intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nam Định

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

37
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu nhằm phục vụ cho các em học sinh đang ôn luyện kì thi cuối học kỳ 2. Hi vọng với Đề thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nam Định này các em sẽ ôn tập thật tốt và tự tin bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2014-2015 - Sở GD & ĐT Nam Định

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br /> <br /> KIỂM TRA HỌC KỲ II<br /> <br /> TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B<br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> <br /> NĂM HỌC 2014 – 2015<br /> MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12<br /> Thời gian làm bài: 120 phút,<br /> (không kể thời gian giao đề)<br /> <br /> Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2:<br /> .... “Với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con...Bỗng như có một bàn chân<br /> con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,và tôi vội quay mặt<br /> đi.Không,không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc<br /> trong chiêm bao đâu.Họ cũng khóc trong thực tại đấy.Cái chính ở đây là đừng làm tổn<br /> thương trái tim em bé,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi<br /> nóng bỏng lăn trên má anh”.<br /> Câu 1. Anh/ chị hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?(0.5 điểm)<br /> Câu 2. Nêu ý nghĩa chi tiết “những giọt nước mắt”? (0.5 điểm)<br /> Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 4:<br /> Mình về mình có nhớ ta<br /> Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng<br /> Mình về mình có nhớ không<br /> Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn<br /> Tiếng ai tha thiết bên cồn<br /> Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi<br /> Áo chàm đưa buổi phân li<br /> Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay<br /> (Việt Bắc -Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008)<br /> Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)<br /> Câu 4. Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai?<br /> (0,5 điểm)<br /> Phần II. Làm văn (8,0 điểm)<br /> Câu 1. (3,0 điểm)<br /> <br /> Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm<br /> nên sự cao quý cho nghề nghiệp.<br /> Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến<br /> trên.<br /> Câu 2. (5,0 điểm)<br /> Nhân vật trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) đều là những người con kiên<br /> cường, bất khuất trong công cuộc chống Mĩ cứu nước nhưng mỗi người lại mang<br /> những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên. Phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú,<br /> Dít để làm sáng tỏ.<br /> <br /> ĐÁP ÁN<br /> Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2:<br /> .... “Với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con...Bỗng như có một bàn chân<br /> con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,và tôi vội quay mặt<br /> đi.Không,không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc<br /> trong chiêm bao đâu.Họ cũng khóc trong thực tại đấy.Cái chính ở đây là đừng làm tổn<br /> thương trái tim em bé,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi<br /> nóng bỏng lăn trên má anh”.<br /> Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lôkhốp<br /> (0.5 điểm)<br /> Câu 2. Ý nghĩa chi tiết “những giọt nước mắt”: (0.5 điểm)<br /> Giọt nước mắt lặng lẽ quay đi để bảo toàn niềm vui cho con trẻ của người kể<br /> chuyện,cũng là giọt nước mắt Xô-cô-lốp âm thầm khóc trong đêm để Va-ni-a không<br /> bao giờ biết những bất hạnh thực sự đẫ đến với người bố yêu quý của mình.Đó là<br /> những giọt nước mắt của một truyền thống nhân ái yêu thương,quý trọng con người<br /> trong văn học Nga<br /> Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 4:<br /> Mình về mình có nhớ ta<br /> Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng<br /> Mình về mình có nhớ không<br /> Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn<br /> Tiếng ai tha thiết bên cồn<br /> Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi<br /> Áo chàm đưa buổi phân li<br /> Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay<br /> (Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008)<br /> Câu 3. Phương thức biểu đạt chính là phương thức biểu cảm. (0,5 điểm)<br /> Câu 4. Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai?<br /> (0,5 điểm)<br /> - Đại từ “mình”: nói về những người kháng chiến trở về Thủ đô.<br /> <br /> - Đại từ “ta”: nói về người dân Việt Bắc- những người ở lại.<br /> Phần II. Làm văn (8,0 điểm)<br /> Câu 1. (3,0 điểm)<br /> a. Yêu cầu về kĩ năng:<br /> Biết cách làm một bài văn nghị luận ngắn gọn (khoảng 600 từ) về một vấn đề tư<br /> tưởng đạo lí. Bài viết có cách viết rõ ràng, chặt chẽ, gọn gàng, lưu loát.<br /> b. Yêu cầu về kiến thức:<br /> Học sinh cần giải thích, bàn luận vấn đề. Trong quá trình bàn luận, học sinh có<br /> quyền trình bày quan điểm riêng của mình. Bài làm nên tổ chức theo hướng sau:<br /> - Giải thích :<br /> + Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.<br /> + Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ<br /> vị trí khác nhau trong xã hội.<br /> + Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những<br /> nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền<br /> của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại<br /> trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.<br /> - Bàn luận:<br /> + Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người vì<br /> * Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.<br /> * Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc<br /> sống, vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó<br /> nghề chân chính nào cũng đều cao quý cả.<br /> * Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối<br /> với đời sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy<br /> thuốc…<br /> + Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì<br /> * Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá<br /> trị của hoạt động nghề nghiệp.<br /> * Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có<br /> kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.<br /> <br /> * Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu<br /> nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những<br /> con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.<br /> * Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính<br /> tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề<br /> nghiệp của họ.<br /> - Bài học nhận thức và hành động:<br /> + Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề<br /> thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại<br /> trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay.<br /> + Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối… để<br /> kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn.<br /> + Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá<br /> trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại<br /> cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.<br /> + Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt<br /> (sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực,<br /> với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.<br /> + Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay<br /> nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp,<br /> giá trị bản thân.<br /> - Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà<br /> chính con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là<br /> một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang<br /> đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.<br /> c.Cách cho điểm:<br /> -Điểm 2,5-3:đáp ứng được các yêu cầu trên,có thể mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ,diễn<br /> đạt.<br /> -Điểm 1-2:đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên,còn mắc lỗi về dùng từ,diễn<br /> đạt...<br /> -Điểm 0 : hoàn toàn lạc đề ( hoặc không viết được gì ).<br /> Câu 3 (5 điểm):<br /> *Yêu cầu về kỹ năng:<br /> - Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2