ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2011<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12<br />
Trường THPT Võ Giữ<br />
<br />
Câu 1( 2.0 điểm):<br />
Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị tư tưởng bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu.<br />
Câu 2 (3.0 điểm):<br />
Em hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ), trình bày suy nghĩ của mình về<br />
câu nói sau: Trong Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003,<br />
Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS, không có khái niệm chúng ta<br />
và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.<br />
(Ngữ văn 12, Cơ bản, tập một, NXB Giáo dục)<br />
Câu 3 (5.0đ):<br />
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh để làm rõ vẻ đẹp<br />
tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
Nêu hoàn cảnh sáng tác và giá trị tư tưởng bài thơ “Việt 2.0<br />
Bắc” của Tố Hữu.<br />
điểm<br />
a/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng<br />
nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau<br />
đây:<br />
- Việt Bắc là bài thơ được Tố Hữu viết vài tháng 10 năm 1.0<br />
1954 sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã hoàn toàn điểm<br />
thắng lợi. Nhân sự kiện chính trị lớnlà các cơ quan Trung<br />
ương Đảng và Chính phủ từ chiến khu Việt Bắc trở về thủ<br />
đô Hà Nội, Tố Hữu làm bài thơ để nói lên tình càm thắm<br />
thiết của mình với Việt Bắc quê hương của cách mạng.<br />
- Việt Bắc không chỉ là tình cảm riêng của Tố Hũu mà con 0.5<br />
tiêu biểu cho tình cảm cao đẹp của những con người kháng điểm<br />
chiến đối với Việt Bắc, đối với nhân dân và đất nước.<br />
- Bài thơ là khúc hát ân tình thuỷ chung giữa những con 0.5<br />
người cách mạng kháng chiến với Việt Bắc và giữa nhân điểm<br />
dân Việt Bắc với cách mạng, thể hiện truyền thống đạo lí<br />
thuỷ chung, giàu ân nghĩa của dân tộc.<br />
b/ Cách cho điểm.<br />
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi<br />
nhỏ về diễn đạt.<br />
- Điểm 1: Trình bày được ½ yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn<br />
đạt.<br />
- Điểm 0: Không làm.<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Em hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 chữ), trình 3.0<br />
bày suy nghĩ của mình về câu nói sau: Trong Thông điệp<br />
<br />
nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12 – 2003, Cô- điểm<br />
phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS,<br />
không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im<br />
lặng đồng nghĩa với cái chết”.<br />
a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn<br />
nghị luận xã hội, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,<br />
không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng<br />
nhiều cách khác nhau theo ý riêng của mình, song cần nêu<br />
được các ý chính sau đây:<br />
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Trích dẫn câu nói của Cô- 0.25đ<br />
phi An-nan.<br />
- Nêu rõ hiện tượng:<br />
<br />
1.0đ<br />
<br />
+ Thực trạng của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới nói<br />
chung và Việt Nam nói riêng: tốc độ lây nhiễm, con đường<br />
lây nhiễm, mức độ lây nhiễm,…<br />
+ Thái độ của mọi người với những bệnh nhân nhiễm<br />
HIV/AIDS còn có kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử.<br />
- Nêu giải pháp:<br />
<br />
1.5đ<br />
<br />
+ Phê phán những hành động kì thị, ngăn cách, phân biệt<br />
đối xử với những bệnh nhân nhiễm HIV.Từ đó, kêu gọi mọi<br />
người phải từ bỏ thái độ kì thị, ngăn cách, phân biệt đối xử<br />
với những người nhiễm HIV (không có khái niệm chúng ta<br />
và họ).<br />
+ Phải có hành động tích cực, cụ thể bởi im lặng đồng<br />
nghĩa với cái chết.<br />
+ Trách nhiệm của học sinh để góp phần phá vỡ sự ngăn<br />
cách giữa mọi người và người bị nhiễm HIV: tuyên truyền,<br />
vận động, hành động cụ thể,…<br />
- Bày tỏ suy nghĩ của người viết.<br />
<br />
0.25đ<br />
<br />
c/ Cách cho điểm:<br />
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi<br />
nhỏ về diễn đạt.<br />
- Điểm 2: Trình bày được ½ yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn<br />
đạt.<br />
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.<br />
- Điểm 0: Lạc đề.<br />
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu<br />
cầu về kĩ năng và kiến thức.<br />
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ “Sóng” của Xuân 5.0<br />
Quỳnh để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình điểm<br />
yêu.<br />
Câu 3<br />
<br />
a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn<br />
nghị luận về một bài thơ; phân tích hình tượng nghệ thuật<br />
trong một tác phẩm trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn<br />
đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.<br />
b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Xuân<br />
Quỳnh và bài thơ Sóng, học sinh biết cách chọn phân tích<br />
những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn<br />
người phụ nữ trong tình yêu của nhân vật trữ tình. Bày viết<br />
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu<br />
bật những ý chính sau:<br />
- Nêu vấn đề cần nghị luận.<br />
<br />
0.5điểm<br />
<br />
- Phân tích hình tượng sóng để thấy vẻ đẹp tâm hồn 4.0<br />
điểm<br />
người phụ nữ trong tình yêu.<br />
+ Âm điệu trữ tình được dệt lên bằng hình tượng sóng. Qua 0.5điểm<br />
hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả cụ thể, sinh động<br />
những trạng thái, cung bậc tình cảm khác nhau của người<br />
phụ nữ nhân hậu, khát khao yêu thương và hướng tới tình<br />
yêu cao cả, lớn lao.<br />
<br />
+ Thể hiện một tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, một nỗi nhớ da 1.0điểm<br />
diết (chiếm lĩnh cả thời gian và không gian; chiều rộng và<br />
chiều sâu…): “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt<br />
nước … Lòng em nhớ đến anh -Cả trong mơ còn thức”.<br />
+ Luôn hướng về một tình yêu chung thuỷ son sắt. (“Nơi 1.0điểm<br />
nào em cũng nghĩ - Hướng về anh một phương).<br />
+ Khát vọng có một tình yêu vĩnh hằng, bất tử: (“Làm sao 1.0điểm<br />
được tan ra – Thành trăm con sóng nhỏ - Giữ biển lớn tình<br />
yêu - Để ngàn năm còn vỗ”).<br />
+ Đặc sắc nghệ thuật: ẩn dụ (mượn hình tượng sóng để thể 0.5điểm<br />
hiện tình yêu một cách sinh động, gợi cảm); thể thơ năm<br />
chữ với nhịp điệu linh hoạt, nhịp nhàng gợi âm vang của<br />
sóng; ngôn từ giản dị, trong sáng, hình ảnh thơ giàu sức gợi.<br />
- Đánh giá chung: Qua hình tượng sóng và cả bài thơ 0.5điểm<br />
chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ<br />
trong tình yêu; một tình yêu hiện đại, mới mẻ nhưng vẫn<br />
không tách rời truyền thống.<br />
c/ Cách cho điểm.<br />
- Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, có thể còn<br />
mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.<br />
- Điểm 3: Trình bày được ½ yêu cầu nêu trên, còn mắc một<br />
vài lỗi diễn đạt.<br />
- Điểm 1: Phấn tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.<br />
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.<br />
* Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu<br />
cầu về kĩ năng và kiến thức.<br />
<br />