ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2011<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 (CB)<br />
Trường THPT Vĩnh Thạnh<br />
<br />
CÂU 1: (2 điểm)<br />
Trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) có câu:<br />
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy<br />
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi …<br />
Theo anh (chị) mùa xuân ấy là mùa xuân năm nào? Năm đó giúp người đọc hiểu gì<br />
thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?<br />
CÂU 2:(8 điểm)<br />
Phân tích vẻ đẹp con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn<br />
Tuân.<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
CÂU<br />
1:<br />
<br />
- Mùa xuân ấy là mùa xuân năm 1947<br />
<br />
0,5 đ<br />
<br />
- Năm 1947, đoàn binh Tây Tiến được thành lập, có nhiệm vụ 0,5 đ<br />
phối hợp cùng bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh<br />
tiêu hao lực lượng Pháp ở Thượng Lào và vùng Tây bắc Việt<br />
Nam.<br />
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thnah niên Hà Nội, trong đó 0,5 đ<br />
có nhiều học sinh, sinh viên (trong đó có Quang Dũng). Đoàn<br />
quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa<br />
Bình thành lập Trung đoàn 52<br />
- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời 0,5 đ<br />
xa đơn vị cũ không bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, nhà thơ sáng<br />
tác bài thơ Tây Tiến<br />
<br />
CÂU<br />
2<br />
<br />
Phân tích vẻ đẹp con sông Đà trong tùy bút Người lái đò sông<br />
Đà của Nguyễn Tuân<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Biết cách làm bài văn nghị luận về một hình tượng văn học<br />
trong tác phẩm văn xuôi, luận điểm rõ ràng, kết cấu chặt chẽ,<br />
dẫn chứng tiêu biểu, diễn đạt sáng rõ, có cảm xúc; không mắc<br />
các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở nắm vững văn bản Ngưới lái đò sông Đà (SGK)<br />
của nhà văn Nguyễn Tuân, học sinh phân tích các chi tiết để<br />
thấy rõ vẻ đẹp con sông Đà, một con sông có hai tính cách trái<br />
ngược nhau. Từ đó cảm nhận được tình yêu mến, sự gắn bó<br />
thiết tha của nàh văn Nguyễn Tuân đối với sông nước Tổ<br />
quốc. Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng<br />
cần làm rõ các ý sau:<br />
<br />
- Giới tiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hình ảnh con sông Đà<br />
<br />
1,0<br />
<br />
- Con sông Đà hung bạo, dữ dằn: sông Đà hiện lên như loài 2,5<br />
thủy khổng lồ, vô cùng độc dữ và nham hiểm, sẵn sàng ăn<br />
chết với con thuyền và người lái đò (phân tích cảnh hùng vĩ,<br />
dữ dội của dòng sông như: cảnh đá dựng thành vách, có<br />
những đoạn chẹt lòng sông như một cái yết hầu, cảnh nước xô<br />
đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè..,<br />
những cái hút nước hết sức ghê rợn; những trùng vi thạch trận<br />
vô cùng nham hiểm...)<br />
- Con sông Đà thơ mộng, trữ tình<br />
<br />
2,5<br />
<br />
Phân tích các chi tiết: sông Đà uốn lượn như một mái tóc<br />
người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm; nước sông Đà biến đổi<br />
theo mùa; cảnh hai bên bờ sông Đà yên ả, tĩnh lặng thơ mộng<br />
nhưng tràn đầy sức sống ...<br />
- Đánh giá chung:<br />
<br />
2,0<br />
<br />
Qua hình ảnh con sông Đà thấy được ngòi bút tài hoa, uyên<br />
bác của nhà văn; cảm nhận được tình yêu mến, gắn bó với<br />
thiên nhiên đất nước của Nguyễn Tuân.<br />
*Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đáp ứng cả hai yêu<br />
cầu về kĩ năng và kiến thức.<br />
<br />
-------------HẾT------------<br />
<br />