5/5 - Mã đề 222
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 57 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
58 p | 40 | 4
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
27 p | 31 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
39 p | 33 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn