intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

  1. TRƯỜNG THPT BỐ HẠ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II TỔ: HÓA - SINH - CN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: SINH 12 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 104 Câu 1: Mức độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. tỉ lệ giới tính trong quần thể. D. cấu trúc tuổi của quần thể. Câu 2: Điểu không đúng khi kết luận mật độ quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới A. mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường và tác động của loài đó trong quần xã. B. các cá thể trưởng thành. C. mức độ lan truyền của vật kí sinh. D. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản. Câu 3: Tiến hóa lớn là A. quá trình hình thành quần thể thích nghi. B. quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. quá trình biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. D. quá trình hình thành loài. Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là A. do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. B. do các hiện tượng thiên tai xảy ra bằng nhau. C. do những thay đổi có tính chu kì của dịch bệnh hằng năm. D. do mỗi năm đều có 1 loại dịch bệnh tấn công quần thể. Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây? A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 6: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể. C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. D. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. Câu 7: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. B. nhóm đang sinh sản. C. nhóm sau sinh sản. D. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản. Câu 8: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 9: Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất? A. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối. B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối. C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính. Mã đề 104 Trang Seq/4
  2. D. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối. Câu 10: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi A. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể. B. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở. C. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù. D. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao. Câu 11: Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể? A. sức sinh sản. B. mật độ . C. độ đa dạng. D. tỉ lệ đực – cái . Câu 12: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch? A. Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn B. Dấu chân khủng long trên than bùn C. Than đá có vết lá dương xỉ D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm Câu 13: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn: A. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học. Câu 14: Chuồn chuồn, ve sầu,… có số lượng nhiều vào các tháng mùa xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng A. theo chu kì tháng. B. theo chu kì mùa. C. không theD chu kì. D. theo chu kì ngày đêm. Câu 15: Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào? A. sự phân bố cá thể. B. tỉ lệ giới tính . C. tuổi sinh lí . D. mật độ . Câu 16: : Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là: A. Bộ não phát triễn hoàn thiện B. Dáng đi thẳng . C. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động có mục đích D. Biết biểu lộ tình cảm vui,buồn, giận dữ Câu 17: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể? A. nhập cư và xuất cư B. tử vong C. tỉ lệ giới tính . D. sinh sản Câu 18: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. cá thể nhập cư và xuất cư . B. sức sinh sản . C. mức độ tử vong. D. tỉ lệ đực – cái. Câu 19: Trường hợp nào sau đây là kiểu biến động không theo chu kì? A. Gà rừng chết rét. B. Ếch nhau tăng nhiều vào mùa mưa. C. Cá cơm ở biển Peru chết nhiều do dòng nước nóng chảy qua 7 năm/lần. D. Sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân. Câu 20: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đứa đến hậu quả gì? A. Phân lớn cá thể bị chết do dịch bệnh. B. Quần thể bị phân chia thành hai. C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể. D. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt. Câu 21: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là A. do giảm bớt sự cạnh tranh cùng loài khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp. B. do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao. C. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong. D. do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao. Câu 22: Cho các thông tin sau: Mã đề 104 Trang Seq/4
  3. (1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. (2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh. (3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường (4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể. Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loại từ quần thể này sang quần thể khác là: A. (1), (3) và (4) B. (2), (3) và (4) C. (1), (2) và (3) D. (1), (2) và (4) Câu 23: Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 15 con/ha. Nếu vùng phân bố của quần thê này rộng 600 ha thì số lượng cá thể của quân thể là A. 6000 B. 400 C. 9000 D. 885 Câu 24: Trong số các hoạt động sau đây của sinh vật, có bao nhiêu hoạt động theo chu kì mùa? 1. Khi thủy triều xuống, những con sò thường khép chặt vỏ lại và khi thủy triều lên chúng mở vỏ để lấy thức ăn. 2. Nhịp tim đập, nhịp phổi thở, chu kì rụng trứng. 3. Chim và thú thay lông trước khi mùa đông tới. 4. Hoa Anh đào nở vào mùa xuân. 5. Gà đi ăn từ sáng đến tối quay về chuồng. 6. Cây họ đậu mở lá lúc được chiếu sáng và xếp lại lúc trời tối 7. Chim di cư từ Bắc đến Nam vào mùa đông. A. 5 B. 6 C. 3 D. 4 Câu 25: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao? A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào. B. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú. C. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn. D. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh. Câu 26: Quần thể ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào 1 khoảng thời gian nhất định trong năm (thường là mùa hè), còn vào thời gian khác nhau thì hầu như giảm hẳn. Như vậy quần thể này A. biến động số lượng không theo chu kì. B. không biến động số lượng. C. biến động số lượng theo chu kì năm. D. biến động số lượng theo chu kì mùa. Câu 27: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là A. không kiếm đủ ăn. B. sức sinh sản giảm. C. mất hiệu quả nhóm. D. gen lặn có hại biểu hiện Câu 28: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường. II. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể. III. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể. IV. Cấu trúc tuổi của quần thể không phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 29: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. D. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường. Câu 30: Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại làm thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là A. Quần thể cá trê. B. Quần thể cá chép. C. Quần thể ốc bươu vàng. D. Quần thể rái cá. Câu 31: Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. sức tăng trưởng của cá thể B. mức sinh sản Mã đề 104 Trang Seq/4
  4. C. nguồn thức ăn từ môi trường D. mức tử vong Câu 32: Những người dân ven biển Bắc bộ có câu “tháng chín đôi mươi tháng mưới mùng 5”. Câu này đang nói đến loài nào và liên quan đến dạng biến động số lượng nào của quần thể sinh vật: A. Loài rùa biển - Biến động theo chu kì nhiều năm. B. Loài Rươi - Biến động theo chu kì tuần trăng. C. Loài dã tràng - Biến động theo chu kì tuần trăng. D. Loài cá cơm - Biến động theo chu kì mùa. ------ HẾT ------ Mã đề 104 Trang Seq/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0