SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG<br />
TRƯỜNG THPT ĐỒNG HÒA<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 11<br />
NĂM HỌC 2016-2017<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
MÃ ĐỀ:...345.<br />
Thời gian làm bài 45 phút<br />
A- TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau.<br />
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?<br />
A. Trong nguồn điện hóa học ( pin, acquy) có sự chuyển hóa từ cơ năng thành điện năng.<br />
B. Trong nguồn điện hóa học (pin, acquy)có sự chuyển hóa từ hóa năng thành điện năng.<br />
C. Trong nguồn điện hóa học(pin,acquy)có sự chuyển hóa từ quang năng thành điện năng.<br />
D. Trong nguồn điện hóa học ( pin, acquy) có sự chuyển hóa từ nội năng thành điện năng.<br />
Câu 2: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho<br />
A. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.<br />
B. khả năng thực hiện công của nguồn điện.<br />
C. khả năng tích điện cho hai cực của nó.<br />
D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.<br />
Câu 3: Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua<br />
A. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.<br />
B. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.<br />
C. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.<br />
D. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn.<br />
Câu 4: Nguyên nhân làm xuất hiện các hạt mang điện tự do trong chất điện phân là do:<br />
A. Sự chênh lệch điện thế giữa hai điện cực.<br />
<br />
B. Sự tăng nhiệt độ của chất điện phân.<br />
<br />
C. Sự trao đổi electron với các điện cực.<br />
D. Sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung môi<br />
Câu 5: Dòng điện trong chất điện phân không được ứng dụng làm gì sau đây:<br />
A. Điốt điện tử.<br />
B. Điều chế hoá chất.<br />
Câu 6: Chất nào sau đây là chất cách điện.<br />
A. Dung dịch nước vôi trong. B. Dung dịch xút<br />
<br />
C. Luyện kim.<br />
<br />
D. Mạ điện.<br />
<br />
C. Nước cất.<br />
<br />
D. Dung dịch muối.<br />
<br />
Câu 7: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào:<br />
A. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại. B. Tăng khi nhiệt độ tăng.<br />
C. Tăng khi nhiệt độ giảm.<br />
<br />
D. Không đổi theo nhiệt độ.<br />
<br />
Câu 8: Hiện tượng siêu dẫn là:<br />
A. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng<br />
không.<br />
B. Khi nhiệt độ tăng tới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng không.<br />
C. Khi nhiệt độ tăng tới dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại giảm đột ngột đến giá trị bằng<br />
không.<br />
D. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại tăng đột ngột đến giá trị khác<br />
không.<br />
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện?<br />
A. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.<br />
B. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.<br />
C. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác.<br />
D. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác.<br />
ĐỀ KTHK I VL 11(16-17) MÃ ĐỀ 345 1<br />
<br />
Câu 10: Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN=40V. Chọn câu chắc chắn đúng.<br />
A. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm.<br />
B. Điện thế ở M là 40V.<br />
C. Điện thế ở N bằng 0 .<br />
D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40V.<br />
Câu 11: Cho quả cầu kim loại trung hòa điện tiếp xúc với một vật nhiễn điện dương thì quả cầu cũng được<br />
nhiễm điện dương. Hỏi khi đó khối lượng của quả cầu thay đổi thế nào?<br />
A. Tăng lên rõ rệt.<br />
B. Có thể coi là không đổi.<br />
C. Lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.<br />
D. Giam đi rõ rệt.<br />
Câu 12: Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai<br />
vật M và N .Tình huống nào dưới đây chắc chắn không thể xẩy ra?<br />
A. M nhiễm điện, còn N không nhiễm điện.<br />
B. M và N nhiễm điện cùng dấu.<br />
C. M và N nhiễm điện trái dấu.<br />
D. Cả M và N đều không nhiễm điện.<br />
Câu 13: Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyễn trong điện trường<br />
đều<br />
A= qEd thì d là gì? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắn đúng.<br />
A. d là chiều dài đường đi nếu điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức.<br />
B. d là khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên một đường sức.<br />
C. d là chiều dài của đường đi.<br />
D d là chiều dài hình chiếu của đường đi trên một đường sức.<br />
Câu 14: Hai tụ điện chứa cùng một loại điện tích thì<br />
A. tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn.<br />
B. tụ điện nào có điện dung lớn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản nhỏ.<br />
C. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau.<br />
D. chúng phải có cùng điện dung.<br />
Câu 15: Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định nghĩa điện dung của tụ điện?<br />
A. AM /q.<br />
B. F/q.<br />
C. U/d.<br />
D. Q/U.<br />
Câu 16: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?<br />
A. Nước biển.<br />
B. Nước mưa.<br />
C. Nước cất.<br />
D. Nước sông.<br />
+ –<br />
II TƯ LUẬN (6 Điểm)<br />
ξ,r<br />
Bài 1(4 điểm):<br />
A<br />
B<br />
R1<br />
R2<br />
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.<br />
Nguồn điện có suất điện động ξ = 64 V, điện trở trong r = 6 Ω.<br />
Mạch ngoài có R1 = 12 Ω, R2 = 18 Ω, R3 = 15 Ω.<br />
R3<br />
a. Tính điện trở của mạch ngoài.<br />
b. Tính cường độ dòng điện trong mạch chính và cường độ dòng điện qua các điện trở.<br />
c. Tính công và công suất của nguồn điện sản ra trong 10 phút.<br />
d. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 và R2 trong thời gian 55 phút.<br />
Bài 2 ( 2điểm) : Điện phân dung dịch AgNO3 với Anot bằng Ag. Biết bình điện phân có điện trở 20 Ω và<br />
hai cực của bình điện phân được nối với hiệu điện thế 40V. Tính khối lượng Ag thu được ở Katot sau 2 giờ<br />
30 phút điện phân. Cho A = 108 g/ mol; n = 1; F = 96500 C/ mol<br />
……………………………………… Hết…………………………………………………….. .<br />
<br />
Họ và tên:………………………………………………….. Số báo danh:………………………..<br />
<br />
ĐỀ KTHK I VL 11(16-17) MÃ ĐỀ 345 2<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 11<br />
NĂM HỌC 2016 -2017<br />
MÃ ĐỀ 345<br />
Bài<br />
Đáp án<br />
a. Điện trở tương đương của mạch ngoài:<br />
R12 = R1 + R2 = 12 + 18 = 30 Ω.<br />
<br />
R .R<br />
30.15<br />
R N 12 3 <br />
10 Ω<br />
R12 R3 30 15<br />
<br />
b. Cường độ dòng điện qua mạch chính: I <br />
Thay số: I <br />
<br />
<br />
RN r<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
RN r<br />
<br />
64<br />
4 A.<br />
10 6<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
U 12 40<br />
<br />
1,333A<br />
R12 30<br />
<br />
0,25<br />
<br />
U<br />
40<br />
I3 3 <br />
2,666A<br />
R3 15<br />
<br />
0,25<br />
<br />
c. Công của nguồn điện sản ra trong 10 phút: Ang = ξIt<br />
Thay số: Ang = 64.4.10.60 = 153600 J.<br />
Công suất của nguồn điện: Png = ξI<br />
= 64.4= 256 w<br />
d. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R1:<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0.25<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
2<br />
<br />
Q1 = I1 .R1 .t = 1,332 . 12. 3300=70,4 J<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
UN = I. RN = 4. 10 = 40V<br />
<br />
I1 I 2 <br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Q2 = I 2 .R2 .t = 1,332 . 18. 3300= 422,4J<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
ĐỀ KTHK I VL 11(16-17) MÃ ĐỀ 345 3<br />
<br />
0,25<br />
<br />
U<br />
R<br />
40<br />
<br />
20<br />
2A<br />
I<br />
<br />
2<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
A.I .t<br />
F .n<br />
108.2.900<br />
<br />
96500<br />
m<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
=20,14g<br />
<br />
Ðáp án : 345<br />
1. B<br />
<br />
2. B<br />
<br />
3. C<br />
<br />
8. A<br />
14. B<br />
<br />
9. A<br />
15. D<br />
<br />
10. D<br />
16. C<br />
<br />
4. D<br />
<br />
5. A<br />
<br />
6. C<br />
<br />
7. B<br />
<br />
11. B<br />
<br />
12. C<br />
<br />
13. C<br />
<br />
ĐỀ KTHK I VL 11(16-17) MÃ ĐỀ 345 4<br />
<br />