intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề S06

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tẻo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

51
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề S06 ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kì học sinh giỏi sắp tới được tốt hơn. Hy vọng giúp các bạn đạt kết quả tốt hơn trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề S06

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> QUẢNG NAM<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Đề có 03 trang)<br /> <br /> KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> Môn: SINH - LỚP 12<br /> Thời gian: 45 phút ( không tính thời gian giao đề)<br /> MÃ ĐỀ: S06<br /> <br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8 điểm)<br /> Câu 1. Trong các thành tựu tạo giống cây trồng và vật nuôi sau đây, có bao nhiêu thành tựu của<br /> ứng dụng công nghệ gen?<br /> (1) Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.<br /> (2) Giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.<br /> (3) Giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.<br /> (4) Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.<br /> (5) Giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.<br /> A. 3.<br /> B. 5.<br /> C. 2.<br /> D. 4.<br /> Câu 2. Người mắc hội chứng Đao, trong tế bào sinh dưỡng có<br /> A. nhiễm sắc thể số 21 bị mất đoạn.<br /> B. 3 nhiễm sắc thể số 13.<br /> C. 3 nhiễm sắc thể số 21.<br /> D. 3 nhiễm sắc thể số 18.<br /> Câu 3. Tính trạng do gen lặn quy định nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương<br /> đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y thì<br /> A. dễ biểu hiện ở giới XY.<br /> B. chỉ biểu hiện ở giới XX.<br /> C. chỉ biểu hiện ở giới XY.<br /> D. dễ biểu hiện ở giới XX.<br /> Câu 4. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân<br /> thấp; alen B quy định quả chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chín muộn. Hai cặp<br /> gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thân cao, chín sớm (cây X) lai với<br /> cây thân thấp, chín muộn, thu được F1 gồm 240 cây thân cao, chín sớm; 239 cây thân thấp, chín<br /> muộn; 60 cây thân cao, chín muộn; 59 cây thân thấp, chín sớm. Biết rằng không có đột biến xảy ra,<br /> sức sống của các giao tử và hợp tử ngang nhau, tần số hoán vị gen của cây X là<br /> A. 10%.<br /> B. 30%.<br /> C. 40%.<br /> D. 20%.<br /> Câu 5. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là<br /> A. các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì phân li cùng nhau trong quá<br /> trình giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.<br /> B. các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì phân li cùng nhau<br /> trong quá trình giảm phân hình thành giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh.<br /> C. các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ<br /> hợp ngẫu nhiên trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.<br /> D. các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì phân li độc lập và tổ hợp<br /> ngẫu nhiên trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.<br /> Câu 6. Khi nói về đặc điểm của mã di truyền, phát biểu nào sau đây sai?<br /> A. Mã di truyền là mã bộ ba.<br /> B. Mã di truyền có tính đặc trưng cho từng loài.<br /> C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.<br /> D. Mã di truyền có tính thoái hoá.<br /> Câu 7. Ở một loài thực vật, sự có mặt của hai loại alen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định hoa<br /> đỏ, các tổ hợp gen khác (kiểu gen chỉ có một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp<br /> lặn) sẽ cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết các gen phân ly độc lập trong quá trình di truyền. Cho các<br /> cây hoa đỏ dị hợp tất cả các cặp gen tự thụ phấn, theo lý thuyết tỉ lệ phân ly kiểu hình ở đời con là<br /> A. 1:1<br /> B. 3:1<br /> C. 9:7<br /> D. 9:3:3:1<br /> Câu 8. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật có 2n = 24. Trong một tế bào sinh dưỡng của thể<br /> đột biến ở loài này, người ta đếm được 25 nhiễm sắc thể. Thể đột biến trên thuộc loại nào sau đây?<br /> A. Thể bốn nhiễm.<br /> B. Thể một nhiễm. C. Thể ba nhiễm.<br /> D. Thể không nhiễm.<br /> Trang 1 - Mã đề S06<br /> <br /> Câu 9. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Ôpêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra ở cả hai<br /> trường hợp, khi môi trường tế bào có lactôzơ và không có lactôzơ?<br /> A. Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế.<br /> B. ARN polimeraza liên kết với vùng vận hành của operon Lac và tiến hành phiên mã.<br /> C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.<br /> D. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.<br /> Câu 10. Một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định<br /> quả đỏ, alen b quy định qủa trắng. Các gen di truyền độc lập và trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết,<br /> phép lai: AaBb x aaBb cho tỉ lệ kiểu hình thân thấp, quả đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ là<br /> A. 1/16<br /> B. 3/16<br /> C. 3/8<br /> D. 1/8<br /> Câu 11. Giả sử một nhiễm sắc thể ban đầu có trình tự sắp xếp các gen như sau: ABCDEF.GH. Đột biến<br /> làm cho các gen trên NST đó có trình tự thay đổi là ABEDCF.GH. Đột biến trên thuộc dạng đột biến<br /> A. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.<br /> B. đảo đoạn nhiễm sắc thể.<br /> C. lặp đoạn nhiễm sắc thể.<br /> D. mất đoạn nhiễm sắc thể.<br /> Câu 12. Cá thể có kiểu gen<br /> <br /> tiến hành giảm phân bình thường, khoảng cách tương đối giữa 2<br /> <br /> cặp gen Aa và Bb trên cặp nhiễm sắc thể là 20cM. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử AB được tạo<br /> ra từ cơ thể trên là<br /> A. 40%<br /> B. 20%<br /> C. 50%<br /> D. 10%<br /> Câu 13. Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3. Gen này bị đột biến<br /> mất 1 cặp nuclêôtit và làm giảm 3 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại<br /> nuclêôtit của gen sau đột biến là<br /> A. A = T = 599; G = X = 900<br /> B. A = T = 600; G = X = 899<br /> A = T = 600 ; G = X = 900<br /> C.<br /> D. A = T = 900; G = X = 599<br /> Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung quy luật phân li của Menđen?<br /> A. Các alen của bố và mẹ tồn tại chung trong một tế bào thì có sự hòa trộn nhau.<br /> B. Khi hình thành giao tử các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.<br /> C. Các thành viên của một cặp alen có hiện tượng phân li cùng nhau trong quá trình tạo giao tử.<br /> D. Mỗi tính trạng do một alen qui định và có nguồn gốc từ bố.<br /> Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về công nghệ tế bào?<br /> A. Cấy truyền phôi ở động vật có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau.<br /> B. Công nghệ lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo ra giống pomato từ cà chua và khoai tây.<br /> C. Nuôi cấy hạt phấn hay noãn chưa thụ tinh, sau đó xử lý đột biến gây lưỡng bội hóa các dòng<br /> đơn bội tạo được các dòng thuần lưỡng bội.<br /> D. Nuôi cấy mô thực vật luôn tạo ra quần thể cây trồng thuần chủng.<br /> Câu 16. Trong di truyền qua tế bào chất, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ là do<br /> A. gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể giới tính X.<br /> B. gen chi phối tính trạng di truyền kết hợp với nhiễm sắc thể giới tính Y.<br /> C. hợp tử nhận vật chất di truyền chủ yếu từ mẹ.<br /> D. hợp tử nhận tế bào chất có mang gen ngoài nhân chủ yếu từ mẹ.<br /> Câu 17. Cho các bước trong quy trình tạo giống mới, quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc<br /> tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?<br /> I. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.<br /> II. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.<br /> III. Tạo dòng thuần chủng.<br /> A. II → III → I.<br /> B. III → II → I.<br /> C. II → I → III.<br /> D. I → III → II.<br /> Câu 18. Sử dụng plasmit làm thể truyền để chuyển gen tổng hợp insulin từ tế bào người sang tế bào<br /> vi khuẩn E.coli. Các thành phần của ADN tái tổ hợp được tạo ra trong trường hợp này là<br /> A. tế bào vi khuẩn E.coli và tế bào người.<br /> B. ADN plasmit và tế bào vi khuẩn E.coli.<br /> Trang 2 - Mã đề S06<br /> <br /> C. ADN plasmit và ADN của tế bào người.<br /> D. ADN plasmit và gen tổng hợp insulin của người.<br /> Câu 19. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức xoắn có đường<br /> kính 30nm là<br /> A. sợi siêu xoắn.<br /> B. sợi cơ bản.<br /> C. sợi nhiễm sắc.<br /> D. cromatit.<br /> Câu 20. Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây đúng?<br /> A. Mức phản ứng chính là sự mềm dẻo về kiểu hình.<br /> B. Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.<br /> C. Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.<br /> D. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.<br /> Câu 21. Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng<br /> cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội<br /> trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết<br /> tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là<br /> A. 3 đỏ: 1 vàng<br /> B. 11 đỏ: 1 vàng<br /> C. 1 đỏ: 1 vàng<br /> D. 35 đỏ: 1 vàng<br /> Câu 22. Khi nói về sự tương tác giữa các gen không alen, phát biểu nào sau đây sai?<br /> A. Các gen trong tế bào tương tác trực tiếp với nhau để tạo nên kiểu hình.<br /> B. Khi số lượng gen tương tác cộng gộp tăng lên thì số lượng các kiểu hình sẽ tăng lên.<br /> C. Tương tác kiểu bổ sung và kiểu cộng gộp làm tăng cường xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con.<br /> D. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau tương tác thì đời con có tỉ<br /> lệ phân ly kiểu gen giống quy luật phân ly độc lập.<br /> Câu 23. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh có ý nghĩa nào sau đây?<br /> A. Cân bằng giới tính trong quần thể người.<br /> B. Chữa các bệnh di truyền cho con người.<br /> C. Giảm tốc độ gia tăng dân số.<br /> D. Hạn chế sinh ra những con người có bệnh, tật di truyền.<br /> Câu 24. Khi nói về cơ chế phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?<br /> A. Quá trình tổng hợp ARN tuân theo nguyên tắc bán bảo toàn.<br /> B. Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein.<br /> C. Enzim ADN polymeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có<br /> chiều 3' → 5' để làm khuôn mẫu tổng hợp ARN.<br /> D. Phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 3' → 5'.<br /> II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (2 điểm)<br /> Câu 1: (1 điểm)<br /> a. Nêu nội dung giả thuyết siêu trội để giải thích cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?<br /> b. Theo giả thuyết siêu trội, vì sao không nên dùng con lai F1 có ưu thế lai cao để làm giống?<br /> Câu 2: (1 điểm)<br /> a. Một quần thể tự thụ phấn bắt buộc ở thế hệ xuất phát có 100% Aa. Theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu<br /> gen aa ở thế hệ F3 là bao nhiêu ?<br /> b. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền như sau : P. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa.<br /> - Tính tần số alen A và a trong quần thể.<br /> - Quần thể này đã đạt trạng thái cân bằng di truyền chưa? Vì sao ?<br /> -------------- HẾT-------------<br /> <br /> Trang 3 - Mã đề S06<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0