intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG PTDTNT NƯỚC OA MÔN SINH HỌC 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 35 câu) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 5 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 Câu 1: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính B. cách li địa lí. C. cách li sinh sản D. cách li sinh thái Câu 2: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. cộng sinh. B. cạnh tranh cùng loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. ức chế - cảm nhiễm. Câu 3: Loài cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6 0C đến 420C. Đối với loài cá này, nhiệt độ 5,60C được gọi là A. giới hạn dưới về nhiệt độ. B. khoảng chống chịu. C. giới hạn sinh thái về nhiệt độ. D. khoảng thuận lợi. Câu 4: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. B. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. phát sinh các biến dị cá thể. B. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật. D. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. Câu 6: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 7: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 8: Trong quần xã sinh vật, ví dụ nào sau đây thuộc quan hệ ức chế - cảm nhiễm? A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. B. Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng. C. Hổ ăn thịt thỏ. D. Cây tầm gửi kí sinh trên cây thân gỗ. Câu 9: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là Trang 1/4 - Mã đề 003
  2. A. nơi ở. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 10: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì các cá thể trong quần thể này thường có kiểu phân bố A. theo nhóm. B. đồng đều. C. theo chiều ngang. D. ngẫu nhiên. Câu 11: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 12: Cho các nhân tố sau: (1) Giao phối không ngẫu nhiên (2) Chọn lọc tự nhiên (3) Đột biến gen. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là A. (1) và (4) B. (2) và (4). C. (2) và (3) D. (3) và (4) Câu 13: Quan hệ nào sau đây dẫn đến hai loài đều bị hại? A. Sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh. Câu 14: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì? (1) Số lượng chuột bị giảm mạnh sau những trận lũ lụt ở miền Trung nước ta. (2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm. (3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. (4) Cứ 10-12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 15: Để phân biệt hai loài vi khuẩn thân thuộc người ta dựa vào tiêu chuẩn A. di truyền B. hoá sinh C. hình thái D. sinh thái Câu 16: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây? (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn. (2) Trồng các loại cây đúng thời vụ. (3) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi. (4) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 17: Dựa vào những biến cố lớn về khí hậu, địa chất và các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử phát triển của sự sống trải qua các đại lần lượt là: A. Cổ Sinh → Thái Cổ → Nguyên Sinh →Trung Sinh → Tân Sinh B. Thái Cổ →Nguyên Sinh → Cổ Sinh → Trung Sinh → Tân Sinh C. Thái Cổ → Cổ Sinh → Trung Sinh → Nguyên Sinh → Tân Sinh D. Cổ Sinh → Thái Cổ → Trung Sinh → Nguyên Sinh → Tân Sinh Câu 18: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh giới? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 19: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Thành phần loài. B. Loài ưu thế. Trang 2/4 - Mã đề 003
  3. C. Nhóm tuổi. D. Loài đặc trưng. Câu 20: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên A. tạo ra các alen mới cho quần thể. B. quy định chiều hướng và nhịp độ tiến hóa. C. làm phong phú vốn gen của quần thể. D. tác động trực tiếp lên kiểu gen của quần thể. Câu 21: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp sâu ở rừng Cúc Phương. C. Tập hợp cá ở Hồ Tây. D. Tập hợp chim ở Thảo Cầm Viên. Câu 22: Từ quần thể cây 2n ,người ta tạo ra được quần thể cây 4n .Quần thể cây 4n có thể xem là 1 loài mới vì : A. Quần thể cây 4n không giao phấn được với các cây của quần thể 2n B. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể 2n ,cho ra cây lai 3n bị bất thụ C. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n D. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST Câu 23: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các loài có trình tự các axit amin của cùng một loại prôtêin nào đó khác nhau càng nhiều thì quan hệ họ hàng càng gần nhau. B. Hóa thạch cung cấp bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới. C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng giống nhau nhưng nguồn gốc khác nhau D. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên. Câu 24: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần xã. B. hệ sinh thái. C. cá thể. D. quần thể. Câu 25: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN)? A. CLTN là nhân tố tiến hóa vô hướng B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm thay đổi tần số kiểu gen D. CLTN tích lũy các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại theo mục đích, nhu cầu của con người Câu 26: Kiểu phân bố nào sau đây không phải là kiểu phân bố cá thể của quần thể? A. Phân bố theo nhóm. B. Phân bố đồng đều. C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố theo chiều thẳng đứng. Câu 27: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Sâu ăn lá lúa. B. Ánh sáng. C. Chim sâu. D. Cây lúa. Câu 28: Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. (3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi chắc chắn dẫn đến hình thành loài mới. (4) Lai xa kèm theo đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật. (5) Khi sự cách li địa lí giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 29: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là A. tỉ lệ giới tính. B. kích thước quần thể. Trang 3/4 - Mã đề 003
  4. C. mật độ cá thể. D. nhóm tuổi. Câu 30: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. B. Quá trình giao phối tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. Câu 31: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất? A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo nên cách li địa lí B. không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành nên loài mới C. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản D. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành nên loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp Câu 32: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên A. các đại phân tử hữu cơ. B. các tế bào sơ khai. C. các tế bào nhân thực. D. các giọt côaxecva. Câu 33: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của quá trình hình thành loài là A. sự cải biến thành phần kiểu gen của ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc B. sự cải biến thành phần kiểu gen của ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản không hoàn toàn với quần thể gốc C. sự cải biến thành phần kiểu gen của ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra thành phần kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc D. sự cải biến thành phần kiểu gen của ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc Câu 34: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ A. Krêta (Phấn trắng). B. Cacbon (Than đá). C. Đệ tứ. D. Đệ tam. Câu 35: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m 2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau. Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất? Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 100 200 150 190 Kích thước quần thể 600 1000 600 570 A. Quần thể II. B. Quần thể IV. C. Quần thể III. D. Quần thể I. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2