SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II<br />
<br />
TRƯỜNG THPT TRỰC NINH B<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
NĂM HỌC 2014 – 2015<br />
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 120 phút,<br />
(không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2:<br />
.... “Với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con...Bỗng như có một bàn chân<br />
con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,và tôi vội quay mặt<br />
đi.Không,không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc<br />
trong chiêm bao đâu.Họ cũng khóc trong thực tại đấy.Cái chính ở đây là đừng làm tổn<br />
thương trái tim em bé,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi<br />
nóng bỏng lăn trên má anh”.<br />
Câu 1. Anh/ chị hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?(0.5 điểm)<br />
Câu 2. Nêu ý nghĩa chi tiết “những giọt nước mắt”? (0.5 điểm)<br />
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 4:<br />
Mình về mình có nhớ ta<br />
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng<br />
Mình về mình có nhớ không<br />
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn<br />
Tiếng ai tha thiết bên cồn<br />
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi<br />
Áo chàm đưa buổi phân li<br />
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay<br />
(Việt Bắc -Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008)<br />
Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)<br />
Câu 4. Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai?<br />
(0,5 điểm)<br />
Phần II. Làm văn (8,0 điểm)<br />
Câu 1. (3,0 điểm)<br />
<br />
Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm<br />
nên sự cao quý cho nghề nghiệp.<br />
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến<br />
trên.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
Nhân vật trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) đều là những người con kiên<br />
cường, bất khuất trong công cuộc chống Mĩ cứu nước nhưng mỗi người lại mang<br />
những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên. Phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú,<br />
Dít để làm sáng tỏ.<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2:<br />
.... “Với một nỗi buồn thấm thía tôi nhìn theo hai bố con...Bỗng như có một bàn chân<br />
con vật nào đó mềm mại nhưng móng sắc nhọn bóp lấy tim tôi,và tôi vội quay mặt<br />
đi.Không,không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc<br />
trong chiêm bao đâu.Họ cũng khóc trong thực tại đấy.Cái chính ở đây là đừng làm tổn<br />
thương trái tim em bé,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi<br />
nóng bỏng lăn trên má anh”.<br />
Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Số phận con người của nhà văn Sô-lôkhốp<br />
(0.5 điểm)<br />
Câu 2. Ý nghĩa chi tiết “những giọt nước mắt”: (0.5 điểm)<br />
Giọt nước mắt lặng lẽ quay đi để bảo toàn niềm vui cho con trẻ của người kể<br />
chuyện,cũng là giọt nước mắt Xô-cô-lốp âm thầm khóc trong đêm để Va-ni-a không<br />
bao giờ biết những bất hạnh thực sự đẫ đến với người bố yêu quý của mình.Đó là<br />
những giọt nước mắt của một truyền thống nhân ái yêu thương,quý trọng con người<br />
trong văn học Nga<br />
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 3 đến Câu 4:<br />
Mình về mình có nhớ ta<br />
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng<br />
Mình về mình có nhớ không<br />
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn<br />
Tiếng ai tha thiết bên cồn<br />
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi<br />
Áo chàm đưa buổi phân li<br />
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay<br />
(Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008)<br />
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính là phương thức biểu cảm. (0,5 điểm)<br />
Câu 4. Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai?<br />
(0,5 điểm)<br />
- Đại từ “mình”: nói về những người kháng chiến trở về Thủ đô.<br />
<br />
- Đại từ “ta”: nói về người dân Việt Bắc- những người ở lại.<br />
Phần II. Làm văn (8,0 điểm)<br />
Câu 1. (3,0 điểm)<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Biết cách làm một bài văn nghị luận ngắn gọn (khoảng 600 từ) về một vấn đề tư<br />
tưởng đạo lí. Bài viết có cách viết rõ ràng, chặt chẽ, gọn gàng, lưu loát.<br />
b. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Học sinh cần giải thích, bàn luận vấn đề. Trong quá trình bàn luận, học sinh có<br />
quyền trình bày quan điểm riêng của mình. Bài làm nên tổ chức theo hướng sau:<br />
- Giải thích :<br />
+ Nghề nghiệp là công việc chuyên môn, làm theo sự phân công lao động của xã hội.<br />
+ Phân công xã hội ngày càng nhiều, càng sâu nên xã hội có nhiều ngành nghề và giữ<br />
vị trí khác nhau trong xã hội.<br />
+ Xã hội thường xuyên phát triển; có nghề nghiệp mới phát sinh nhưng cũng có những<br />
nghề nghiệp phải bị tàn lụi. Do đó có nghề dễ mang lại sự thành công (danh tiếng, tiền<br />
của, địa vị…) nhưng cũng có nghề không được như vậy. Cho nên dẫn đến sự tồn tại<br />
trong xã hội quan niệm về sự cao quý, sang hèn, tốt xấu… trong nghề nghiệp.<br />
- Bàn luận:<br />
+ Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người vì<br />
* Mỗi nghề đều có đặc điểm, vị trí riêng trong cuộc sống xã hội.<br />
* Nghề nghiệp nảy sinh từ nhu cầu xã hội, do đó mọi nghề đều cần thiết cho cuộc<br />
sống, vì thế mỗi nghề đều có vai trò không thể thiếu được trong đời sống xã hội, do đó<br />
nghề chân chính nào cũng đều cao quý cả.<br />
* Tuy nhiên do đặc trưng riêng của một số ngành nghề, do ý nghĩa đặc biệt của nó đối<br />
với đời sống, một số ngành nghề được đặc biệt biểu dương: nghề dạy học, nghề thầy<br />
thuốc…<br />
+ Mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp vì<br />
* Con người là chủ thể của hoạt động nghề nghiệp, có tính chất quyết định đối với giá<br />
trị của hoạt động nghề nghiệp.<br />
* Con người có giá trị tự thân, chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy có<br />
kẻ tốt, người xấu, chính vì thế điều này tạo nên giá trị của nghề nghiệp.<br />
<br />
* Trong những ngành nghề được biểu dương đặc biệt vẫn có những “con sâu làm rầu<br />
nồi canh”. Trong những ngành nghề do bị thành kiến mà bị coi thường vẫn có những<br />
con người cao quý, có cách hành xử được mọi người ngưỡng mộ, ca ngợi.<br />
* Làm rõ tại sao con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp (dẫn chứng). Chính<br />
tư cách và đức hạnh sáng ngời của con người làm cho người khác phải tôn trọng nghề<br />
nghiệp của họ.<br />
- Bài học nhận thức và hành động:<br />
+ Cần nhận thức: không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề<br />
thấp hèn. Cần phê phán quan niệm phân biệt này vì nó không đúng đắn, nó tồn tại<br />
trong xã hội phong kiến ngày xưa và không nên tiếp tục trong cuộc sống ngày nay.<br />
+ Cần thấy những việc làm không chính đáng: ví dụ như trộm cướp, gian dối… để<br />
kiếm sống không phải là nghề nghiệp chân chính như chúng ta đang bàn.<br />
+ Cần thấy giá trị đúng đắn của nghề nghiệp; nghề nghiệp chân chính nào cũng có giá<br />
trị và đều đáng được trân trọng. “Giá trị của một con người là lợi ích của họ mang lại<br />
cho người khác chứ không phải là nghề nghiệp của họ”.<br />
+ Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề. Không nên chạy theo quan điểm hời hợt<br />
(sang hèn…) về nghề nghiệp của một số người. Cần chọn nghề phù hợp với năng lực,<br />
với ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.<br />
+ Với nghề nghiệp cần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, chuyên tâm rèn luyện tay<br />
nghề, giữ gìn lương tâm nghề nghiệp, trao dồi đạo đức để làm hiển vinh nghề nghiệp,<br />
giá trị bản thân.<br />
- Tổng kết : “Không phải nghề nghiệp mang đến sự cao quý cho con người mà<br />
chính con người mang đến sự cao quý cho nghề nghiệp” là một ý kiến đúng đắn, nó là<br />
một lời khuyên, một lời nhắc nhở đối với mọi người nhất là đối với thanh niên đang<br />
đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.<br />
c.Cách cho điểm:<br />
-Điểm 2,5-3:đáp ứng được các yêu cầu trên,có thể mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ,diễn<br />
đạt.<br />
-Điểm 1-2:đáp ứng được một nửa những yêu cầu trên,còn mắc lỗi về dùng từ,diễn<br />
đạt...<br />
-Điểm 0 : hoàn toàn lạc đề ( hoặc không viết được gì ).<br />
Câu 3 (5 điểm):<br />
*Yêu cầu về kỹ năng:<br />
- Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học.<br />
<br />