SỞ GD&ĐT BÀ RỊA VŨNG TÀU<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ II<br />
NĂM HỌC: 2014-2015<br />
Môn thi :NGỮ VĂN – LỚP 10<br />
Thời gian : 90 phút<br />
(không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Câu 1: (5,0 điểm)<br />
Trong một bức thư của người cha gửi cho thầy giáo dạy con trai mình, có đoạn viết<br />
như sau:<br />
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. […] Rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi<br />
này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian,<br />
tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do công<br />
sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…<br />
Xin thầy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến<br />
thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin thầy cho cháu biết được bí quyết<br />
của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những<br />
kẻ dễ bị đánh bại nhất…<br />
(Trích Xin thầy hãy dạy cho con tôi…, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, Tr.<br />
135)<br />
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:<br />
a. Trong đoạn trích trên, người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình những điều gì?<br />
(1,0 điểm)<br />
b. Nêu ý nghĩa của câu: xin thầy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô-la kiếm được do<br />
công sức của mình bỏ ra còn quý hơn nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố…<br />
(1,0 điểm)<br />
c. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên? (1,0 điểm)<br />
d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ của em<br />
về “cách chấp nhận thất bại”. (2,0 điểm)<br />
Câu 2: (5,0 điểm)<br />
Nét đặc sắc trong đoạn thơ sau đây:<br />
…Cậy em em có chịu lời,<br />
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.<br />
Giữa đường đứt gánh tương tư,<br />
Keo loan chấp mối tơ thưa mặc em.<br />
<br />
Kể từ khi gặp chàng Kim,<br />
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.<br />
Sự đâu sóng gió bất kì,<br />
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.<br />
Ngày xuân em hãy còn dài,<br />
Xót tình máu mủ thay lời nước non.<br />
Chị dù thịt nát xương mòn,<br />
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.<br />
(Trích Trao duyên, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, Tr. 104)<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
1<br />
<br />
a. Người cha đã xin thầy dạy cho con trai mình:<br />
<br />
1,0<br />
<br />
(5<br />
điểm)<br />
<br />
- Một đồng đô-la kiếm được do công sức của mình bỏ ra còn 1,0<br />
quý hơn<br />
1,0<br />
nhiều so với năm đô-la nhặt được trên hè phố.<br />
2,0<br />
- Cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến<br />
thắng.<br />
- Tránh xa sự đố kị.<br />
- Bí quyết của niềm vui thầm lặng.<br />
- Những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại<br />
nhất.<br />
b. Người cha muốn con trai mình hiểu được ý nghĩa, giá trị của<br />
sức lao<br />
động chân chính.<br />
c. Kể tên hai biện pháp tu từ:<br />
- Tương phản đối lập<br />
- Phép điệp<br />
d. Học sinh trình bày được các ý sau:<br />
- Thất bại là gì? Khi thất bại con người thường có những biểu<br />
hiện<br />
tiêu cực: chán nản, bỏ cuộc, cay cú,..<br />
- Liên hệ bản thân: Cần mạnh mẽ để vươn lên, không gục ngã,...<br />
Lưu ý: Giám khảo cho điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi<br />
bài<br />
viết có kết cấu đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt lưu loát, không<br />
mắc lỗi<br />
ngữ pháp, dùng từ, chính tả; có thái độ chân thành, nghiêm túc<br />
khi bày<br />
tỏ ý kiến.<br />
<br />
2<br />
(5<br />
điểm)<br />
<br />
a/ Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị 0,5<br />
luận về<br />
2,0<br />
một đoạn thơ; diễn đạt lưu loát, văn có xúc cảm tự nhiên, sâu<br />
sắc; đảm<br />
bảo quy định về dùng từ, đặt câu, chính tả.<br />
b/ Yêu cầu về kiến thức:<br />
1/ Mở bài: giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn<br />
trích.<br />
2/ Thân bài: Học sinh có nhiều hướng phân tích khác nhau,<br />
nhưng cần đáp ứng các ý sau đây:<br />
* Đặc sắc về nội dung:<br />
- Thấy được bi kịch của Kiều, phải lựa chọn giữa chữ tình và<br />
chữ hiếu; thân phận bất hạnh, nhân cách cao đẹp và sự thông<br />
minh sắc sảo của Kiều khi dùng lí lẽ vừa hợp tình, vừa hợp lí để<br />
thuyết phục Thúy Vân.<br />
- Lòng thương người vô hạn của tác giả Nguyễn Du.<br />
* Đặc sắc về nghệ thuật:<br />
- Nghệ thuật lựa chọn và sử dụng những từ đắc địa để miêu tả<br />
nội tâm và tính cách nhân vật: cậy, chịu, lạy, thưa,…<br />
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo.<br />
3/ kết luận: Nêu cảm nghĩ và mở rộng vấn đề.<br />
<br />
2,0<br />
<br />