SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM<br />
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011 – 2012<br />
Môn: Ngữ văn – Khối 10<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
Việc khắc bia lưu danh tiến sĩ đặt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì?<br />
Câu 2:<br />
a) (1.5 điểm) Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa),<br />
đặc trưng nào là tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?<br />
b) (1.5 điểm) Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong câu sau:<br />
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,<br />
Một mảnh tình riêng, ta với ta.<br />
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan).<br />
Câu 3: (5 điểm) Em hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích<br />
Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).<br />
<br />
SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM<br />
TRƯỜNG THPT BẮC TRÀ MY<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011 – 2012<br />
Môn: Ngữ văn – Khối 10<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1: (2 điểm)<br />
Việc khắc bia lưu danh tiến sĩ đặt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì?<br />
Câu 2:<br />
a) (1.5 điểm) Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóa),<br />
đặc trưng nào là tiêu biểu nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?<br />
b) (1.5 điểm) Xác định biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật của chúng trong câu sau:<br />
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,<br />
Một mảnh tình riêng, ta với ta.<br />
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan).<br />
<br />
Câu 3: (5 điểm) Em hãy phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích<br />
Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du).<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- LỚP 10<br />
MÔN: VĂN<br />
Câu 1: Ý nghĩa của việc khắc bia lưu danh tiến sĩ:<br />
- Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương: “khiến cho kẻ sĩ<br />
trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua... Để kẻ ác<br />
lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”. (1 điểm)<br />
- Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là tầng lớp trí thức nhận rõ trách nhiệm của<br />
mình với vận mệnh dân tộc. (1 điểm)<br />
Câu 2:<br />
a) Trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng là<br />
quan trọng nhất. Vì: (0.5 điểm)<br />
- Hình tượng trong mỗi tác phẩm là mục đích và phương tiện của sáng tạo nghệ<br />
thuật.(0.5 điểm)<br />
- Trong hình tượng ngôn từ có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm. (0.25<br />
điểm)<br />
- Cách chọn từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng thể hiện cá tính sáng<br />
tạo của mỗi tác giả. (0.25 điểm)<br />
b) Biện pháp tu từ: phép đối (0.5 điểm)<br />
Trời, non , nước >< ta với ta (0.5 điểm)<br />
Câu thơ cho thấy cảnh trời mây, non nước Đèo Ngang trùng điệp, mênh mông.<br />
Trước sự rộng lớn của đất trời cộng với sự dâu bể của cuộc đời con người như nhỏ<br />
bé, cô đơn, cảm thấy chỉ có mình với mình với mảnh tình riêng thầm kín, sâu<br />
sắc.(0.5 điểm)<br />
Câu 3.<br />
a) Yêu cầu về kĩ năng.<br />
- Cảm nhận được hình tượng nhân vật qua ngôn ngữ tự sự và ngôn ngữ đối thoại.<br />
- Biết phân tích nội dung, tư tưởng nghệ thuật qua thủ pháp xây dựng mẫu người<br />
anh hùng chuẩn mực thời trung đại.<br />
- Có sự diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, triển khai phân tích kết hợp đưa dẫn chứng để<br />
tăng sức thuyết phục.<br />
b) Yêu cầu về nội dung và thang điểm.<br />
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật. (0.5 điểm)<br />
* Thân bài:<br />
-Về nội dung: (3 điểm)<br />
+ Hoàn cảnh đoạn trích, vai trò của Từ Hải đối với Kiều. (0.5 điểm)<br />
+ Khát vọng lên đường của Từ Hải thể hiện qua:<br />
<br />
<br />
<br />
Ngôn ngữ giới thiệu của Nguyễn Du thông qua các từ ngữ có sắc thái tôn<br />
xưng, kính trọng: Trượng phu, mặt phi thường.(0.5 điểm)<br />
Tâm thế ra đi: thoắt, thẳng rong...cách nghĩ, cách xử sự dứt khoát, thể hiện<br />
ước muốn được tung hoành, vẫy vùng trong bốn bể. (0.5 điểm)<br />
+ Lí tưởng của người anh hùng thể hiện qua:<br />
Trách Kiều là người tri kỉ mà sao không hiểu mình, khuyên với Kiều vượt<br />
lên thói thường nữ nhi. (0.5 điểm)<br />
Lời hứa với Kiều và sự tự tin vào thành công trong tương lai:.. (0.5 điểm)<br />
+ Từ Hải là hình tượng chuẩn mực của người anh hùng của thời trung đại, thái<br />
độ, cử chỉ dứt khoát, không chần chừ do dự: Quyết lời dứt áo ra đi, hình ảnh cánh<br />
chim bằng là hình ảnh ẩn dụ về người anh hùng mang tầm vóc phi thường thông<br />
qua đó gởi gắm ước mơ của Nguyễn Du về tự do công lí. (0.5 điểm)<br />
- Nghệ thuật: (1 điểm)<br />
+ Bút pháp ước lệ, tượng trưng với cảm hứng vũ trụ.<br />
+ Ngôn ngữ tự sự của tác giả kết hợp với ngôn ngữ đối thoại của nhân vật làm nổi<br />
rõ tính cách nhân vật.<br />
* Kết bài: (0.5 điểm) Nhấn mạnh ý nghĩa của hình tượng người anh hùng.<br />
Tùy theo cách diễn đạt của học sinh có sự linh hoạt trong thang điểm, ưu tiên<br />
những bài có sự diễn đạt mạch lạc, có sự cảm nhận riêng phù hợp và đưa thêm<br />
những dẫn chứng về người anh hùng Từ Hải trong truyện Kiều.<br />
<br />
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ II KHỐI 11<br />
<br />
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ<br />
<br />
NĂM HỌC 2010 – 2011<br />
MÔN: NGỮ VĂN 10<br />
Thời gian: 90 phút,<br />
<br />
ĐỀ:<br />
Câu 1: (1 điểm)<br />
Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng ?<br />
“<br />
<br />
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ<br />
<br />
Người khôn người đến chốn lao xao ”.<br />
( Trích “Nhàn” - Nguyễn Bỉnh Khiêm- SGK Ngữ văn 10, tập 1 - 2006).<br />
Câu 2: (1 điểm)<br />
Nêu ý nghĩa “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” , ( trích “ Truyền kì mạn lục ”<br />
của Nguyễn Dữ ).<br />
Câu 3: (3 điểm)<br />
Viết đoạn văn thuyết minh về tác hại nghiêm trọng của rác thải đối với môi trường<br />
sống hiện nay.<br />
Câu 4 : ( 5 điểm )<br />
Cảm nhận của anh (chị) về tâm trạng nhân vật Thuý Kiều trong đoạn thơ sau:<br />
“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,<br />
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.<br />
Khi sao phong gấm rủ là,<br />
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.<br />
Mặt sao dày gió dạn sương,<br />
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !<br />
Mặc người mưa Sở mây Tần,<br />
Những mình nào biết có xuân là gì ”.<br />
<br />
( Trích “ Nỗi thương mình” – Truyện Kiều – Nguyễn Du - SGK Ngữ văn 10, tập 2 - 2006).<br />
<br />
--------------------------------------Hết----------------------------------SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ<br />
<br />
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ<br />
<br />
NĂM HỌC 2010 -2011<br />
Môn : NGỮ VĂN 10<br />
<br />
CÂU<br />
Câu 1<br />
(1,0 điểm)<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu 1: Phép đối:<br />
Ta >< Người , Dại >< Khôn, Nơi vắng vẻ >< chốn lao xao<br />
Tác dụng: Nhấn mạnh sự lựa chọn ở ẩn của tác giả .<br />
<br />
Câu 2<br />
(1,0 điểm )<br />
<br />
Câu 3<br />
(3,0 điểm)<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
0,5 đ<br />
0,5 đ<br />
<br />
Câu 2:<br />
Đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
Đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
Câu 3:<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng :<br />
Đoạn văn không xuống dòng có câu chủ đề . Diễn đạt mạch lạc không<br />
có lỗi diễn đạt , lỗi chính tả , dùng từ trong sáng<br />
b. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Vận dụng phương pháp thuyết minh và trình bày theo nhiều cách<br />
miễn làm rõ được các ý chính sau:<br />
- Thực trạng rác thải xuất hiện nhiều : sinh hoạt con người , nhà 0,5 đ<br />
máy công nghiệp, nơi công cộng . Rác thải như: bao bì, chất thải<br />
nhà máy sản xuất, chất thải từ hố chất phân bón, chăn nuôi gia súc .<br />
- Tác hại nghiệm trọng : làm bẩn cảnh quan, làm ô nhiễm nguồn 1,0 đ<br />
nước, ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ,<br />
gây bệnh cho người …<br />
- Giải pháp khắc phục : kêu gọi cộng đồng có ý thức giử gìn vệ<br />
sinh , bỏ rác đúng nơi , xử lí rác thải đúng qui định, tuyên truyền 1,0 đ<br />
<br />