intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 4)

Chia sẻ: Mai Mai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

46
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn Đề thi học kì I lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 4) giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2013 môn Ngữ văn (Đề số 4)

ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2013<br /> <br /> ĐỀ SỐ 4<br /> <br /> MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12<br /> Thời gian: 90 phút<br /> <br /> Câu 1 (2,0 điểm) Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời, đối tượng và mục đích của văn bản<br /> “Tuyên ngôn Độc lập” (Hồ Chí Minh).<br /> Câu 2 (3,0 điểm) Nhà văn Nga M. Gor-ki nói : “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ<br /> mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”.<br /> Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về giá<br /> trị của việc đọc sách.<br /> Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang<br /> Dũng :<br /> Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa<br /> Kìa em xiêm áo tự bao giờ<br /> Khèn lên man điệu nàng e ấp<br /> Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ<br /> Người đi Châu Mộc chiều sương ấy<br /> Có thấy hồn lau nẻo bến bờ<br /> Có nhớ dáng người trên độc mộc<br /> Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.<br /> <br /> ĐÁP ÁN<br /> Câu 1 (2,0 điểm)<br /> Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời, đối tượng và mục đích của văn bản “Tuyên<br /> ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br /> a) Hoàn cảnh ra đời (1 điểm)<br /> - “Tuyên ngôn Độc lập” được Hồ Chí Minh viết tại căn nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội),<br /> ngay sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2 – 9 – 1945, tại quảng<br /> trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,<br /> đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” trước hàng chục vạn đồng bào.<br /> Lúc này, cuộc chiến tranh thế giới lần II vừa kết thúc. Thực dân Pháp theo chân quân<br /> Đồng Minh vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật, với ý đồ tái chiếm Việt Nam.<br /> - Đối tượng (0,5 điểm) : không những là đồng bào cả nước, mà còn là nhân dân thế giới –<br /> và trước hết là các nước Đồng Minh.<br /> - Mục đích (0,5 điểm) : không chỉ là tuyên bố quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam<br /> mà còn nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp, tranh thủ sự đồng tình của dư<br /> luận quốc tế.<br /> Câu 2 (3,0 điểm)<br /> Suy nghĩ về giá trị của việc đọc sách từ câu nói của nhà văn Nga M. Gor-ki nói :<br /> “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên<br /> tới gần con người”.<br /> 1. Yêu cầu về kĩ năng : học sinh cần biết cách làm một bài văn nghị luận về một tư<br /> tưởng, đạo lí, biết xây dựng bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, ít<br /> mắc các lỗi thông thường.<br /> 2. Yêu cầu về nội dung : học sinh cần có các bước nghị luận sau :<br /> 1. Giải thích ý kiến : (0,5 điểm)<br /> - Về nội dung trực tiếp : sách giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống xứng đáng với<br /> danh hiệu Con Người.<br /> - Về thực chất : khẳng định giá trị của sách và việc đọc sách.<br /> 2. Bàn luận về giá trị của sách và việc đọc sách :<br /> a) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người. (0,5 điểm)<br /> <br /> - Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.<br /> - Sách là kết quả của lao động trí tuệ.<br /> - Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian.<br /> b) Tác dụng của sách và việc đọc sách : (1,0 điểm)<br /> - Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ<br /> bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi.<br /> - Sách giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai và phải làm gì để sống<br /> cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và<br /> khát vọng, giúp con người vươn lên sống xứng đáng với danh hiệu Con Người – biết yêu<br /> Cái Đẹp và lẽ phải.<br /> - Những vĩ nhân của nhân loại đều vươn lên ánh sáng văn hóa bằng con đường đọc sách –<br /> tự học qua sách.<br /> - Đọc sách là một cách giải trí lành mạnh và bổ ích.<br /> c) Phê phán hiện tượng lười đọc sách, đọc sách thiếu lựa chọn. (0,5 điểm)<br /> 3. Bài học nhận thức và hành động : (0,5 điểm)<br /> - Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách để đọc, biết học hỏi và làm theo<br /> những điều tốt đẹp trong sách.<br /> - Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vở thì vẫn chưa đủ mà phải biết học cả<br /> trong thực tế cuộc sống.<br /> Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng :<br /> Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa<br /> …<br /> Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.<br /> 1. Yêu cầu về kĩ năng : học sinh cần biết cách làm một bài văn nghị luận phân tích một<br /> đoạn thơ, biết xây dựng bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, ít mắc<br /> các lỗi thông thường.<br /> 2. Yêu cầu về nội dung : bài làm cần đạt được các yêu cầu sau :<br /> 1) Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”<br /> 2) Cảm nhận về đoạn thơ :<br /> <br /> - Đoạn thơ thể hiện những hoài niệm đẹp về núi rừng và con người Tây Tiến. Đọng lại<br /> sâu sắc nhất trong nỗi nhớ vẫn là vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật và con người Tây Bắc.<br /> Đoạn thơ gồm hai cảnh : cảnh đêm liên hoan ở doanh trại và cảnh sông nước Châu Mộc.<br /> - Cảnh đêm liên hoan văn nghệ hiện ra trong bốn câu thơ đầu :<br /> Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa<br /> Kìa em xiêm áo tự bao giờ<br /> Khèn lên man điệu nàng e ấp<br /> Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ<br /> Đêm liên hoan văn nghệ bên ánh lửa bập bùng, trong trí tưởng tượng của người lính, đã<br /> trở thành hội đuốc hoa đẹp lộng lẫy như môt đêm hoa đăng trong huyền thoại. Và bên<br /> ánh lửa, người con gái Tây Bắc hiện ra với trang phục độc đáo trước ánh mắt chiêm<br /> ngưỡng đầy ngỡ ngàng và vui sướng của người lính. Trí tưởng tượng lãng mạn đã tô<br /> điểm hình ảnh ấy trở thành một người đẹp trong đêm hoa đăng với “xiêm áo” rực rỡ.<br /> Người lính thả hồn theo hình ảnh người con gái Tây Bắc dịu dàng mà tình tứ trong tiếng<br /> khèn và vũ điệu độc đáo. Từ trang phục đến âm nhạc và vũ điệu, tất cả làm nên một<br /> không khí lãng mạn đậm màu sắc phương xa xứ lạ, hấp dẫn những chàng lính trẻ hào<br /> hoa.<br /> - Bốn câu thơ tiếp theo là một bức tranh sông nước đầy chất thơ của núi rừng Tây Bắc :<br /> Người đi Châu Mộc chiều sương ấy<br /> Có thấy hồn lau nẻo bến bờ<br /> Có nhớ dáng người trên độc mộc<br /> Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.<br /> Đó là những câu thơ đầy chất nhạc, chất họa. Ngòi bút tài hoa của Quang Dũng vừa tả<br /> được cái mênh mang quạnh vắng của cảnh sông nước một chiều sương, vừa tả được cái<br /> đẹp duyên dáng, tình tứ, hài hoà giữa thiên nhiên và con người Tây Bắc. Một dáng người,<br /> một dáng hoa, một dáng thuyền độc mộc,… tất cả đã gợi nên một cảm giác nhẹ nhàng<br /> thanh thoát.<br /> - Đoạn thơ này không còn những nét bút mạnh mẽ gân guốc mà chỉ có những nét mềm<br /> mại diễn tả cái đẹp tươi mát, dịu dàng. Lời thơ giàu chất nhạc, chất họa.<br /> 3) Tiêu chuẩn cho điểm:<br /> Điểm 5 : nội dung phong phú, diễn đạt có hình ảnh, có cảm xúc.<br /> Điểm 4 : nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy.<br /> <br /> Điểm 3 : nội dung tương đối đầy đủ, diễn đạt rõ ý.<br /> Điểm 1 – 2 : nội dung sơ sài, diễn đạt luộm thuộm.<br /> Điểm 0 : không viết được gì, hoặc viết được một đoạn mà không rõ ý gì.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2