intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 706

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tẻo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Địa lí lớp 12, mời các bạn cùng tham khảo nội dung Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 706. Hy vọng tài liệu phục vụ hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Địa lí lớp 12 năm 2017 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 706

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 QUẢNG NAM Môn: ĐỊA LÍ ­ LỚP 12 Thời gian: 40 phút (không tính thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MàĐỀ: 706 (Đề có 4 trang) Họ, tên học sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Năng suất lúa ngày càng tăng mạnh đặc biệt ở vụ lúa đông xuân là nhờ nước ta đã: A. chú trọng hình thức xen canh. B. chú trọng hình thức luân canh. C. sử dụng đại trà các giống lúa mới. D. sử dụng các giống lúa truyền thống. Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tỉnh nào sau đây của vùng Tây Nguyên   không có chung biên giới với Campuchia? A. Đăk Lăk. B. Kon Tum. C. Lâm Đồng. D. Gia Lai. Câu 3: Quốc lộ 1 không đi qua vùng kinh tế nào ở nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 4:  Tỉnh Kon Tum, Gia Lai có diện tích trồng cây  cà phê chè  nhiều hơn các tỉnh khác  ở  Tây  Nguyên là do có A. nguồn lao động đông. B. hệ đất phong phú. C. công nghiệp chế biến phát triển. D. khí hậu thích hợp. Câu 5:  Ngành công nghiệp chế  biến lương thực thực phẩm nước ta phát triển mạnh trong những   năm gần đây là do A. nguồn nhiên liệu tại chỗ phong phú. B. có ngành chăn nuôi phát triển mạnh. C. có sản lượng lương thực nhiều. D. thị trường ngày càng mở rộng. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Thanh Hóa có   các ngành công nghiệp nào sau đây? A. Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulô. B. Vật liệu xây dựng, dệt may, đóng tàu. C. Cơ khí, hóa chất, sản xuất giấy, xenlulô. D. Cơ khí, đóng tàu, dệt may. Câu 7:  Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung  tâm công nghiệp Vũng Tàu  không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Sản xuất ôtô. B. Đóng tàu. C. Cơ khí. D. Dệt may. Câu 8: Sức ép về dân số và nguồn lao động đối với việc phát triển kinh tế ­ xã hội ở khu vực thành   phố của Đồng bằng sông Hồng là: A. Vấn đề thu nhập. B. Vấn đề trật tự xã hội. C. Vấn đề việc làm. D. Vấn đề môi trường. Câu 9: Ý nào sau đây không phải mục đích về kinh tế từ việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên? A. Nâng cao trình độ dân trí. B. Phát triển các ngành công nghiệp. C. Cung cấp nước tưới trong mùa khô. D. Kết hợp du lịch và nuôi trồng thủy sản. Câu 10: Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao nhất đang được khai thác ở Đồng Bằng Sông Hồng là: A. Khí tự nhiên. B. Than nâu. C. Đá vôi. D. Đất sét.                                               Trang 1/5 ­ Mã đề thi 706
  2. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết năm 2007 nước ta nhập khẩu mặt hàng   nào chiếm tỉ trọng nhỏ nhất? A. Nguyên, nhiên, vật liệu. B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng. C. Hàng tiêu dùng. D. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Câu 12: Phía Tây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giáp với vùng nào sau đây? A. Đông Nam Bộ. B. Tây Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây nguyên. Câu 13: Tỉ lệ lao động qua đào tạo của nước ta ngày càng tăng lên chủ yếu là nhờ: A. Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. B. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. C. Sự chuyển giao công nghệ của nước ngoài. D. Tiếp thu kinh nghiệm từ nước ngoài. Câu 14: Khu vực đồng bằng ven biển của vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh nào sau đây? A. Chăn nuôi đại gia súc. B. Phát triển thủy điện. C. Cây công nghiệp hàng năm. D. Khai thác lâm sản. Câu 15: So với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay thì lực lượng lao động có   trình độ cao A. ngày càng giảm. B. vẫn còn ít. C. đáp ứng đủ yêu cầu. D. rất đông. Câu 16: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ  phát triển mạnh nghề  làm muối chủ  yếu dựa vào những   điều kiện nào sau đây? A. Đường bờ biển dài và số giờ nắng nhiều. B. Người dân có kinh nghiệm và địa hình bờ biển. C. Nhiệt độ nước biển cao và địa hình bờ biển. D. Nhiệt độ cao, ít sông lớn đổ ra biển. Câu 17: Ý nào sau đây không phải là định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành  ở Đồng bằng sông Hồng? A. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. C. Tăng cường giao lưu, hợp tác với nước ngoài. D. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm. Câu 18: Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành chăn nuôi của nước ta ? A. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi của nước ta phải nhập khẩu. B. Chăn nuôi không qua giết mổ ngày càng chiếm tỉ trọng cao. C. Cơ sở chuồng trại, dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ. D. Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu cho nước ta. Câu 19: Các đô thị xếp loại đặc biệt của nước ta là: A. TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. C. TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. D. Hà Nội, Hải Phòng. Câu 20: Đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa nước ta là: A. Sử dụng sức người, năng suất thấp. B. Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp  chế biến. C. Sản xuất mang tính tự cấp, tự túc. D. Nhà nông quan tâm nhiều hơn đến sản lượng. Câu 21: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là A. nhiều vũng vịnh, sông suối. B. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. C. vùng đặc quyền kinh tế rộng. D. có nhiều đầm phá ven biển.                                               Trang 2/5 ­ Mã đề thi 706
  3. Câu 22: Cho bảng số liệu:  TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH, PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 ­ 2014 (Đơn vị: tỉ đồng) Năm 2000 2005 2010 2014 Nông ­ lâm ­ ngư nghiệp 108536 175084 396600 697000 Công nghiệp ­ xây dựng 162220 343807 693300 1307900 ị ụ Dch v 171070 319003 792000 1537100 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)  Căn cứ vào bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị tổng  sản phẩm trong nước   (GDP) của các khu vực kinh tế  nước ta giai đoạn 2000 – 2014 thì loại biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu  đồ  miền. B. Biều đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 23: Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây công   nghiệp ở Tây Nguyên khi có sự thu hút nguồn lao động các nơi khác đến là: A. Giữ nước cho các hồ thủy điện . B. Tạo điều kiện phát triển du lịch. C. Tạo nên tập quán sản xuất du canh, du cư. D. Tạo nên tập quán sản xuất định canh, định cư. Câu 24: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào thuộc tiểu vùng Đông Bắc của  Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lào Cai. B. Sơn La. C. Hòa Bình. D. Lai Châu. Câu 25: Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ hình thành cơ cấu kinh tế nông ­ lâm ­ ngư dựa trên cơ sở nào? A. Thế mạnh các khu vực địa hình. B. Hệ đất phong phú. C. Khí hậu phân hóa đa dạng. D. Yêu cầu của thị trường. Câu 26: Những ngành kinh tế  nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ  có lợi thế  phát triển hơn so  với vùng Bắc Trung Bộ? A. Khai thác, chế biến lâm sản và du lịch.    B. Các ngành kinh tế biển. C. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi.  D. Trồng cây công nghiệp hàng năm và chăn  nuôi. Câu 27:  Cơ  cấu kinh tế  theo ngành của Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch theo hướng tích cực   được thể hiện: A. Tỉ trọng ngành công nghiệp ­ xây dựng giảm. B. Tỉ trọng ngành nông ­ lâm ­ ngư giảm. C. Tỉ trọng ngành nông ­ lâm ­ ngư tăng. D. Tỉ trọng ngành dịch vụ giảm. Câu 28: Cho biểu đồ sau:                                               Trang 3/5 ­ Mã đề thi 706
  4. Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây  đúng về tình hình sản xuất than, dầu mỏ  và điện ở nước ta, giai đoạn 2000 ­ 2012? A. Sản lượng dầu mỏ luôn biến động. B. Sản lượng dầu mỏ tăng liên tục. C. Sản lượng than tăng liên tục. D. Sản lượng điện tăng 42,9 lần. Câu 29: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP HÀNG NĂM Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000­2014                                     (Đơn vị: nghìn ha) Năm Mía Lạc Đậu tương 2000 302,3 244,9 124,1 2005 266,3 269,6 204,1 2010 269,1 231,4 197,8 2014 305,0 208,7 109,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015) Căn cứ  vào bảng số  liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về  diện tích các loại cây công nghiệp  hàng năm của nước ta trong giai đoạn 2000­2014? A. Diện tích lạc giảm liên tục trong giai đoạn 2000 ­ 2014. B. Diện tích mía tăng trong giai đoạn 2005 ­ 2014. C. Diện tích đỗ tương tăng liên tục trong giai đoạn 2000 ­ 2014. D. Diện tích mía giảm liên tục trong giai đoạn 2000 ­ 2014. Câu 30: Việc nâng cấp, mở  rộng các tuyến đường ngang (đường 19 và 26...) có vai trò quan trọng   trong mối quan hệ giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với A. khu vực Bắc Lào. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc Thái Lan.                                               Trang 4/5 ­ Mã đề thi 706
  5. Câu 31: Ý nghĩa quan trọng nhất của đường Hồ Chí Minh đối với vùng kinh tế Bắc Trung Bộ là: A. Thúc đẩy kinh tế ­ xã hội phía Đông phát triển. B. Tạo mối giao lưu giữa Bắc Trung Bộ với nước Lào. C. Thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội phía Tây. D. Tạo mối giao lưu giữa đồng bằng với miền núi. Câu 32: Với khí hậu phân hóa theo độ  cao và có mùa đông lạnh nên Trung du và miền núi Bắc Bộ  phát triển được A. cây công nghiệp nhiệt đới. B. cây lương thực. C. cây công nghiệp ngắn ngày. D. cây dược liệu cận nhiệt và ôn đới. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­  ­ Học sinh được sử  dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành thời gian từ   năm 2009 đến nay. ­ Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.                                               Trang 5/5 ­ Mã đề thi 706
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2