ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM 2011<br />
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10<br />
<br />
ĐỀ SỐ 2<br />
<br />
Thời gian: 90 phút<br />
<br />
Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Cho biết các đặc trưng cơ bản của<br />
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?<br />
Câu 2: (1.0 điểm) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chuyện chức phán sự<br />
đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ?<br />
Câu 3: (7.0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong tác phẩm “Truyện<br />
Kiều” của Nguyễn Du:<br />
“ … Cậy em em có chịu lời<br />
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.<br />
Giữa đường đứt gánh tương tư,<br />
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.<br />
Kể từ khi gặp chàng Kim,<br />
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.<br />
Sự đâu sóng gió bất kì,<br />
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.<br />
Ngày xuân em hãy còn dài<br />
Xót tình máu mủ thay lời nước non.<br />
Chị dù thịt nát xương mòn,<br />
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.<br />
Chiếc vành với bức tờ mây,<br />
Duyên này thì giữ vật này của chung”…<br />
( Ngữ văn 10, tập II- Ban cơ bản)<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu 1: (2.0 điểm) Học sinh nêu đúng khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ chủ yếu<br />
dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn<br />
nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh<br />
luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật- thẩm mĩ. (1.25 điểm).<br />
-Nêu 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Tính hình tượng, tính<br />
truyền cảm, tính cá thể hóa( 0,75 điểm).<br />
Câu 2: (1.0 điểm) Học sinh khái quát nội dung và nghệ thuật tác phẩm “Chuyện chức<br />
phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ):<br />
+Nội dung: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực,<br />
dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước<br />
Việt; thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.<br />
+Nghệ thuật: Bằng nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật được xây dựng sắc nét, tình<br />
tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính, truyện để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người<br />
đọc.<br />
Câu 3: (7.0 điểm)<br />
* Mở bài: (1.0 điểm)<br />
+Giới thiệu về -Tác giả Nguyễn Du<br />
-Tác phẩm “Truyện Kiều”<br />
-Đoạn trích “Trao duyên”<br />
+Chuyển ý.<br />
* Thân bài : ( 5.0 đ) Học sinh trình bày cảm nhận của bản thân về đoạn thơ. Học sinh có<br />
thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:<br />
+ Thúy Kiều trao duyên – nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng (3.0 điểm)<br />
- Cậy em :Nhờ em<br />
- Chịu lời : nhận lời, nghe lời<br />
- Ngồi lên cho chị ----- lạy<br />
----- thưa<br />
<br />
=> Cách dùng từ ngữ chọn lọc, Kiều đặt Thúy Vân vào bao nhiêu tin cậy, tin tưởng,<br />
khẩn khỏan , thiết tha và cũng cảm thấy đây là một sự thiệt thòi , một sự hy sinh của<br />
Thúy Vân.<br />
- Giữa đường đứt gánh …<br />
- Kể từ khi gặp chàng Kim…<br />
- Sự đâu sóng giá bất kỳ<br />
Hiếu tình khôn dễõ hai bề vẹn hai…<br />
=> Thúy Kiều kể về mối tình của mình ngắn gọn, tế nhị- về lí trí Kiều muốn trao duyên<br />
cho em; Gia đình gặp tai họa nàng chọn chữ hiếu , hy sinh tình yêu .<br />
- Ngày xuân em hãy còn dài<br />
Xót tình máu mủ thay lời nước non…<br />
=> Khéo léo , tinh tế; bề ngồi tưởng như Kiều bình tĩnh, quyết đốn sắp đặt mọi chuyện<br />
nhưng sâu thẳm trong lòng là nỗi đau đớn xót xa.<br />
+ Thúy Kiều trao kỷ vật của tình yêu cho Thúy Vân – bi kịch tình yêu tan vỡ(2.0 điểm)<br />
- Chiếc vành với bức tờ mây<br />
Duyên này thì giữ vật này của chung<br />
=> Biết bao nhiêu giằng xé trong hai tiếng “của chung”, mâu thuẩn giữa lí trí và tình<br />
cảm: Thúy Kiều đã trao duyên, trao kỷ vật tình yêu cho em mà vẫn không thể nào dứt ra<br />
khỏi mối tình, đó mới là sự thật đau đớn trong lòng.<br />
* Kết bài: (1.0 đ)<br />
-Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.<br />
-Suy nghĩ của bản thân.<br />
Biểu điểm:<br />
+ 7 điểm: đáp ứng tốt yêu cầu đề bài. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Không sai chính<br />
tả, ngữ pháp.<br />
+ 5 điểm: đáp ứng phần lớn yêu cầu đề ra. Văn viết rõ ý. Chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Chỉ<br />
sai một vài lỗi nhỏ về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.<br />
+ 3 điểm: Chỉ đáp ứng ½ yêu cầu đề ra. Văn viết có chỗ chưa rõ ý, chữ viết khó đọc.<br />
Sai 3,4 lỗi về chính tả, ngữ pháp, dùng từ.<br />
+ 1điểm: ý tưởng không rõ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.<br />
<br />
+ 0 điểm: lạc đề, cố ý không làm bài.<br />
+ Các điểm còn lại ( điểm 6, 4,2) giáo viên cân nhắc để cho.<br />
<br />