intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

32
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485 nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2018 - THPT Phạm Văn Đồng - Mã đề 485

  1. SỞ GD & ĐT ĐĂK NÔNG ĐỀ THI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG MÔN: SINH – 11 Thời gian làm bài 45phút Mã đề thi 485 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... S ố BD: ............................. I. TRẮC NGHIỆM (8.0 đ) Câu 1: Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu. A. Tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ. B. Tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao. C. Phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ. D. Phôi được bảo vệ trong hạt và quả. Câu 2: Loài nào sau đây con đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bôi (n). A. Ong mật. B. Cá. C. Gà. D. Chim. Câu 3: Người ta nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Đây là hình thức: A. Nuôi mô sống. B. Sinh sản phân mảnh. C. Nhân bản vô tính. D. Dị ghép Câu 4: Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là: A. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi  làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng. B. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi  làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng chín và rụng. C. Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi  làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng. D. Làm giảm nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi  làm tăng tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng. Câu 5: Các hooc môn ức chế sinh trưởng gồm: A. Auxin, gibêrelin. B. Êtilen, gibêrelin. C. Auxin, êtilen. D. Êtilen, axit abxixic. Câu 6: Loại hooc môn kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày lên đồng thời ức chế tuyến yên và vùng dưới   đồi. A. FSH và GH. B. Progesteron và ơstrogen. C. FSH và Progesteron. D. FSH và LH. Câu 7: Nội nhũ có bộ nhiễm sắc thể là. A. 2n. B. 4n. C. 3n. D. 1n. Câu 8: Quá trình hình thành túi phôi diễn ra gồm. A. Quá trình giảm phân và hai lần nguyên phân tạo thành 8 tế bào trong túi phôi. B. Quá trình giảm phân và ba lần nguyên phân tạo thành 7 tế bào trong túi phôi. C. Quá trình giảm phân và một lần nguyên phân tạo thành 8 tế bào trong túi phôi. D. Quá trình giảm phân và ba lần nguyên phân tạo thành 8 tế bào trong túi phôi. Câu 9: Hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống. A. Testosteron  và  Juvenin. B. Juvenin và tizozin. C. Testosteron  và  ecđixơn. D. Juvenin và ecđixơn. Câu 10: Loài nào sau đây có hình thức sinh sản khác với các loài còn lại. A. Trùng amip. B. Trùng đế giày. C. Thủy tức. D. Trùng roi. Câu 11: Mô phân sinh là: A. Là một nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng giảm phân. B. Là một nhóm tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng giảm phân. C. Là một nhóm tế bào đã phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. D. Là một nhóm tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân. Câu 12: Loại hooc môn nào sau đây được sử dụng để kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết? A. Êtilen. B. Auxin. C. Gibêrelin. D. Axit abxixic. Câu 13: Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là: A. Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số. B. Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 485
  2. C. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình. D. Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số. Câu 14: Trứng gà có bộ nhiễm sắc thể là. A. 3n. B. 2n. C. 1n. D. 1n hoặc 2n. Câu 15: Động vật nào sau đây có quá trình phát triển khác với các con còn lại. A. Ếch. B. Bọ rùa. C. Bọ cánh cam. D. Châu chấu. Câu 16: Hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái là. A. Sinh sản thân rễ. B. Sinh vô tính. C. Sinh sản bằng bào tử . D. Sinh sản sinh dưỡng. Câu 17: Cây cà chua ra hoa khi nào? A. Khi được 13 lá. B. Khi được 14 lá. C. Khi được 17 lá. D. Khi được 15 lá. Câu 18: Biện pháp hữu hiệu nhất để điều khiển tỉ lệ đực cái ở động vật là. A. Tách riêng tinh trùng X và Y rồi cho thụ tinh nhân tạo. B. Tiêm hooc môn sinh dục cho động vật mang thai. C. Sử dụng thức ăn  phù hợp. D. Chọn thời điểm thích hợp để phối giống tự nhiên. Câu 19: Tác dụng của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là: A. Thúc quả chóng chín, rụng lá, ra hoa tạo quqr . B. Sinh trưởng chiều cao, tăng tốc độ phân giải tinh bột, ra hoa, tạo quả. C. Nảy mầm của hạt, chồi, sinh trưởng chiều cao, ra hoa, tạo quả. D. Nảy mầm của hạt, chồi, sinh trưởng chiều cao, tăng tốc độ phân giải tinh bột. Câu 20: Loại mô nào làm tăng đường kính thân của cây lấy gỗ. A. Mô phân sinh ngọn. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh đỉnh. Câu 21: Ý nào không đúng với sinh đẻ có kế hoạch? A. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái. B. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. C. Điều chỉnh thời điểm sinh con. D. Điều chỉnh về số con. Câu 22: Ba giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở động vật theo thứ tự là: A. Hình thành tinh trùng, trứng  thụ tinh thành hợp tử  phát triển phôi. B. Thụ tinh tạo hợp tử  phôi phát triển thành cá thể mới. C. Hình thành tinh trùng  hình thành trứng  thụ tinh. D. Thụ tinh  phát triển phôi thai  hình thành cơ thể mới. Câu 23: Ở người lớn tăng tiết hooc môn GH gây ra hiện tượng nào sau đây. A. Béo phì và huyết áp. B. Huyết áp cao và gút. C. Tăng mạnh về chiều cao. D. To các đầu xương chi. Câu 24: Tại sao cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành, vì: A. Tránh sâu bệnh gây hại. B. Dễ trồng và ít tốn công  chăm sóc. C. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch quả. D. Ít tốn diện tích đất trồng. Câu 25: Trong quá trình điều hòa sinh tinh trùng và sinh trứng tuyến yên tiết ra những hoocmôn nào? A. FSH và LH. B. Prôgestêron và GnRH. C. Prôgestêron và Ơstrôgen. D. FSH và Ơstrôgen. Câu 26: Hooc môn ra hoa ( florigen ) được tổng hợp ở. A. Lá. B. Đỉnh sinh trưởng. C. Ở thân. D. Ở thân cây. Câu 27: Xuân hóa là: A. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào độ ẩm. B. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào quang chu kỳ. C. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ. D. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào ánh sáng. Câu 28: Đối với cây thu hoạch lấy lá thì người trồng sẽ điều khiển: A. Sinh trưởng nhanh, phát triển nhanh. B. Sinh trưởng nhanh, phát triển chậm. C. Sinh trưởng chậm, phát triển nhanh. D. Sinh trưởng chậm, phát triển chậm. Câu 29: Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản A. Giản đơn. B. Bào tử. C. sinh dưỡng. D. Hữu tính. Câu 30: Trong cơ chế điều hòa sinh tinh tuyến yên tiết ra hoc môn FSH có tác dụng:                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 485
  3. A. Kích thích ống sinh tinh sản xuất ra testosteron. B. Kích thích tế bào kẽ tiết ra hooc môn progesteron C. Kích thích ống sinh tinh sản xuất ra tinh trùng. D. Kích thích tế bào kẽ tiết ra hooc môn testosteron. Câu 31: Loài nào sau đây có hình thức thụ tinh khác với loài còn lại. A. Ếch. B. Cá. C. Cóc . D. Giun đất. Câu 32: Trẻ em bị bệnh còi xương thường được bác sĩ khuyên dùng vitamin D vì chất này. A. Có tác dụng tương tự canxi B. Là thành phần cấu tạo của tủy xương. C. Tham gia vào quá trình chuyển hóa caxi. D. Tham gia vào thành phần cấu tạo của xương. II. TỰ LUẬN (2.0 đ) Câu 1: (1.0 đ) Thế nào là sinh sản vô tính ở thực vật? Trình bày quá trình hình thành hạt phấn? Câu 2: (1.0 đ) Nêu ưu điểm của sinh sản vô tính? ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2