TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10 – PHẦN CHUNG (HKI)<br />
Câu 1. Các sinh vật dù rất khác nhau nhưng chúng vẫn có đặc điểm chung vì<br />
A. chúng sống trong môi trường giống nhau<br />
B. chúng đều được cấu tạo từ tế bào<br />
C. chúng đều có chung một tổ tiên<br />
D. tất cả các câu trên đều đúng<br />
Câu 2. Sinh giới bao gồm những giới<br />
A. giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật<br />
B. giới vi khuẩn, khởi sinh, nguyên sinh, thực vật và động vật<br />
C. giới khởi sinh, nguyên sinh, tảo, thực vật, động vật<br />
D. giới vi khuẩn, giới đơn bào, giới đa bào, thực vật và động vật<br />
Câu 3. Sinh vật nhân thực bao gồm các giới<br />
A. giới khởi sinh, nguyên sinh, thực vật, động vật<br />
B. giới khởi sinh, nấm, thực vật và<br />
động vật<br />
C. giới nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật<br />
D. giới nguyên sinh, tảo, thực vật và<br />
động vật<br />
Câu 4. Sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và động vật là<br />
A. giới thực vật bao gồm các sinh vật tự dưỡng, giới động vật bao gồm các sinh vật dị dưỡng<br />
B. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống cố định, cảm ứng nhanh, giới động vật gồm các sinh<br />
vật phản ứng chậm và có khả năng di chuyển<br />
C. giới thực vật gồm có 4 ngành, giới động vật gồm có 7 ngành chính<br />
D. giới thực vật bao gồm các sinh vật sống di chuyển, cảm ứng châm, giới động vật gồm các<br />
sinh vật phản ứng nhanh và sống cố định<br />
Câu 5. Giới thực vật gồm các ngành<br />
A. tảo, quyết, hạt trần, hạt kín<br />
B. nấm, quyết, hạt trần, hạt kín<br />
C. rêu, quyết, hạt trần, hạt kín<br />
D. rêu, tảo, hạt trần, hạt kín<br />
Câu 6. Trật tự nào sau đây là đúng về các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao?<br />
A. Loài – bộ - chi – họ - lớp – ngành – giới.<br />
C. Giới – lớp – ngành – bộ - họ - chi – loài.<br />
B. Giới – chi – họ - bộ - ngành – lớp – loài.<br />
D. Loài – chi – họ - bộ - lớp – ngành – giới.<br />
Câu 7. Xét các cấp độ tổ chức sau:<br />
1. Phân tử<br />
2. Đại phân tử<br />
3. Bào quan<br />
4. Tế bào<br />
5. Mô<br />
6. Cơ quan<br />
7. Hệ cơ quan<br />
8. Cơ thể<br />
9. Quần thể - loài<br />
10. Quần xã<br />
1 1. Hệ sinh thái – sinh quyển<br />
Các cấp tổ chức cơ bản theo thứ tự từ thấp đến cao là:<br />
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 7<br />
B. 4 – 8 – 9 – 10 – 11<br />
C. 4 – 5 – 6 – 7 – 8<br />
D. 4 – 8 – 10 –<br />
9 – 11<br />
Câu 8. Sắp xếp các ý sau đây theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao:<br />
1. Ngựa vằn<br />
2. Ribôxôm<br />
3. Tế bào thần kinh<br />
4. Bán cầu đại não<br />
5. Axit nucleic<br />
6. Hệ thần kinh<br />
7. Nucleotit<br />
A. 7 – 5 – 2 – 3 – 4 – 6 – 1<br />
B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7<br />
C. 7 – 4 – 6 – 1 – 5 – 2 – 3<br />
D. 1 – 5 – 7 – 3 – 4 – 6 – 2<br />
Câu 9. Các nguyên tố chủ yếu trong tế bào<br />
A. cacbon, hiđrô, ôxi, nitơ<br />
B. cacbon, hiđrô, ôxi, phôtpho<br />
C. cacbon, hiđrô, ôxi, canxi<br />
D. cacbon, hiđrô, phôtpho, canxi<br />
Câu 10. Nguyên tố nào sau đây tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ?<br />
A. Ôxi<br />
B. Hiđrô<br />
C. Nitơ<br />
D. Cacbon<br />
Câu 11. Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm tất cả các thuật ngữ còn lại?<br />
A. Đường đơn<br />
B. Đường đôi<br />
C. Đường đa<br />
D. Cacbohiđrat<br />
Câu 12 : Dựa vào cấu trúc cacbohidrat phân thành các loại:<br />
<br />
A. đường đơn, đường đôi, đường đa<br />
B. đường đơn, đường đôi<br />
C. đường đa, đường đôi<br />
D. đường đơn, đường đa<br />
Câu 13: Ý nào sau đây không phải chức năng của cacbohidrat?<br />
A. Nguồn cung cấp năng lượng<br />
B.Thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực<br />
vật<br />
C.Chất dự trữ năng lượng<br />
D.Tham gia cấu tạo nên tế bào động vật<br />
Câu 14: Liên kết giữa các đơn phân trong phân tử protein là:<br />
A.photphodieste<br />
B.peptit<br />
C.đisunfua<br />
D.hidro<br />
Câu 15. Prôtêin được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu<br />
A. C, H, O, N<br />
B. C, H, O, Ca<br />
C. C, H, O, S<br />
D. C, H, O, P<br />
Câu 16. Các axit amin khác nhau về<br />
A. nhóm amin ( - NH2 )<br />
B. nhóm cacboxyl( - COOH )<br />
C. nhóm - R<br />
D. nhóm<br />
cacboxyl và amin<br />
Câu 17. Các yếu tố quy định cấu trúc bậc 1 của prôtêin<br />
A. độ bền của các liên kết peptit<br />
B. số lượng các axit amin<br />
C. trình tự sắp xếp các axit amin<br />
D. B, C đúng<br />
Câu 181. Cấu trúc phân tử của prôtêin có thể bị biến tính bởi<br />
A. liên kết phân cực của các phân tử nước<br />
B. nhiệt độ<br />
C. sự có mặt của khí ôxi<br />
D. sự có mặt của khí cacbônic<br />
Câu 19. Prôtêin là gì?<br />
A. Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân.<br />
C. Đại phân tử vô cơ có cấu trúc đa phân.<br />
B. Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đơn phân.<br />
D. Đại phân tử vô cơ có cấu trúc đơn phân.<br />
Câu 20. Đơn phân của prôtêin là<br />
A. nuclêôtit.<br />
B.nuclêôxôm.<br />
C. axit amin.<br />
D.glucôzơ.<br />
Câu 21. Chuỗi pôlipeptit dạng thẳng là cấu trúc bậc mấy của prôtêin?<br />
A. Bậc 1.<br />
B. Bậc 2.<br />
C. Bậc 3.<br />
D. Bậc 4.<br />
Câu 22. Các axit amin liên kết với nhau bằng<br />
A. liên kết hidro.<br />
B .liên kết peptit.<br />
C.liên kết cộng hóa trị.<br />
D.liên kết<br />
glicôzit.<br />
Câu 23. Prôtêin được đặc trưng bởi<br />
A. số lượng, thành phần các axit amin.<br />
C.số lượng, thành phần các nuclêôtit.<br />
B. số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin.<br />
D. số lượng, thành phần, trình tự sắp<br />
xếp các nuclêôtit.<br />
Câu 24. Tính đa dạng của protein do yếu tố nào quyết định?<br />
A. Nhóm amin của axit amin.<br />
B. Gốc R của các axit amin.<br />
C. Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axit amin và cấu trúc không gian.<br />
D. Phân tử protein có khối lượng và kích thước lớn.<br />
Câu 25. Chọn câu đúng khi nói về chức năng của protein<br />
A. Cấu trúc, xúc tác, vận chuyển, mang thông tin di truyền.<br />
B. Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển, mang thông tin di truyền.<br />
C. Cấu trúc, thụ thể, bảo vệ, vận chuyển, mang thông tin di truyền.<br />
D. Cấu trúc, vận chuyển, thụ thể, dự trữ axit amin.<br />
Câu 26. Axit nuclêic là<br />
A. hợp chất hữu cơ có tính axit được chiết xuất từ nhân tế bào<br />
B. hợp chất đại phân<br />
tử<br />
C. một hợp chất mang thông tin di truyền<br />
D. A, B, C đúng<br />
Câu 27. Sự khác nhau giữa ADN với ARN là<br />
A. trong thành phần của ADN có đường đêôxiribôzơ<br />
B. thành phần của ARN có đường ribôzơ.<br />
C. ADN cấu tạo bởi 2 chuỗi polinuclêôtit, ARN cấu tạo bởi 1 chuỗi polinuclêôtit<br />
D.ADN cấu tạo bởi 1 chuỗi polinuclêôtit, ARN cấu tạo bởi 2 chuỗi polinuclêôtit<br />
Câu 28: Các thành phần cấu tạo nên ADN là:<br />
<br />
A.bazo nito, đường deoxiribo, 1 nhóm photphat<br />
B.bazo nito, đường ribo, 1 nhóm<br />
photphat<br />
C.bazo nito, đường deoxiribo, 2 nhóm photphat<br />
D.bazo nito, đường ribo, 2 nhóm<br />
photphat<br />
Câu 29: Chức năng chính của ADN là:<br />
A.vận chuyến aa tới riboxom để tổng hợp protein<br />
B.bảo vệ cơ thể<br />
C.cấu tạo nên riboxom<br />
D.mang, bảo quản, truyền đạt thông<br />
tin di truyền<br />
Câu 30. Đơn phân của ARN và ADN khác nhau ở<br />
A. thành phần bazơ nitơ, số lượng H3PO4.<br />
B. loại đường pentôzơ, số lượng H3PO4..<br />
C. thành phần bazơ nitơ, loại đường pentôzơ.<br />
D. thành phần bazơ nitơ, loại đường pentôzơ và số lượng H3PO4.<br />
Câu 31. Cấu tạo của mỗi đơn phân của ARN gồm :<br />
A. đường ribôzơ, H3PO4, 4 loại bazơ nitơ.<br />
B. đường đêôxiribôzơ, H3PO4, 4 loại bazơ nitơ.<br />
C. đường ribôzơ, H3PO4, một trong 4 loại bazơ nitơ.<br />
D. đường đêôxiribôzơ, H3PO4, một trong 4 loại bazơ nitơ.<br />
Câu 32. Điều nào sau đây là sai khi nói về chức năng của ARN?<br />
A. mARN có chức năng bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền<br />
B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin<br />
C. rARN là thành phần cấu tạo nên ribôxôm<br />
D. Ở một số loại virut, ARN còn có chức năng lưu giữ thông tin di truyền<br />
Câu 33. ADN là từ viết tắt của<br />
A. axit đêôxiribônuclêic<br />
C. axit đêôxiribônuclêôtit<br />
B. axit ribônuclêic<br />
D. axit ribônuclêôtit<br />
Câu 34. Đơn phân của ADN bao gồm:<br />
A. A, T, U, X<br />
B. A, U, G, X<br />
C.A, T, X, G<br />
D. A, T, U, G<br />
Câu 35. Mỗi nuclêôtit của ADN có cấu tạo gồm các thành phần sau:<br />
A. axit (H3PO4), đường (C5H10O5), bazơ nitơ (A, U, G, X).<br />
B. axit (H3PO4), đường (C5H10O4), bazơ nitơ (A, U, G, X).<br />
C. axit (H3PO4), đường (C5H10O5), bazơ nitơ (A, T, G, X).<br />
D. axit (H3PO4), đường (C5H10O4), bazơ nitơ (A, T, G, X).<br />
Câu 36. Các đơn phân nuclêôtit khác nhau ở những thành phần nào?<br />
A. Axit.<br />
B.Bazơ nitơ.<br />
C. Đường.<br />
D.Axit, bazơ nitơ,<br />
đường.<br />
Câu 37. Chọn câu đúng khi nói về nguyên tắc bổ sung.<br />
A. A = T, G = X<br />
B. A T, G = X<br />
C. A = T, G X<br />
D. A T, G X<br />
Câu 38. Cấu trúc đơn phân của ADN và ARN khác nhau ở thành phần<br />
A. axit và đường.<br />
B. axit và bazơ nitơ.<br />
C. đường và bazơ nitơ.<br />
D. axit,<br />
đường và bazơ nitơ.<br />
Câu 39. ARN là vật chất di truyền của<br />
A. Vi rut.<br />
B. Vi khuẩn.<br />
C. Nấm.<br />
D. Tảo đơn bào.<br />
Câu 40. Chức năng của tARN là<br />
A. truyền đạt thông tin di truyền.<br />
C. vận chuyển các axit amin.<br />
B. cấu tạo ribôxôm.<br />
D. tổng hợp prôtêin.<br />
Câu 41. Đơn phân của ARN bao gồm:<br />
A. A, T, U, X.<br />
B. A, U, G, X.<br />
C. A, T, X, G.<br />
D. A, T, U, G.<br />
Câu 42. Phát biểu nào không đúng khi nói về chức năng của ARN?<br />
A. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm.<br />
C. Truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra<br />
ngoài nhân.<br />
B. Cấu tạo nên ribôxôm.<br />
D. Thu nhận và truyền đạt thông tin di truyền.<br />
<br />
Câu 43: Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống là<br />
A- phân tử<br />
B- bào quan<br />
C- tế bào<br />
D- nhân<br />
Câu 44: Cấu tạo của màng sinh chất gồm ……và …….<br />
A- prôtêin-gluxit<br />
B- prôtêin- photpholipit kép<br />
C- gluxit -photpholipit kép<br />
D- prôtêin – ribôxôm<br />
Câu 45: Nội dung nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của tế bào nhân sơ ?<br />
A- Nhân chưa hoàn chỉnh ( chưa có màng )<br />
B- Kích thước nhỏ , tế bào chất đơn giản<br />
C- Không có bào quan có màng bao<br />
D- Có nhân hoàn chỉnh<br />
Câu 46: Thành phần chính của tế bào nhân sơ gồm :<br />
A- màng sinh chất , tế bào chất , nhân<br />
B- thành tế bào , màng sinh chất , nhân<br />
C- màng sinh chất , tế bào chất , vùng nhân<br />
D- thành tế bào , lông và roi<br />
Câu 47: Thành phần nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân là<br />
A- roi<br />
B- vỏ nhầy<br />
C- tế bào chất<br />
D- thành tế bào<br />
Câu 48: Vi khuẩn có kích thước nhỏ mang lại nhiều lợi ích , nhận định nào sau đây là sai ?<br />
A- Tốc độ trao đổi chất nhanh<br />
B- Dễ di chuyển<br />
C- Tế bào sinh trưởng , sinh sản nhanh<br />
D- Tỉ lệ S/V lớn<br />
Câu 49: Đặc điểm vùng nhân của tế bào nhân sơ<br />
A- chứa ADN dạng kép<br />
B- chứa ADN dạng vòng<br />
C- chứa ADN và ARN<br />
D- chứa ADN và nhân con<br />
Câu 50 :Ở tb nhân sơ, thành tb được cấu tạo từ chất nào?<br />
A- Kitin<br />
B- Xenlulozơ<br />
C- Peptiđôglican<br />
D- polipeptit<br />
Câu 51. Tế bào động vật được cấu tạo gồm<br />
A. màng, các bào quan, NST và ADN<br />
B. tế bào chất, các bào quan và nhân<br />
C. màng, các bào quan và nhân<br />
D. màng, tế bào chất chứa bào quan và nhân<br />
Câu 52. Thành phần của tế bào chất gồm<br />
A. nước, các hợp chất hữu cơ<br />
B. các bào quan ( ti thể, lục lạp ... )<br />
C. vùng nhân<br />
D. nước, các hợp chất vô cơ<br />
Câu 53. Tế bào chất của tế bào nhân sơ có bào quan là<br />
A. thể Gôngi<br />
B. mạng lưới nội chất<br />
C. ribôxôm<br />
D. ti thể<br />
Câu 54. Thành phần hóa học của màng sinh chất<br />
A. phôtpholipit và prôtêin<br />
B. axit nuclêic và prôtêin<br />
C. prôtêin và cacbonhiđrat<br />
D.<br />
cacbonhiđrat và lipit<br />
Câu 55. Cấu trúc của ribôxôm<br />
A. là bào quan có kích thước rất bé, không có màng bao bọc<br />
B. gồm prôtêin và<br />
rARN<br />
C. có cấu tạo gồm 2 tiểu đơn vị<br />
D. A, B, C đúng<br />
Câu 56. Chức năng của ti thể<br />
A. cung cấp năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP<br />
B. tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất<br />
C. tạo nên các thoi vô sắc<br />
D. A, B đúng<br />
Câu 57. Chức năng của lục lạp là<br />
A. quang hợp<br />
B. bảo vệ lớp ngòai lá<br />
C. kết hợp với nước và muối khoáng tạo cacbonhiđrat<br />
D. A, B, C đúng<br />
Câu 58. Cấu tạo của mạng lưới nội chất<br />
A. là hệ thống màng phân chia thành các xoang dẹt và ống thông với nhau, ngăn cách các phần<br />
còn lại của tế bào chất<br />
B. mạng lưới nội chất hạt trên màng có nhiều ribôxôm gắn vào<br />
C. mạng lưới nội chất trơn thường dính nhiều enzim<br />
D. A, B, C đúng<br />
Câu 59. Chức năng của mạng lưới nội chất<br />
A. tổng hợp prôtêin để xuất bào và các prôtêin tạo nên màng tế bào<br />
B. tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân giả chất độc<br />
C. tổng hợp cacbonhiđrat cho tế bào<br />
D. A, B đúng<br />
<br />
Câu 60. Chức năng của thành tế bào là<br />
A. tạo bộ khung ngoài để ổn định hình dạng tế bào<br />
B. bảo vệ bề mặt và gắn dính nhưng vẩn đảm bảo liên thông giữa các tế bào<br />
C. tham gia sinh sản ra chất nguyên sinh<br />
D. A, B đúng<br />
Câu 61. Chức năng của màng sinh chất<br />
A. kiểm sóat sự vận chuyển các chất qua màng<br />
B. trao đổi thông tin giữa tế bào với môi<br />
trường<br />
C. hấp thụ ôxi và thải khí cacbônic<br />
D. A, B đúng<br />
Câu 62. Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển?<br />
A. Tế bào hồng cầu<br />
B. Tế bào bạch cầu<br />
C. Tế bào biểu bì<br />
D. Tế<br />
bào cơ<br />
Câu 63 : Cấu tạo của nhân gồm :<br />
A- 2 lớp màng , dịch nhân ( chất nhiễm , nhân con )<br />
B- màng nhân , dịch nhân ( chất nhiễm ) , nhân con<br />
C- 1 lớp màng , dịch nhân ( chất nhiễm , nhân con )<br />
D- màng nhân , dịch nhân ( nhân con ) , chất nhiễm<br />
Câu 64 : Chức năng của nhân là<br />
A- tổng hợp prôtêin<br />
B- tổng hợp lipit, chuyển hoá đường<br />
C- lắp ráp , đóng gói và phân phối sản phẩm<br />
D- trung tâm điều khiển mọi hoạt động<br />
sống<br />
Câu 65 : Bào quan nào sau đây không có màng ?<br />
A- Nhân<br />
B- Lưới nội chất<br />
C- Ribôxôm<br />
D- Bộ máy gôngi<br />
Câu 66 : Lưới nội chất là 1 hệ thống …… bên trong tế bào tạo nên hệ thống các …….. và…….. thông<br />
với nhau . Lưới nội chất gồm 2 loại là ……. và……… .<br />
( 1) : Lưới nội chất hạt<br />
(2 ) : Ống<br />
(3 ) : Xoang dẹp<br />
( 4) : Lưới nội chất trơn<br />
(5)<br />
: Màng<br />
Thứ tự đúng sẽ là :<br />
A- 1, 2 , 3, 4, 5.<br />
B- 1, 3, 4, 5, 2.<br />
C- 5, 2, 3, 4, 1, .<br />
D- 5, 2, 1, 3, 4.<br />
Câu 67 : Chức năng của bộ máy gôngi<br />
A- tổng hợp prôtêin<br />
B- tổng hợp lipit, chuyển hoá đường<br />
C- lắp ráp , đóng gói và phân phối sản phẩm<br />
D- trung tâm điều khiển mọi hoạt<br />
động sống<br />
Câu 68 : Phát biểu nào sau đây là sai?<br />
A- Thành tb quy định hình dạng của tb B- Roi và lông giúp tb di chuyển và bám vào bề mặt tb<br />
người<br />
C- Ribôxôm giữ chức năng di truyền.<br />
D- Vỏ nhầy có tác dụng giúp vk tránh sự tiêu diệt của<br />
bạch cầu.<br />
Câu 69: Bào quan có nhiệm vụ cung cấp năng lượng chủ yếu cho tế bào là:<br />
A. lưới nội chất<br />
B. bộ máy gôngi<br />
C. ti thể<br />
D. lục lạp<br />
Câu 70: Bào quan nào sau đây có cấu trúc màng kép?<br />
A. Ribôxôm và lục lạp<br />
B. Lục lạp và ti thể<br />
C. Lưới nội chất và ti thể<br />
D. Lizôxôm và không bào<br />
Câu 71: Nhận định nào sau đây không phải là chức năng của màng sinh chất?<br />
A. Vận chuyển các chất qua màng<br />
B. Thu nhận thông tin cho tế bào<br />
C. Các tế bào cùng một cơ thể nhận biết nhau và nhận biết tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”)<br />
D. Duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan<br />
Câu 72: Lục lạp là bào quan chỉ có ở ……được cấu tạo bởi……màng. Là nơi diễn ra quá trình….<br />
A. tế bào thực vật – 2 lớp – quang hợp B. tế bào thực vật – 1lớp – hô hấp<br />
C. tế bào động vật – 2 lớp – quang hợp D. tế bào động vật – 1 lớp – hô hấp<br />
Câu 73: Phân tử nào làm tăng độ ổn định của màng sinh chất?<br />
A. Photpholipit<br />
B. Protein<br />
C. Colesteron<br />
D. Glicoprotein<br />
<br />